Thứ Bảy, 24 tháng 11, 2012

Bùi Văn Nam Sơn - Đạo đức học diễn ngôn


(Jurgen Habermas, Karl-Otto Apel)


- Phân biệt Đạo đức học với Luân lý:
            + Luân lý (Moral) là những điều quy định con người nên hay không nên làm.
            + Đạo đức học là môn học bàn về cơ sở của luân lý; tức là nghị luận triết học về luân lý. Khởi đầu từ triết học Hy Lạp cổ đại.
            + Các phái sinh của Đạo đức học: Triết học xã hội, triết học pháp quyền...Tất cả thuộc nhánh triết học thực hành với đối tượng là hành động của con người. Nó phân biệt với nhánh khác của triết học lý thuyết như siêu hình học...

- Về khái niệm Diễn ngôn:
            + Là một khái niệm thời trang kể từ những năm 60s của thế kỷ trước.
            + Khái niệm Diễn ngôn có nhiều lớp nghĩa, tuy nhiên trong Đạo đức học nó được xác định bằng một nghĩa hẹp: phân biệt với Lời nói có tính chất trao đổi thông tin, Diễn ngôn là hành vi truyền thông đặc biệt, đặc thù. Bằng lập luận nó bàn về cơ sở của những yêu sách khẳng định có tính phổ quát.
            + Sự bàn luận ở đây không phải là những giáo điều quyền uy mà bằng các lập luận. Nó không trao đổi thông tin mà trao đổi các luận cứ (ủng hộ hay phản biện những yêu sách có giá trị phổ biến - vd: yêu sách không giết người - xem chúng có biện minh được hay không).

- Về khái niệm "Sự tự mâu thuẫn về ngôn hành":
            + Ví dụ: khi tôi nói "tôi sẽ không nói gì", có 2 phương diện ở đây là nội dung lời nói và hành động thực hiện (hành động nói, hành vi nói). Hành vi nói đã phủ định nội dung của nó. Đây chính là Sự tự mâu thuẫn về ngôn hành. Chỉ diễn trình ngôn ngữ trong hoàn cảnh nào đó. Nói tự nó đã là một hành vi làm điều gì đó.
            + Sự tự mâu thuẫn về ngôn hành là bí quyết để xây dựng Đạo đức học diễn ngôn. Habermas và Apel đã sử dụng nó để giải quyết vấn đề đặt cơ sở tối hậu cho các luân lý.

- Tham vọng đặt cơ sở tối hậu là khả nghi. Triết gia duy lý phê phán Hans Albert đã phân tích về tham vọng này là bất khả thi: Bộ ba bất khả thi, Tam nan, Tam bất khả. Muốn đặt cơ sở tối hậu chỉ có 3 cách, và đều bế tắc.
            + (1) Quy thoái đến vô tận
            + (2) Luẩn quẩn - đặt cơ sở trong một cái cũng phải đặt cơ sở.
            + (3) Cắt đứt: bằng khẳng định, khẳng quyết võ đoán, giáo điều.
- Tóm lại chính sự tự mâu thuẫn ngôn hành sẽ là chìa khóa giúp Apel đi vòng qua khỏi tam nan. (Một cương lĩnh nghiên cứu tham vọng, mạo hiểm).

- Lược sử hình thành 4 mô hình trong lịch sử triết học:
            (1) - Truyền thống đối thoại Socratics: Hộ sinh tinh thần.
            (2) - Triết học siêu nghiệm của Kant (mệnh lệnh nhất quyết): hình mẫu cho đạo đức học phổ quát.
            (3) - Diễn ngôn tương đối luận - đưa kích thước lịch sử vào trong triết học (tiêu biểu của thời Hiện đại, Hậu hiện đại, bắt nguồn từ Heghel)
            (4) - Sự thay đổi hệ hình thông qua Habermas và Apel bằng triết học ngôn ngữ và tính liên chủ thể.

1 - Truyền thống Socratics:
            + Dẫn người đối thoại vào những câu hỏi đơn giản, bằng cách đặt câu hỏi, lập luận đối thoại cùng nhau đi đến chân lý.
            + Lối lập luận dũng mãnh nhưng không áp lực, quyền uy hay lừa dối. Tạo ra sự cưỡng bách không có tính cưỡng bách của luận cứ tốt hơn.
            + Khác với biện sỹ, Socratics không nhằm thuyết phục mà tạo ra sự xác tín nơi người đối thoại (hộ sinh tinh thần).
            + Hình thức đối thoại thư giãn, vui vẻ, là cách để tránh khỏi hoạt động. Môi trường thuần lý, thoát khỏi mọi sức ép. Khác với những đối thoại chính trị hay biện hộ trước tòa là dùng lời nói theo đuổi lợi ích; là những hành động mang tính chiến lược strategic action, nhiều tính toán mưu mô vì mục đích riêng.

* Di sản của Soccratics là phân biệt hành động chiến lược với hành động tương giao thông hiểu lẫn nhau (communicative action).

2 - Triết học Kant - Kant để lại 2 di sản cho Đạo đức học diễn ngôn:
            a- Triết học siêu nghiệm: siêu nghiệm là cái có trước cái nghiệm, là tiền đề khả thể cho việc hình thành kinh nghiệm của chúng ta. (Những cái gì nằm sẵn trong ta).
            + Apel cải biến Kant: thay vì điều kiện khả thể của cái tôi cá biệt, cô đơn chủ quan; không phải tìm ở cái tôi cá nhân mà tìm ở liên chủ thể.
            + Apel gọi Đạo đức học diễn ngôn là Ngữ dụng học siêu nghiệm (điều kiện khả thể của những cá nhân đối thoại liên chủ thể).
            b- Mệnh lệnh nhất quyết: ta là con người có dục vọng nên phải có mệnh lệnh ràng buộc. Có 2 loại mệnh lệnh: mệnh lệnh giả thuyết (có quyền không theo) và mệnh lệnh nhất quyết (không thể không làm)
            + Kant: mệnh lệnh nhất quyết từ chính anh đặt cho anh nếu là người. Là sự hiển nhiên của lý tính không thể chứng minh, cũng không thể phản đối. Vd như việc cứu người.
            + "Hãy hành động sao cho châm ngôn của ý chí của bạn lúc nào cũng có giá trị hiệu lực như những nguyên lý phổ quát".
            + Nguyên lý mệnh lệnh nhất thiết nó ghi nhận nhưng không thừa nhận những quy luật có tính khu vực.
            + Theo Kant: có 1 quy luật có nguyên lý phổ quát; nếu không luân lý sẽ sụp đổ, chỉ còn lại những tập quán.

3 -  Tương đối luận:
            + Con người không chỉ là công dân trong thế giới phổ quát, còn là con người cụ thể trong tình thế cụ thể.
            + Hình thành trường phái nhấn mạnh hiện thực xã hội chống lại nguyên lý phổ quát - bỏ qua, cào bằng. Chủ trương nền đạo đức cụ thể, thực chất, mang tính lịch sử; khởi từ Heghel.
            + Đặt ra hàng loạt vấn đề. Có một biến thể cực đoan: quá nhấn mạnh dị biệt "không có cái thiện nói chung. Chỉ có những cái được coi là thiện trong từng bối cảnh cụ thể". Trào lưu Hậu hiện đại hoan nghênh sự suy tàn của quan niệm phổ quát: trò chơi vô tận của những sự khác biệt. Kant chỉ là thuyết vị chủng.
            + Hậu hiện đại là cơ sở biện minh cho những giá trị (lỗi thời) châu Á (nhân quyền mang màu sắc châu Á).
4 - Habermas: sự thống nhất của lý tính và sự đa dạng của những giọng nói.
            + Sự thống nhất của lý tính: bảo vệ di sản của Khai Minh.
            + Sự đa dạng của giọng nói: sự mới mẻ của thời đại cần được tính toán đến.
- Bảo vệ 2 điều trên bằng cách nào?
            + Không đơn giản trong quyền uy
            + Không đơn giản triết học chủ thể độc thoại.
- Cải biến Kant bằng triết học ngôn ngữ: thay đổi hệ hình (mẫu mực và hệ thống khuôn mẫu).
- Có 3 giai đoạn hệ hình:
            (a) - Lấy sự tồn tại làm đối tượng nghiên cứu.
            (b) - Lấy ý thức cá nhân làm đối tượng nghiên cứu
            (c) - Lấy liên chủ thể - thông qua ngôn ngữ như là môi trường - làm đối tượng nghiên cứu.
Đây là bước ngoặt triết học ngôn ngữ.
            + Cổ đại Hy lạp (a): "nó là gì?" tìm cầu trúc khách quan của thế giới từ đó chủ thể rút ra kết luận cho mình.
            + Decarte (b): triết học về ý thức. Cơ sở tối hậu của sự xác tín là cái tôi tư duy - từ đó xây dựng toàn bộ thế giới. Nguy cơ của hệ hình này là hố thẳm của thuyết duy ngã.
            + Bước thay đổi triệt để: từ tính khách quan thuần túy, từ chủ quan thuần túy độc thoại đến sự tương giao liên chủ thể. (c) giải quyết được: (i) phá vỡ khuôn khổ chật hẹp cũ; (ii) Tạo được sự đồng nhất hóa tông qua đồng thuận chung của những cá nhân đa tao trong một đối thoại đa nguyên.
- Theo Habermas thì 2 lý tưởng đạo đức tưởng như xung đột với nhau đã được kết hợp trong đạo đức học diễn ngôn: đó là sự kết hợp giữa lý tưởng tự do và lý tưởng đoàn kết.
            + Nếu cá nhân được tự do tham gia vào diễn ngôn trong một cộng đồng ngôn ngữ hòa nhập bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau cùng hướng tới sự thông hiểu thì sẽ vượt qua được sự xung đột.
-  Diễn ngôn không phải là trao đổi thông tin. Khi nào có vấn đề (xem quan điểm có đúng không/xem hoạt động ứng xử có đúng không).
            + Khi diễn ngôn ta phải tạm thời tách mình ra khỏi sự hối hả của đời sống: giữ khoảng cách với chính mình và sự vật thì mới có thể diễn ngôn. Lý tưởng của diễn ngôn ở đây là những cuộc đàm thoại thung dung (Hy Lạp cổ đại) - để nghe nhau, thông cảm cho nhau. Là hành động đích thực mang tính người (tương giao).
            + Diễn ngôn bàn về những vấn đề nguyên tắc. Trong diễn ngôn ta làm gì? (ngoài nội dung).
            + Phải tiền giả định một số điều kiện cơ bản (những điều kiện khả thể cho nhận thức).

- Ta phải tiền giả định 4 điều kiện:
            (1) - Ta quan tâm đến tính đúng đắn của sự việc không vì mục đích riêng
            (2) - Tầm quan trọng của lời nói là ở nội dung chứ không phải ở quyền uy.
            (3) - Mục đích không phải giành lẽ phải về phía mình mà là sự khách quan.
            (4) - Lập luận dần dần dẫn đến xác tín (không phải sự lừa dối).

- Thực ra trong đối thoại chính trị, hay kinh doanh cũng đều phải có 4 tiền giả định này.

- Tiền giả định có thể trái với thực tế:
            + Nó giữ vai trò chân trời không tưởng - nó quy định sự thành tựu của mọi diễn ngôn.

(Habermas) - (4 tiền đề): Hoàn cảnh nói lý tưởng - gồm 4 tính chất:
            (1) - Bình đẳng (mọi người đều có cơ hội diễn ngôn)
            (2) - Cởi mở và minh bạch
            (3) - Trung thực và chân thật
            (4) - Sự tử tế với nhau.

(Habermas): Hoàn cảnh nói lý tưởng không phải là 1 hiện tượng thường nghiệm, không phải sản phẩm tưởng tượng mà là một sự giả định mà ta phải cần dành cho nhau. Nó là một sự dự đoán, một ý niệm điều hướng. Nếu không mọi diễn ngôn đều vô ích. (Diễn ngôn lý tưởng nơi chân lý, sự đúng đắnm hình thành lên thông qua sự đồng thuận của mọi người).

* Apel sử dụng đặc điểm này để đặt cơ sở tối hậu cho Đạo đức học diễn ngôn: Ngữ dụng học siêu nghiệm.
- Ngữ dụng học phân biệt: cú pháp học (ký hiệu), ngữ nghĩa học (quan hệ ý nghĩa và ký hiệu), ngữ dụng học (ký hiệu và người sử dụng).

- Lý thuyết hành vi nói:
            + Hành động nói nhấn mạnh tính cách hành động của lời nói (Austin).
            + Trong hành vi nói ta phân biệt nội dung nói với hành vi nói.
- Ngữ dụng học : hoàn cảnh nói cụ thể, tình hình, hành động tương giao.
- Siêu nghiệm: điều kiện khả thể.

Apel tra hỏi điều kiện khả thể tối hậu của diễn ngôn bằng truyền thông, tương giao, liên chủ thể. Sự tự mâu thuẫn ngôn hành là chìa khóa xác lập.

- Ý tưởng: ngay người hoài nghi triệt để nhất khi bảo vệ quan điểm của họ cũng phải bằng 1 hành động (lập luận) - mặc nhiên đã có những tiền giả định không thể tránh khỏi. (Vd tôi nói "tôi không nói").
- Trong một diễn ngôn thực hành cũng phải mặc nhiên thực hiện một số quy tắc.
- Không thể đặt điều kiện về những tiền đề giả định. Khi lập luận buộc phải chấp nhận điều kiện khả thể. Không chỉ trong môi trường ngôn ngữ mà còn giữa những người khác trong xã hội, thậm chí là những người ở tương lai.

(Apel): Cái tiên nghiệm của cộng đồng truyền thông (ngôn ngữ) nó là tiền đề, độc lập với nội dung cụ thể. Không thể chứng minh được, không phủ nhận được nếu không sẽ vướng vào sự mâu thuẫn ngôn hành.
- Hoàn cảnh nói lý tưởng của Habermas: ngoài những yêu cầu tối thiểu về logic còn đỏi hỏi mặt quy phạm. Ngoài bình đẳng còn cùng chịu trách nhiệm về sự đồng thuận. (Trách nhiệm cộng đồng).

- Đạo đức học diễn ngôn không chỉ riêng cho diễn ngôn. Nó đặt cơ sở tối hậu cho đạo đức học nói chung.
Điểm này khác biệt với Habermas vốn chỉ tập trung vào phương thức và thao tác đạt được quy phạm luân lý. Ông gọi Đạo đức học diễn ngôn là Ngữ dụng học phổ quát.

- Nguyên tắc phổ quát hóa của Habermas: (trong điều kiện thế kỷ 20 với sự phức tạp) Bất kỳ quy phạm có giá trị nào đáp ứng những điều kiện sau:
            + Bất kỳ hoạt động cá nhân theo một nguyên tắc đạo đức nào đó tạo ra những hậu/hệ quả được mọi người chấp nhận.
            + Một quy phạm chỉ được phép yêu sách có giá trị hiệu lực khi mọi người tham gia đều đồng thuận.
- 02 nguyên lý của Habermas bảo vệ triết học khỏi:
            + Nguy cơ giáo điều tiền Khai Minh và phản Khai Minh.
            + Tránh nguy cơ tùy tiện của Hậu Hiện Đại (chối bỏ mọi yêu cầu phổ quát).
            + Nguy cơ tân bảo thủ: chỉ dựa vào những quy ước đơn lẻ, từng trường hợp; tránh né trao đổi diễn ngôn, chỉ chấp nhận tập quán.
            + Bảo vệ di sản thuyết phổ quát đạo đức học Kant thông qua  con đường đồng thuận liên chủ thể.

Apel bổ sung 1 nguyên lý khác:
- Habermas mới chỉ là phương thức thao tác chưa vào cốt lõi - phải gắn với cứu cánh.
- Trước thực tế hoàn cảnh nói lý tưởng hiếm khi diễn ra mà hệ quả đối với từng cá nhân tham gia vào diễn ngôn là nghiêm trọng. Cần rút ta nguyên lý bổ sung: hãy hành động theo châm ngôn bạn có thể giả định rằng bằng việc tham gia diễn ngôn, hậu quả đều được các cá nhân tham gia chấp nhận. (Ý thức tự giác tham gia diễn ngôn hiện thực).
- (Khi tham gia khó loại trừ trường hợp có người có tư duy chiến lược với ý đồ tinh vi). Apel: chúng ta phải hành động thế nào cho những hoạt động phi bạo lực, quyền lực của diễn ngôn ngày càng trở thành thực tiễn - đưa hoàn cảnh nói lý tưởng vào thực tiễn.
- Cương lĩnh đấu tranh cho nền dân chủ hiện đại:nguyên lý đạo đức, nghĩa vụ luân lý.
- Nguyên lý khác: nguyên lý bảo tồn nền tảng sống còn thuộc về bản chất người - cộng đồng tương giao - bảo vệ những thành tựu văn hóa lịch sử - nguy cơ hủy diệt môi sinh...
------------
Mở rộng:
- Ở các nước thế giới thứ 3 (quá khứ thuộc địa): vấn đề hòa giải, đồng thuận. Muốn đạt được phải đặt cơ sở trên 1 số giả định.
1 - Đối chiếu Đạo đức học diễn ngôn và Đạo đức học Kant:
            + Phê phán duy ngã trong Kant có chính đáng không? Kant đã có ý về quan hệ với người khác. Ý chí luân lý đã thừa nhận tự do của người khác. Thực chất là đã có tính liên chủ thể.
2 - Đạo đức học diễn ngôn là tiến hay lùi so với Kant?
- Đạo đức học diễn ngôn đặt cơ sở cho nhân quyền nhưng thiếu hướng dẫn cụ thể. Có khoảng cách giữa hiện thực và lý tưởng. Phải chăng cần ý chí tự do của Kant?
- Habermas thay thế cảm thức luân lý bằng quy định pháp lý là đóng góp lớn của Đạo đức học diễn ngôn. Nỗ lực đặt quy phạm có đủ cơ sở cho luân lý? Phải chăng lẫn lộn giữa chính trị và luân lý? Đặt nặng lý tính xem nhẹ xúc cảm là nguy cơ đánh mất động cơ luân lý (Kant) - ý chí thiện cá nhân. Không có động cơ, quy định pháp lý mong manh.
3 - Sự chưa thống nhất giữa đồng thuận và bình đẳng:
Lyotard: đồng thuận lỗi thời, khả nghi. Bình đẳng mới quan trọng.
- Hậu hiện đại đặt ra vấn đề quan trọng: thừa nhận tính dị loại trong nhiều trò chơi ngôn ngữ khác nhau: tôn trọng, chấp nhận, chịu đựng người khác.
- Phổ quát hóa là bất khả thi, không có nguyên lý phân xử những loại diễn ngôn khác nhau. Phân biệt phân xử nội bộ diễn ngôn và phân xử giữa các diễn ngôn.
Apel trả lời: đạo đức học diễn ngôn không được phép nghị luận gia trưởng - nguy cơ toàn trị, trở lại sự thống trị của đa số.
- "Thật phi lý khi trước thách thức toàn cầu, thảm họa sinh thái, thách thức chúng ta phải sống chung với nhau tất yếu sống còn, không thể lấy yêu cầu hòa giải đồng thuận làm mối nguy cho sự đa dạng"
Apel tin rằng Đạo đức học diễn ngôn theo chúng tôi là quan niệm đạo đức học duy nhất đáp ứng được một nền đạo đức học vĩ mô hậu quy ước về một cộng đồng trách nhiệm phổ quát toàn nhân loại.
            (1) Nguyên lý diễn ngôn: cá nhân tham gia chịu trách nhiệm chung gánh phần người khác.
            (2) Là công cụ hiện đại để phân phối, điều chỉnh cùng chịu trách nhiệm, hướng dẫn kỹ năng thao tác đối với những vấn đề quy mô toàn cầu.
- Đạo đức học diễn ngôn: tinh thần dân chủ khai phóng đang phát huy trong thực tế giải quyết xung đột, hòa giải văn minh - nền tảng của quốc tế hiện đại. (Habermas, Apel: cái bàn thì tròn).



------------------------------
(Ghi chép buổi thuyết trình của BVNS ngày 24/11/2012. Có thể sẽ hiệu chỉnh lại) 

Anh Gauxx để ý BVNS dịch communicative action là hành động tương giao (liên chủ thể) - so với anh dịch hành động tương liên ở mấy bài trước.