Câu chuyện là một ẩn dụ thơ mộng kêu gọi sự đồng cảm chứ không rao giảng. Nhẹ nhàng, day dứt và khơi gợi. Mọi phân tích chi li sẽ làm tan biến hết những ân tình trong đó. Nên chăng chỉ là hoạ lại đôi lời lan man về những đồng vọng xa xăm…
* Sa mạc và viễn tượng.
-Sa mạc là một cái gì đó quá đỗi xa cách với người châu Âu kia. Xét cho cùng, cả Tây Âu chỉ là một mom nhỏ chật hẹp của Đại lục. Có ở trên cánh bay mới nhận rõ điều ấy. Sa mạc làm con người ý thức thật rõ ràng sự nhỏ bé, hữu hạn, mong manh của mình. Trong sa mạc, thường khi anh đối diện với mênh mông, cũng chính là lúc anh nhận ra chính mình. Sự khắc nghiệt của sa mạc, những hiểm nguy rình rập, sự sinh tồn của mình đây, nhỏ bé, phập phồng, phiêu hốt, hơn bao giờ được mình ý thức đến vậy. Không còn là lối ý thức ơ hờ làm dáng mà là ý thức toàn thể, đòi hỏi những hành động thích đáng. Một cơn khát kịch liệt, một lần lạc lối, là những nét vẽ lên chính sự tồn tại của ta.
- Người sống ở sa mạc sẽ phải học giản đơn: mọi thứ đều tối thiểu. Không cần màu mè-nước sạch là quý nhất. Hành trang tối thiểu và thiết thân. Luôn luôn hành động xác đáng, không làm những việc thừa thãi. Luôn luôn đứng trước bất trắc, nghi ngẫu khiến người ta luôn quả quyết. Giá trị cuộc sống ở sự vĩnh hằng trong khoảnh khắc và trong hành động. Cái chết luôn cụ thể và hiển hiện. Con người có được cái khoái cảm của sự run sợ pha trộn trong sự rung động toàn thân trong sự hiện hữu của mình.
- Sa mạc có những ảo ảnh. Những ảo ảnh làm người ta chết phi lý. Chỉ phút chót mới nhận ra được. Người trong sa mạc phải tự vấn mình để tự chọn lấy một quyết định. Quyết định ấy là sống hoặc là chết.
- Chính tất cả những điều ấy tạo lên sự quyến rũ của sa mạc. “Hy vọng” là tất cả những gì người ta có được ở đây. Nó làm con người ta hướng tới sự sống tha thiết hơn. Sau mỗi đụn cát vô tận luôn ẩn chứa những giếng nước ngọt. Không ở nơi đâu, con người đi giữa hiểm nguy lại xen lẫn nhiều hy vọng đến như vậy.
- Và, ở sa mạc, cuối cùng, nếu phải gục ngã, anh phải học cách mỉm cười và ra đi một mình-giữa mênh mông. Trong giờ phút ấy-những điều gì sẽ quay lại với ta?
- Chính con người, với tình yêu, trí tưởng tượng đã làm sa mạc trở thành khả dĩ với sự sống. Nếu bạn ở giữa sa mạc, bạn không còn hy vọng, không còn tin vào một nguồn nước-nghĩa là bạn đã chết ngay khi còn bước đi. Con người hãy sống với một tâm thế khác-ta sẽ hưởng được nhiều hơn trong cùng một ngày của một cuộc đời. Sự đời vốn có nhiều lối để nhìn. Và niềm tin, sự tương giao là hạnh phúc của ta.
* Kiến thức, hiểu biết và trải nghiệm sống.
- Những kiến thức, lý giải xa lạ với sự sống sinh động. Khi chúng xuất hiện, sự sống đã “đi qua” rồi.
- “Chúng ta có thể đi xa được mấy đâu?”
- Chúng ta xa lạ với những điều thực mà hời hợt trong những ước lệ sáo rỗng. Cái hay của câu chuyện một mặt ở chỗ khơi gợi mọi điều man mác về cuộc sống trong một dòng chảy thơ mộng trong trẻo đa tầng…
- Có một lần, người phi công lạc đường giữa không trung, trong một đêm tăm tối, không trăng. Vẫn là những bao la kia nhưng sự vật đã thay đổi rất nhiều với anh. Chưa bao giờ con người cô đơn làm vậy. Không một chút ánh sáng le lói, không một cách nào cho ta biết là “ta đang ở đâu?” Không lẽ, ta sẽ chết giữa chơi vơi như thế này? Anh mải miết đi tìm những ngôi sao lẻ loi-với hy vọng tìm lại phương hướng. Mỗi đốm sáng nơi chân trời kia là một lần anh hy vọng. Trớ trêu thay, quả địa cầu tròn-ánh sáng ngôi sao kia rốt cuộc chỉ là ngọn đèn ai đó giữa khuya thôi-hay ngọn lửa đốt lên giữa đêm trên cánh đồng của người chăn gia súc? Linh hồn ta, ai chả đôi lần hoang mang như vậy? Ai chả từng mong có một tinh cầu dẫn đường, còn có một nơi chốn để hướng về?
- Ta có thể đọc như đọc lần đầu, ngỡ ngàng, yên ả, xuôi mình đi trong cảm xúc. Rồi ta mới lắng nghe dư âm trong lòng ta xem bao nhiêu là hội ngộ, bao nhiêu là sẻ chia. Mỗi lần sống thêm một kinh nghiệm đời ta, ta đọc thêm được chút gì đó, từ câu chuyện-hay là từ chính ta?
- Trong một lần tưởng như sẽ chết khát trong tuyệt vọng giữa sa mạc, anh vẫn còn la bàn, vẫn còn biết phương hướng-nhưng lại không biết mình đang bị rơi ở đâu, giữa hoang mạc. Người phi công nhớ lại những gì đã qua trong cuộc đời mình. Mọi thứ từ xa cách hiện qua như một cuốn phim. Những lẻ tẻ, rơi rụng. Chưa bao giờ anh thấy lòng rộng lượng như vậy với mọi điều. “Hoàng tử bé” là nỗi lòng mơ màng ấy. Một nỗi nhớ lại giữa hoang mang chơi vơi..
* Sa mạc và viễn tượng.
-Sa mạc là một cái gì đó quá đỗi xa cách với người châu Âu kia. Xét cho cùng, cả Tây Âu chỉ là một mom nhỏ chật hẹp của Đại lục. Có ở trên cánh bay mới nhận rõ điều ấy. Sa mạc làm con người ý thức thật rõ ràng sự nhỏ bé, hữu hạn, mong manh của mình. Trong sa mạc, thường khi anh đối diện với mênh mông, cũng chính là lúc anh nhận ra chính mình. Sự khắc nghiệt của sa mạc, những hiểm nguy rình rập, sự sinh tồn của mình đây, nhỏ bé, phập phồng, phiêu hốt, hơn bao giờ được mình ý thức đến vậy. Không còn là lối ý thức ơ hờ làm dáng mà là ý thức toàn thể, đòi hỏi những hành động thích đáng. Một cơn khát kịch liệt, một lần lạc lối, là những nét vẽ lên chính sự tồn tại của ta.
- Người sống ở sa mạc sẽ phải học giản đơn: mọi thứ đều tối thiểu. Không cần màu mè-nước sạch là quý nhất. Hành trang tối thiểu và thiết thân. Luôn luôn hành động xác đáng, không làm những việc thừa thãi. Luôn luôn đứng trước bất trắc, nghi ngẫu khiến người ta luôn quả quyết. Giá trị cuộc sống ở sự vĩnh hằng trong khoảnh khắc và trong hành động. Cái chết luôn cụ thể và hiển hiện. Con người có được cái khoái cảm của sự run sợ pha trộn trong sự rung động toàn thân trong sự hiện hữu của mình.
- Sa mạc có những ảo ảnh. Những ảo ảnh làm người ta chết phi lý. Chỉ phút chót mới nhận ra được. Người trong sa mạc phải tự vấn mình để tự chọn lấy một quyết định. Quyết định ấy là sống hoặc là chết.
- Chính tất cả những điều ấy tạo lên sự quyến rũ của sa mạc. “Hy vọng” là tất cả những gì người ta có được ở đây. Nó làm con người ta hướng tới sự sống tha thiết hơn. Sau mỗi đụn cát vô tận luôn ẩn chứa những giếng nước ngọt. Không ở nơi đâu, con người đi giữa hiểm nguy lại xen lẫn nhiều hy vọng đến như vậy.
- Và, ở sa mạc, cuối cùng, nếu phải gục ngã, anh phải học cách mỉm cười và ra đi một mình-giữa mênh mông. Trong giờ phút ấy-những điều gì sẽ quay lại với ta?
- Chính con người, với tình yêu, trí tưởng tượng đã làm sa mạc trở thành khả dĩ với sự sống. Nếu bạn ở giữa sa mạc, bạn không còn hy vọng, không còn tin vào một nguồn nước-nghĩa là bạn đã chết ngay khi còn bước đi. Con người hãy sống với một tâm thế khác-ta sẽ hưởng được nhiều hơn trong cùng một ngày của một cuộc đời. Sự đời vốn có nhiều lối để nhìn. Và niềm tin, sự tương giao là hạnh phúc của ta.
* Kiến thức, hiểu biết và trải nghiệm sống.
- Những kiến thức, lý giải xa lạ với sự sống sinh động. Khi chúng xuất hiện, sự sống đã “đi qua” rồi.
- “Chúng ta có thể đi xa được mấy đâu?”
- Chúng ta xa lạ với những điều thực mà hời hợt trong những ước lệ sáo rỗng. Cái hay của câu chuyện một mặt ở chỗ khơi gợi mọi điều man mác về cuộc sống trong một dòng chảy thơ mộng trong trẻo đa tầng…
- Có một lần, người phi công lạc đường giữa không trung, trong một đêm tăm tối, không trăng. Vẫn là những bao la kia nhưng sự vật đã thay đổi rất nhiều với anh. Chưa bao giờ con người cô đơn làm vậy. Không một chút ánh sáng le lói, không một cách nào cho ta biết là “ta đang ở đâu?” Không lẽ, ta sẽ chết giữa chơi vơi như thế này? Anh mải miết đi tìm những ngôi sao lẻ loi-với hy vọng tìm lại phương hướng. Mỗi đốm sáng nơi chân trời kia là một lần anh hy vọng. Trớ trêu thay, quả địa cầu tròn-ánh sáng ngôi sao kia rốt cuộc chỉ là ngọn đèn ai đó giữa khuya thôi-hay ngọn lửa đốt lên giữa đêm trên cánh đồng của người chăn gia súc? Linh hồn ta, ai chả đôi lần hoang mang như vậy? Ai chả từng mong có một tinh cầu dẫn đường, còn có một nơi chốn để hướng về?
- Ta có thể đọc như đọc lần đầu, ngỡ ngàng, yên ả, xuôi mình đi trong cảm xúc. Rồi ta mới lắng nghe dư âm trong lòng ta xem bao nhiêu là hội ngộ, bao nhiêu là sẻ chia. Mỗi lần sống thêm một kinh nghiệm đời ta, ta đọc thêm được chút gì đó, từ câu chuyện-hay là từ chính ta?
- Trong một lần tưởng như sẽ chết khát trong tuyệt vọng giữa sa mạc, anh vẫn còn la bàn, vẫn còn biết phương hướng-nhưng lại không biết mình đang bị rơi ở đâu, giữa hoang mạc. Người phi công nhớ lại những gì đã qua trong cuộc đời mình. Mọi thứ từ xa cách hiện qua như một cuốn phim. Những lẻ tẻ, rơi rụng. Chưa bao giờ anh thấy lòng rộng lượng như vậy với mọi điều. “Hoàng tử bé” là nỗi lòng mơ màng ấy. Một nỗi nhớ lại giữa hoang mang chơi vơi..
*Ta đã làm gì đời ta?
- Trong tâm hồn mỗi người, cũng như là một khu vườn có nhiều hoa trái vậy. Có những hạt giống. Có hạt giống lành, có hạt giống dữ. Mới đầu chúng từa tựa như nhau. Chỉ khi đã lớn rồi thì ôi thôi-việc dọn dẹp đã là một kỷ luật cho chính mình. Nếu anh lơ đãng, cả tinh cầu của anh, cả tâm hồn của anh sẽ bị những quái dạng ấy nuốt chửng. Hãy chăm sóc bông hoa của chính mình-anh sẽ được hưởng niềm vui nhỏ bé mà ấm áp vô ngần. Vì tinh cầu của anh là duy nhất. Anh đã “tuần dưỡng” con người anh. Hạnh phúc là ở nơi đâu con người đem tình yêu và sự săn sóc tới-kể cả với chính mình.
-“Tôi muốn thiên hạ phải coi trọng những hoạn nạn của tôi”. Luôn luôn là như vậy, con người ít khi biết mình là như thế nào lắm. Rớt từ trên trời xuống với một cái máy bay thì chẳng xa xôi gì so với từ một tinh cầu. Phải, hẳn là từ một lần nọ rơi máy bay xuống hoang mạc kia anh mới nhận ra tình trạng của mình, mới ý thức về tinh cấu nội tâm của anh.Sự vụ kia đã thay đổi nhãn giới của anh, khiến anh cao lên một tầng nữa, xa thêm một tầm nữa. Phải, có phải từ đó, anh đã biết, đã gặp một “Hoàng tử bé” - một nhân vị mong manh mà duy nhất không? Cái vụ rớt máy bay trong hoang mạc thì anh đã trở về rồi. Nhưng còn tinh cầu của anh, bây giờ đây, làm sao anh trở lại? Giờ đây anh đã mang đã biết tới một nỗi buồn thật da diết, thật riêng tư-Bây giờ riêng đối diện tôi, còn hai con mắt khóc người một con.
- Tôi không muốn vén lên một cách sỗ sàng nỗi mơ màng nọ. Tôi không muốn bảo là không có Hoàng tử bé đâu, chỉ có một người phi công nọ đang bồi hồi giữa tâm hồn. Không muốn bạn cũng quá đột ngột nhận ra tình huống xa xăm của tinh cầu mình. Vì như thế là ép uổng, là không đúng đâu. Một ngày nào gặp Hoàng tử bé chứ không phải do ai chỉ cho, ngày ấy bạn sẽ vui lắm, dù rằng cũng có một nỗi buồn dìu dịu.
*Về một tình yêu đúng.
- Tại sao lại đi lắng nghe một bông hoa? Đáng lẽ chỉ nên nhìn và hít ngửi mùi hương thôi. Nàng ta lắm lời quá đỗi.
Khi ta đem lòng yêu thương một ai đó, thì ta sẽ luôn mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho họ. Chỉ như vậy thôi thì ta cũng đã hưởng một niềm vui kỳ bí rồi. Vui thật nhẹ nhàng.
Nhưng một tình yêu tốt, một tình yêu đúng là khi hai kẻ yêu nhau vun đắp xây dựng cho nhau một sự độc lập. Xa nhau, cả Hoàng tử bé, cả bông hoa sẽ hiểu biết bao là tình yêu. Ngày hội ngộ sẽ là tất cả. Sá gì tấm thân nhỏ bé mong manh?
Tình yêu là vun trồng nuôi dưỡng, tuyệt không thể là sự sở hữu, hít ngửi được.
*Thật rất đơn sơ: người ta chỉ nhìn rõ với trái tim.
*Chẳng bao giờ người ta vừa lòng với nơi chốn mình đang ở.
- Nhưng nếu không từng ra đi, làm sao Hoàng tử bé biết mình yêu cái nơi chốn của mình đến vậy? “Lỡ từ lạc bước bước ra/Bước đi đi nữa đi là đi luôn”
*Tôi khát thứ nước nọ-nó tốt cho thân thể và tốt cho trái tim. Và tôi hiểu, chàng đã tìm kiếm cái gì.
- Con người ta trồng hàng ngàn đoá hồng mà chẳng tìm được cho mình một bông hồng, một hạt nước. Con mắt nó mù. Phải tìm kiếm bừng trái tim.
Làm sao để nói với mọi người đây, rằng có thứ nước tốt cho trái tim. Rằng hãy vun trồng, hãy đi tìm thứ nước tốt cho trái tim. Đừng hằn gắt với cuộc đời dù rằng đời đang hằn gắt với ta. Tôi nghe kể chuyện ở những vùng người ta trồng rau bán. Họ trồng 5 miếng đất cho riêng mình ăn, còn lại 50 miếng kia để phun thuốc hoá học. Làm sao để con người hiểu rằng 50 thửa vườn tinh sạch, đem lại xiết bao sự bổ dưỡng cho trái tim. Sao họ biết được đâu là cái mình cần tìm kiếm? Con mắt nó mù-phải tìm kiếm bằng trái tim cơ!
*Ngộ nhận và đối thoại nội tâm.
- Hoàng tử tí hon, vốn chất vấn tôi rất nhiều, lại chẳng bao giờ có vẻ nghe những câu tôi hỏi. Chỉ nhân những tiếng tình cờ, những lời ngẫu nhiên, mà dần dà tôi rõ hết mọi sự.
- Phải, chỉ những suy tư, những trao đổi, cảm thông và sự tuần dưỡng nhau mới có thể rõ được hết mọi sự. Phải kiên nhẫn. Hãy lắng nghe, tin tưởng và chia sẻ cùng nhau. Rộng lòng rồi ra anh sẽ rõ hết mọi sự!
Câu chuyện là lời kể mơ màng về một viễn tượng xa xăm, nơi tâm hồn có thể đối diện và chất vấn chính mình. Nơi trái tim được xao động yên lành. Phải, là tôi hỏi đó, là tôi đáp đó. Nực cười xiết bao khi anh đứng về bên này mà bỏ qua bên kia. Sinh tồn là liên tồn. Hãy lắng nghe những thao thức rung động từ muôn ngàn tơ nhịp quan hệ, giữa ta và hiện hữu. đừng tự lừa dối mình, đừng cho phép những cây cẩm quỳ nho nhỏ mọc lên rậm rạp. Sự trì hoãn bê trễ sẽ làm lên thảm kịch cho tinh cầu nhỏ nhoi của anh đấy.
Ai đã gặp Hoàng tử bé sẽ tránh được ngộ nhận. Kẻ ngộ nhận, sỗ sàng vơ vét ngôn từ, mà chẳng nắm được gì. Lý luận cò ke, biện giải lằng nhằng chẳng bằng một gàu nước mát tốt cho trái tim. Hoàng tử bé đi mất, để từ đây hoang mang ta tìm Hoàng tử bé trong mỗi người, mỗi nơi chốn ta qua. Từ đây, đâu đâu cũng phảng phất, cũng rưng rưng kỷ niệm. Quê nhà ta sẽ rộng rãi xiết bao!
(Hoàng tử không phải là ông vua. Vua thì có quyền với mọi sự. Còn hoàng tử thì luôn được mọi sự ưu ái, hoàng tử liên hệ tự nhiên với mọi sự, sinh ra đã là như thế. Hoàng tử bé vì khi người ta còn bé người ta luôn biết mình tìm kiếm cái gì-bằng trái tim. Bé chứ không nhỏ.)
Mịt mùng một nẻo quê chung
Người về cố quận muôn trùng ta đi…
(Người bạn thân thiết hỏi tôi “Làm sao để hiểu rõ hơn những cảm nhận mơ màng từ Hoàng tử bé?” “Không thể” Nói vậy nhưng một lần mất ngủ tôi đã hồ đồ viết những dòng này. Hôm nay, cũng một lần mất ngủ, tôi lại hồ đồ gõ lại và gửi lên đây. Sáng mai, nghĩ kỹ có khi tôi lại ngần ngừ rồi lại thôi. Đây chỉ là những lời nói tuỳ hứng vì vậy điều duy nhất gửi đến bạn là lời giới thiệu về vài ba tác giả, tác phẩm. Ngoài ra xin coi như lời nói vui vẻ giữa bạn bè-để vui chuyện, một kiểu lý sự cùn).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét