Thứ Tư, 27 tháng 6, 2012

Song thoại đối chiếu. Ghi chép về Sự lũng đoạn của lá cải

1.
Titi: Trong cơ quan nhà nước như bên chị, mục tiêu chính của truyền thông không phải sự thật, không phải sự công bằng mà là tôn vinh sự ổn định, lấy sự an toàn lên hàng đầu. Người làm an toàn, xã hội an toàn... đó là mục tiêu rõ ràng và rất xác đáng. (Nghe có vẻ không fair nhưng chị cá là chẳng có đài TH nào trên thế giới dám khẳng định tôi đưa 100% sự thật, tất cả các đơn vị truyền thông mang tầm chính phủ đều có những thế lực ngầm chỉ đạo và phải phục vụ cho thế lực ấy.) 

Mục tiêu thì tốt nhưng vì ở thế độc tôn, không có mấy cạnh tranh và có khá nhiều cái đầu củ chuối ở đây nên nhiều khi tác dụng ngược :-(( Đau khổ thay !


Điều này (sự an toàn) cũng chính là điểm khởi đầu trong bài đầu tiên khi em dẫn FJ ở mục 3 ("phải tỏ ra hoàn toàn thống nhất và đồng thuận; kết quả là, (...) tất cả những sự thay đổi đường hướng phải được cân nhắc, vòng rào thật kín, trùm lên tính liên tục của lời lẽ những công thức. Một thứ diễn ngôn hầu như mờ đục...") để đánh dấu sự khác biệt: trước hết là ở cấu trúc chính trị - xã hội (và dần dần về sau sẽ là hệ hình tư duy, lựa chọn khác của nền văn hóa...). Cũng là lý do của loạt bài này, thử nghiệm cố gắng đi lên về phía thượng nguồn của các lựa chọn, để tránh đơn giản hóa sự khác biệt của các xã hội vào trình độ phát triển.

Việc so sánh ngoại suy với các nước khác theo em tính thuyết phục là yếu :) Vì mình đâu có so với BTT, mình chỉ hàm ý những nước phát triển (về kinh tế/văn hóa?) hơn nó cũng thế. Nhưng chuyện này sẽ đi quá xa nếu bàn rẽ nhánh này. Do đó ở bài 1 (Trứng luộc dầm nước mắm), sau khi đồng thuận rằng lá cải là phân kỳ tất yếu đầu tiên của xã hội VN thì em  chỉ thử tìm xem có những chỉ dấu tích cực nào không? Nếu có thì đó là do ăn may hay là có một khả năng tiềm tàng khác của truyền thông "mới" ở VN? Ngoài ra em cũng nêu giả định rằng sự khác biệt xét về văn hóa và hệ hình tư tưởng còn có tính chất quan trọng và sẽ tác động tới chiến lược thay đổi ở xã hội VN về phía hiện đại hóa. Tức là nó sẽ theo kiểu đối thoại tương liên chăng?

Nhân tiện rà lại, bài viết thứ 2 (Bùng nổ và biến đổi khôn lường), dựa vào bài dịch của anh Gauxx, em tìm hiểu vào góc độ nhóm xã hội và cơ hội của internet. Trong đó xét vai trò trí thức, giả định của em không tập trung theo góc độ phản biện mà dưới chủ đề dẫn nhập văn hóa và tư tưởng hiện đại. Xuất phát từ cái nhìn tương liên, và từ vai công chúng, em cho rằng nó phải theo kiểu hơi hơi bottom-up (theo cách nói của anh Gauxx). Những ý này được so sánh và có vẻ tương đồng với cách-nói-chuyện của anh Gauxx. Đặc biệt là tiềm tàng ý niệm về so sánh đối chiếu giữa ý thức cá nhân và đám đông, trong đó là vấn đề cơ chế đối với cá nhân có khác với đám đông không?

Khi anh Gauxx phê phán ý tưởng sử dụng xã hội học của ED để tiếp cận vấn đề, trong bài 3 (Quên đi và yên nghỉ), em cho rằng đấy không phải lỗi của nhân dân đại chúng chăm học là em, và do vậy với internet, cần đẩy mạnh vai trò của dẫn nhập văn hóa có tính thực hành phê phán trong từng cas văn hóa đại chúng. Và hiện tại thì cách làm ấy theo em chưa có chiến lược hiệu quả lắm. Nó thiếu cái giá đỡ triết học mà đổ cho sụp đổ đại tự sự của hậu hiện đại thì làm biếng không chuẩn. Anh Gauxx có chìa thêm ra món network society, em thấy có vẻ hay nhưng không thao tác được gì.

Thời may, nhân tiểu luận của CT về triết học Gadamer, trong bài 4 (Cấu trúc 1 trò chuyện) em có thể nương theo để đoán nhận những yếu tố chính của cách tiếp cận đối thoại tương liên. Nó bao quát từ liên cá nhân đến liên văn hóa. Đến đây câu chuyện tạm ngơi ra vì anh Gauxx chưa bổ sung những điểm phê phán tiếp cận văn hóa. Chưa rõ là đến thế này thì chính là CS của ảnh chưa, phê phán cái gì ở đâu, đối chiếu bằng cái gì nữa :P Tuy vậy, nhân dân là em thấy thế là dùng tốt rồi nên đề xuất áp dụng thử luôn cho mô hình nhóm nhỏ ^^ Xét ra, trong cas nhân dân quần chúng là em đây mà mô hình chạy không tốt thì mở rộng ra về mặt ý tưởng có thể hay nhưng kỹ thuật thì như thế nào đây?

Vì vậy, trong bài 5 (Ký hiệu - Tín hiệu - Chỉ hiệu), em thử phác thảo ra một số đặc điểm kỹ thuật của đối thoại tương liên theo kiểu hiểu của em. Cái này em không định nghĩa ngay mà chồng nhiều ý niệm lên để ngắm nghía: đối thoại tương liên, hội thoại tranh luận, song thoại đối chiếu...Ý niệm chính là hướng về cách em hiểu về phương pháp của FJ sử dụng trong triết học (điểm tinh tế, nếu quay sang bắt ông kết luận sẽ khác nhiều), và lập trường là đứng vai xóm Đông để cãi xóm Đoài. Món đầu tiên xóm Đông xài là kỹ thuật ghi chép tiến trình tư duy kiểu bản đồ. Món này hàng nhà tự chế, dùng cho trường hợp sinh ở nông thôn, bố mẹ là nhân dân. Tuy nhiên nó đang tỏ ra khá tương thích khi có một anh giai xóm Đoài nào thảo tính ^^

Sự khác biệt đầu tiên là không trừu xuất tri thức khỏi cá nhân. (Trước tác lưu danh thiên hạ dị/Dĩ thân vi giáo thế gian nan). Hướng đến sự hiểu người khác, cái khác (để sau xem có bàn đến nổi sự ngộ không). Đây đó đã lấp ló sự so sánh nguyên tắc khoan dung của sự hiểu với thái độ luận chiến của trí thức truy tầm mục tiêu nhận thức (sẽ viết dưới đây) mà nhờ sự tham gia của bạn NL bổ sung vào. (Đấy các bác thấy chưa, em chăm học mà ^^).

Đặc điểm kỹ thuật thứ hai chính là thực hành ngay bằng chính toàn bộ hội thoại này (giờ có 4 người và ít nhất 1 quan sát viên thầm lặng ^^). Trong một ý thức phản tư ráo riết, một diễn ngôn về tính hiện đại phải được trình bày một cách hiện đại tận căn, đúng không bạn M ^^

Như vậy, sau bài thứ 6 có tính minh họa này, sẽ chỉ cần thêm 1 bài nữa là gói được 1 cấu trúc. Sẽ ngây thơ nếu nghĩ nó sẽ đem lại 1 ý tưởng cụ thể. Nó chỉ phác họa ra một ý hướng để tìm tòi, tuy vậy, em nghĩ nó gợi cảm hứng về phía thái độ ý thức và có cái để bàn tiếp. Điểm đáng giá của nó là chứng minh rằng làm việc với đại chúng nó khó thế nào về mặt kỹ thuật, chứ chả nhẽ bàn chuyện đời mình mà đụng lĩnh vực nào cũng phải làm học giả, tiến sỹ mới sống được à? Chả có nhẽ (@ Chu Văn Quềnh) :P

2.
NL: khi ta đã có chút độ lùi thời gian, việc nhìn vào văn chương trong liên quan với vị thế tác giả (ở mặt chính trị) trở nên vô cùng kỳ lạ: có vẻ như là các nhà văn đậm mùi chính trị (hiểu đơn giản là nhà văn khuynh tả thành thực) bỗng mất hết phép mầu: ví dụ lớn là Jean-Paul Sartre và Mario Vargas Llosa; ở Việt Nam cũng vậy, cái này thì hẳn các bác ai cũng tự có ví dụ riêng rồi :p vấn đề là tại sao như vậy? tôi tin không đơn giản là vì họ đã hết "mốt", rằng cái ideology mà họ ủng hộ đã lỗi thời, mà còn là cái gì đó nữa, một tương liên hỏng giữa chính trị và văn chương (nhìn chung là khó diễn tả)


"phép mầu" - Ngay lập tức tôi liên tưởng trong cách diễn đạt này có điểm tương đồng kỳ lạ với cái không khí sôi động lôi cuốn của những trận đấu vật mà R.Barthes đã mô tả trong bài "Nơi người ta đấu vật" - Những huyền thoại. Đây theo tôi cũng là đặc điểm quan trọng khi nói về truyền thông: bị thao túng và chống bị thao túng (media literacy). Câu hỏi tự nhiên sẽ bật ra là: ở giữa chính trị và văn chương - điều gì đã thực sự xảy ra? Có ngầm ẩn một cơ chế nào không? Tôi cho là có một cơ chế như vậy trên bình diện đại chúng, với đám đông.

Tuy nhiên cứ thong thả mà nói, cũng phải làm rõ chuyện "mất hết phép màu" này là đối với ai? Đối với lứa hậu sinh thì là dễ hiểu vì họ có thời sự khác, thần tượng khác. Còn đối với độc giả cũ (gồm cả những tâm thế hoài cố - tín nhi hiếu cổ) thì chẳng những tác giả thay đổi mà chính họ cũng thay đổi cùng một thời đại cũng đã thay đổi. Những thanh niên hippie rồi cũng già, có con cái, muốn ổn định hơn, trở nên bảo thủ hơn là điều dễ hiểu. (Chưa kể cánh tả phần nhiều là ảo tưởng, lol). 

Nhưng có thể bỏ qua nhánh này để bàn vào một góc độ cốt yếu hơn, liên quan đến cái cơ chế một mặt hấp dẫn công chúng, mặt kia, qua đó mê hoặc và thao túng họ. Theo đó, ta có thể thử làm một khảo sát thô về mối quan hệ (tác giả-độc giả)/thời đại trong mối liên hệ (chính trị - văn chương).

- Khi xét vị thế chính trị của một nhà văn khuynh tả thành thực, theo một lối quy nạp tương đồng, ngay lập tức với tôi điều đó có nghĩa là đấu tranh/chia phe/luận chiến - theo cái nghĩa tích cực là con đường của lý thuyết, của nhận thức luận. “điều thực sự làm nên đặc tính của lí thuyết, đó là cái gì ngược hẳn lại sự chiết trung, đó là sự dấn thân của nó, là vis polemica của nó” (NLLT)

- Những đặc điểm đó khiến tôi liên hệ đến kịch tính/tính kịch khi nhìn nhận mối liên hệ giữa tác giả/tác phẩm với công chúng trong những nhận xét về kịch (bi kịch) của Aristote trong tập "Nghệ thuật thy/thơ ca" - chả hiểu sao phải thêm chữ "thy". Khi bàn về thi pháp của kịch, Aristote đã diễn đạt những tiêu chuẩn để hấp dẫn công chúng dựa vào một cơ chế của nhận thức của đám đông về vở kịch. (Đây là một nhánh hứng thú của tôi, về cơ chế thao túng tâm trí, khi mở rộng cho kịch, phim, phim ngắn, truyện kiếm hiệp - một số đã rải rác trong blog này).

Có thể còn phải nói lại cho rõ hơn, nhưng những nguyên tắc mà Aristote đề cập đến vẫn còn có thể đọc lại từ một góc khác trong bài về đấu vật của R.Barthes. Mà R.B lại chính là một đối tượng của câu chuyện này.

- Bằng cách nói cái gì thích hợp và không thích hợp, có thể nhận thấy những đặc điểm chính về những tiêu chuẩn, tính mục đích của kịch theo Aristote. Kịch mô phỏng hành động, theo lối cường điệu, làm nổi bật góc độ tính cách trên nền bình thường nhập nhoạng của đời sống. Dồn nén trong một quy mô ngày thường (1 ngày), để khán giả dễ nắm bắt, nhận ra những biểu tượng, khơi gợi cảm xúc (những cảm xúc được lựa chọn theo thể loại) để từ đó thanh tẩy (thanh lọc) tâm hồn.

Có thể mở rộng cho cả văn chương (thời đó tất cả 1 rọ) như phân tích của phần phụ lục cuối tác phẩm của 1 nhà nghiên cứu: trong khi triết học là về cái chung thì văn chương là dùng cái chung để mô tả những cái duy nhất, để dẫn dắt, khơi gợi nơi độc giả trải nghiệm về những cái có thể xảy ra (cũng như Aristote đã nóiKhông phải nói về cái thực sự có thể xảy ra - nói về cái có thể xảy ra). (Hy vọng điều này cũng góp phần vào câu chuyện "học văn để làm gì" của bạn TNH).

Những đặc điểm làm ra sự lôi cuốn, hợp thức của 1 vở kịch, theo Aristote, như vậy là quy mô của sự kiện, tính biểu tượng thông qua sự cường điệu (lên trên bình diện người thường, đời thường), đối chiếu đến những giá trị, dựa trên những cảm xúc rõ ràng, cường độ cao, qua tính bất ngờ, tính nhân quả tự nhiên (giống như thực) của những sự kiện. (Tôi còn nhớ có đọc đâu đó về những mối liên hệ đến khả năng nghe rõ, nhìn rõ trong bối cảnh những buổi diễn kịch ngoài trời ở Hy lạp cổ đại).

- Có 1 điều gì đó quen thuộc, tương đồng với lối tư tưởng của phương Tây - Hy lạp, trong cách trừu xuất những ý niệm/khái niệm lên bình diện siêu hình (cái này phải để viện dẫn FJ sau cho rõ ràng) bên trên bề mặt của thực tại.

Cũng vậy, ta sẽ thấy điểm tương đồng đó trong những phân tích của R.Barthes về những đặc điểm được ưa chuộng của công chúng trong 1 buổi đấu vật trình diễn: khoảnh khắc, sự trọn vẹn của hành động, cái bề mặt (nó cũng chính là cái được cường điệu để tượng trưng), sự thanh lọc từng cảm xúc rõ ràng qua kịch tính và cao trào.

- Qua hai câu chuyện song song này chúng ta có thể rút ra vài đặc điểm cốt yếu đã thu hút sự say mê náo động của công chúng (cái phép mầu ấy): kịch tính, sự cường điệu, bất ngờ, quy mô của chủ đề/sự kiện, tính đơn giản bề mặt có thể nắm bắt, có thể nhận thức được. Giống như việc trừu xuất lên bình diện siêu hình của những ý niệm giúp ta nhận_thức về thế giới toàn triệt, đối đầu với nghi ngẫu và bất an của đời thường. Kịch giúp công chúng nhìn thấy được những ý niệm rõ ràng về thế giới (hoặc tốt hơn, hoặc xấu hơn, nếu giống chúng ta thì gặp chẳng may - những đối tượng của bi kịch). Cao trào của cảm xúc, cái mãnh liệt, rõ ràng của nó, trong cảm thức cộng thông chia sẻ của đám đông có tính chất an thần rất tốt cho tâm trí - để chống lại cái nghi ngẫu bất an của đời thường, ngày thường, của số phận.

- Quay lại những nhà văn khuynh tả thành thực, đương thời họ đã đóng vai gì trong cái cơ chế tương liên giữa họ/tác phẩm của họ với công chúng trên nền thời sự chính trị của thời đại đó? Ví như R.Barthes, qua tập Những huyền thoại, đã vô tình đóng vai nào trong vở kịch lớn đó?

Sự giải huyền mang màu sắc tri thức của giải cấu trúc luận thực tế cũng đã đóng vai trò trừu xuất thực tại hỗn độn lên một bình diện của những ý niệm mới. Nơi đó công chúng được trải nghiệm nhận thức (theo một lối mới) để đến với những ý niệm mới, rõ-ràng-hơn-xưa. Vị thế chính trị khiến họ được chọn phe để thông qua đấu tranh chính trị (ý niệm chính trị như là cái ý thức về quyền tự do lựa chọn sống của cá nhân khi đối diện với hiện thực đời thường phức tạp và đè bẹp cá nhân tính) đạt tới 1 kịch tính từ đó thanh lọc cảm xúc, để cái đời thường bất an từ bản chất trở nên có thể chịu đựng được. (Cái đời thường thời Chiến tranh lạnh, của nguy cơ chiến tranh hạt nhân, lại càng dễ diễn giải).

Những chủ đề nho nhỏ, đa dạng, góc này góc kia, vốn dĩ rất đời thường, bỗng nổi bật lên từng hôm theo tuần báo, đã đáp ứng được yêu cầu về sự đa dạng của những cái duy nhất (từ một cái chung phương pháp luận và quan điểm phê phán) với quy mô vừa độ nhận thức của công chúng, đáp ứng hoàn hảo những yêu cầu của sự hấp dẫn hợp quy luật nhận thức của một vở kịch cổ điển như Aristote từng đề ra.

Cái tác dụng an thần xuất phát từ đặc tính đa dạng phong phú của những cái duy nhất có tính nghiệm sinh này do đó một mặt là có thể hiểu được, một mặt sẽ bị giới hạn bởi chính tính duy nhất của nó. Chúng ta không thể xem đi xem lại 1 vở kịch mà không thấy chán. Cũng vậy, nếu khổ đế xây dựng từ cảm thức bất an, cũng như E.Fromm phân tích trong Phân tâm học và Tình yêu, cái gì nếu không được giải quyết tận căn để thì chỉ có tính chất giả tạm, và do đó giống như ma túy, nó đòi hỏi sự lặp lại với cường độ cao hơn, và không bền vững. Ở đây sự giả tạm của văn chương giải cấu trúc luận chính là ở sự thiếu triệt để của nó. Nó sẽ bị phê phán để vượt qua và đi tiếp. Cũng có thể nói đơn giản hơn ở bình diện cá nhân, chỉ có ý thức phản tư rốt ráo là cái còn lại để bàn tiếp. Mọi cái khác đều cần bị vượt qua.
-------------
(Ở bài khác, ta sẽ thử nhìn đối chiếu từ góc độ của sự hiểu/nguyên tắc khoan dung như là điểm đối chiếu với thái độ luận chiến của lý thuyết xem những vấn đề này sẽ đi đến đâu).

Chủ Nhật, 24 tháng 6, 2012

Kí hiệu - Tín hiệu - Chỉ hiệu. Ghi chép về Sự lũng đoạn của lá cải



1.
Titi: hay lắm, mềnh học hỏi được bao nhiêu :-D Nhưng cá với các bạn, đem mí thứ này vào cơ quan nhà nước VN sẽ bị gọi là chơi trội ngay :-((


- Cái bề mặt trơ lì đó lại chính là input của thảo luận này, và là một trong các mốc tiêu của đối thoại giữa em với anh Gauxx. Nó sẽ định vị trở lại khung trò chuyện tương liên này trở lại ý tưởng ban đầu về "tính hiệu dụng của một khả thể truyền thông mới đối với những thay đổi xã hội ở quy mô nhóm (nhỏ)".


Việc chị Titi tham gia comment đã là một chỉ dấu về những thay đổi ở cơ quan nhà nước VN rồi ^^


2.
Gauxx: hoàn toàn đồng ý. cái này phụ thuộc vai trò host nhé. đối thoại liên subjects, hay bạn T có thể mở rộng đến liên văn hóa (mình từng viết xét cho cùng, liên cá nhân nằm ở trong liên văn hóa - tất nhiên không phải câu của mình) không phải là cân bằng tuyệt đối. Theo tiếp cận adaptation của intercultural (tiếp cận này cơ bản và cũng đơn giản nhất, so với tiếp cận perception và discourse), thì luôn có host culture và những cái khác (the other ^^) xoay chung quanh. bạn T ngay từ đầu đã host một cách thiện chí và cũng sexy nữa ^^

cảm ơn bạn T, mình sẽ quay trở lại sớm



- Trong lúc chờ đợi (đến giờ cái game này đã rõ dần quy luật của nó: chỉ khi anh Gauxx (người kia) đưa ra một lượng thông tin tri thức nhất định - với một số đặc điểm nhất định - thì tôi mới có thể tiếp tục thao tác được), tôi đã thử rà lại toàn bộ lịch sử trò chuyện. Rõ ràng nhận thấy nếu không có bản dịch nhỏ "Trí thức và Truyền thông" thì tiến trình đã tắc nghẽn từ đầu. Ta nói, thiện chí là thiện chí này đây: chấp thuận nhảy ngay vào dòng, đưa thẳng ra một vài luận điểm cụ thể rồi từ đó quay lại mở rộng thảo luận, kể cả về nền tảng: 


"Với sự thực dụng kiểu researcher, mà bạn T cũng từng nói về tôi như vậy, tôi thường được khuyến khích đi từ những cái người ta đang làm ở hiện tại sau đó vòng trở lại cái nền tảng, rồi lại tiếp tục cái đương thời và next.


Ngược lại bạn T là tôi phải thực hiện tròn vai người khác, khấp khểnh nhưng kiên nhẫn trò chuyện. Vì nếu tôi không làm được việc đưa ra cái khác (cái không biết đến) khung hình tư tưởng của người kia thì sẽ là thiếu thiện chí và bất công cho anh Gauxx.


"Trái lại, việc đạt tới một sự hiểu có lẽ sẽ đòi hỏi rằng tôi phải biến báo đôi chút với các mục đích ban đầu của mình. Mục đích của cơ chế hoạt động giờ đây không phải là sự chế ngự đối tượng, nói cách khác, giờ đây, tôi sẽ phải khai triển một kiểu đòn phép được thiết kế với mục đích thao túng kẻ đối thoại với tôi qua hành vi giả vờ thỏa hiệp của tôi. Mục đích này, nhìn một cách nào đó, không thể khởi hoạt nếu thiếu đi kẻ đối thoại, có nghĩa rằng, ở đây, tôi sẽ phải lắng nghe và phải trả lời, và như thế, cũng có nghĩa rằng tôi sẽ phải sẵn sàng chuyển đổi mục đích ban đầu của mình." (Tiểu luận của CT đã dẫn). 


3.
Gauxx: Tuy nhiên, tôi ủng hộ và thik cách bạn T tự lập bản đồ và đi chấm những cái nodes theo cách của bạn ấy. Tôi thấy đó là cách của một thinker. Góp ý nhỏ: trích dẫn quá dài, bạn được quyền và nên paraphase trích dẫn bất kể đó là câu của ai. Trong t/hợp này, bạn đang lấy lại từ nguồn thứ cấp, someone else reviews Gadamer, nên càng không nên quote nguyên con:) 


Qua (1) và (2) đến đây đã có thể trình bày lại với anh Gauxx điểm mấu chốt của phương pháp (nếu quả có 1 cái như thế) của em: ghi chép tiến trình dưới dạng thức bản đồ. (Về điều này em đã thực hiện dở loạt bài về nó - hiện mới có Sổ tay. 1 - Bản thảo. Ít nhất sẽ còn phần về Chứng từ và Bản đồ). Cắt, dán, tô, nguệch ngoạc, in, text, viết tay...là những yếu tố kỹ thuật đặc trưng trong lối làm việc này ^^ Việc 1 tài liệu được trình bày dưới dạng phải chuyển đổi hình thức để khớp với chuẩn tài liệu nghiên cứu KH (như anh Gauxx đề nghị) hoặc 1 dạng tư thế phát ngôn trước độc giả (như bác NL đang làm ở blog của mình) là có 1 chủ ý phương pháp. Nó giữ lịch sử đọc - viết, cảm hứng và một yêu cầu chuyển đổi thường trực - để trở lại và hoàn thiện.


Mỗi người như chúng ta khi lập blog hẳn đều có lập ý về biểu hiện, trong trường hợp này em sẽ cố triển khai vào chỗ khác giữa em và hai người (GXX & NL) trong lựa chọn biểu hiện và từ đó làm rõ cái ý đề nghị của em từ đầu: thao tác trong khung tri thức đại chúng, ở giữa hơn là kinh viện - một cách làm khác, chối bỏ thẩm quyền lập địa phát ngôn của tri thức hàn lâm (câu này vừa nghĩ vừa viết, chắc còn viết lại cho ra ý).


Cái KHÁC mà càng lúc ý tưởng về nó càng rõ hơn trong những bàn luận này sẽ được kiên trí đối chiếu chia phe với bờ bên kia (Gauxx & NL). Một quan sát nhỏ nhưng lâu dài cho thấy rất rõ một đặc điểm nước đôi, tiêu chuẩn kép trong biểu hiện trên blog Gauxx. Một mặt ảnh chọn lá cải để giao tiếp và dẫn dụ. Một mặt ảnh thường cho thấy lấp ló một giao diện khác đang được xây dựng. Câu hỏi thú vị ở đây sẽ là: liệu khi khăn đóng áo the trên giao diện khác kia (học thuật hơn chăng?) thì lá cải xưa có đủ tư cách làm chứng từ cho lý thuyết không, hay phải gọt tiện đi, kiểu "nó không chính thức, chưa phải tôi...".


Cũng vậy, blog NL thuần túy là một dạng lưu trữ những bài báo, bài viết. Nó có tính một chiều tới độc giả. Hạn chế tối đa bộc lộ đời sống cá nhân khác. Tuy vậy vẫn lấp ló yếu tố giao tiếp liên cá nhân với bạn bè đây đó. Một cách khác, nhưng giống tạng với blog Gauxx, tôi thấy các ảnh đều bộc lộ sự lưỡng lự, phân li về biểu hiện. Quan trọng hơn đối với họ điều đó có vẻ hiển nhiên, ít bị chất vấn.


Tại sao tôi lại nghiêng về phía Khác để thao tác. Vì nôm na nhất, tôi chán cái trò cứ lâu lâu lại thấy các nhân vật hùng cứ một phương sẽ phải lật đật chạy ra mở cửa đón vài thiếu hiệp đến thách đấu lấy số :P Cái số phận của việc trừu xuất hóa tri thức ra trước đám đông phiếm chỉ nó là như vậy. Liệu giữ chặt tiến trình tiến hóa bản ngã tri thức của người viết trong những tương liên luôn luôn cụ thể (nói là nói với ai, ở đâu, như thế nào và xung quanh có gì) có tránh được những cơn hấp bản năng thấp kém làm các học giả chỉ chăm chăm chửi nhau, hạ thấp nhau để lấy số má, thanh toán ân oán giang hồ? Cái gì đó ở đây thuộc về hệ hình hơn là chuyện đạo đức cá nhân.


4.
Cũng sau khi đọc rà lại lịch sử trò chuyện, tôi nhận thấy rất rõ một kỹ năng đọc-trả lời comment mà tôi đang mở rộng dần: mỗi comment không chỉ là một đơn vị thông tin trao đổi kiểu ký hiệu, nó còn là tín hiệu ám chỉ để mở rộng và hoàn thiện. Tôi liên tục áp dụng phương thức chỉ hiệu, lần mò khai mở để phát triển đối thoại. Bổ sung dần. Cái đặc điểm này, một mặt mờ nhạt hiển nhiên trên các giao thức giao tiếp blog; một mặt rất hay bộc lộ những vụ cưỡng ép ngôn từ, sai lạc thiện ý của nhau.


Cũng dẫn từ bài luận của CT, tôi cho rằng một lần nữa, cần cắt ra, dán lên bản đồ nhận thức một mẩu về nguyên tắc khoan dung:


Trong triết học và thuật hùng biện, nguyên tắc khoan dung đòi hỏi sự diễn giải duy lý một ý kiến của người nói và trong trường hợp của bất kỳ lý lẽ nào, đều phải xem xét các diễn giải tốt nhất và thuyết phục nhất có thể có. Theo một cảm thức hẹp nhất, mụcc tiêu của nguyên tắc thuộc phương pháp học này là để bác bỏ sự quy kết phản dy lý, các lỗi lo-gic hay sự sai lầm đối với phát biểu của người khác. Theo Simon Blacburn: “ nó buộc kẻ diễn giải phải làm tối đa hóa sự thật hay tính duy lý trong lời nói của người nói”. Triết gia Donald Davidson đôi khi coi nguyên tắc này là nguyên tắc của sự thích nghi duy lý. Ông tóm tắt như sau:” ta sẽ tối đa hóa sự hiểu câu và tư tưởng của người khác khi ta diễn giải nó theo cách nhìn lạc quan về sự đồng thuận”. Nguyên tắc này có lẽ được đưa ra để hiểu phát ngôn của người nói vào lúc ta không chắc chắn về nghĩa của nó-ND 


5.
NL: Có một điều hơi phiền là một phần lớn những gì bác đang quan tâm (kể cả gốc rễ của vấn đề communication) muốn nắm bắt được ổn thỏa đều phải quay về với lý thuyết văn học và ngôn ngữ học đi trước: những "mũi nhọn" của cultural studies thoát thai từ những gì extreme nhất của mấy lý thuyết gia, mà ví dụ kinh điển là Judith Butler.

Trong tiếng Việt tôi thấy hữu hiệu nhất là đọc "Bản mệnh của lý thuyết" của Antoine Compagnon, quyển sách ấy còn có lợi thế là đã bỏ qua được giai đoạn sôi sục để bình tĩnh xem xét, và nó cũng minh chứng cho định nghĩa lý thuyết theo kiểu của tôi :p, tức là nhìn những thứ hiển nhiên bằng con mắt không hiển nhiên.

Ngoài ra tôi thấy bác đọc cả trang của Hải Ngọc, chắc cũng không xa lạ gì với trang của Hoàng Phong Tuấn, rồi Lý thuyết văn học, Lý luận văn học và Phê bình văn học...



Tôi sẽ ưu tiên đi vào điểm này, còn comment trước rất thú vị xin để dành riêng cho bài sau.


Như theo nguyên tắc ông mất chân giò bà thò chai rượu tôi đã trình bày ở trên: vì bác NL chỉ đưa ra vài cái tên nên tôi phải lựa chọn một cái nào đó để đi tiếp. Nghĩ đi nghĩ lại thôi chọn luôn 1 bài viết về Văn chương lâm nguy của NL để bàn vào - là bài Nhìn lại lý thuyết. Ở đây tôi cũng dẫn giải lại vì sao trong cách tiếp cận của tôi, tôi tránh được "điều hơi phiền" của bác đã nêu.


Về đại lược, những gì bài viết nêu ra với tôi là (NL nói) Tzvetan Todorov phê phán sự tự cô lập của LTVH và đề xuất cân bằng giữa mối quan hệ bổ sung của tiếp cận nội tại (nghiên cứu mối liên quan giữa các yếu tố của tác phẩm) với tiếp cận ngoại tại (bối cảnh/lịch sử/tư tưởng/thẩm mỹ) - quay lại cái nhìn về một nền văn học cho mọi người: độc giả tìm trong đó (t/p) một ý nghĩa cho cuộc đời mình.



Để kết luận cuốn sách của mình, Todorov nhấn mạnh vào các giá trị mà lý thuyết văn học (thường) phủ nhận, hoặc ít nhất là gạt qua một bên, không mấy chú ý đến: “Văn học có thể làm nhiều việc. Nó có thể chìa bàn tay thân ái, khi ta thật chán đời, nó xích ta gần gũi hơn với nhân loại, giúp ta hiểu hơn về thế giới và giúp ta sống còn” (tr. 68). Cái nhìn của ông là một cái nhìn nhân văn: “Một độc giả thông thường, tiếp tục tìm tòi trong các tác phẩm một ý nghĩa cho cuộc đời của mình, rất có lý khi chống lại các giáo sư, giới phê bình và nhà văn, những người đã cho rằng văn học chỉ nói đến bản thân nó, hoặc chỉ dạy mỗi một môn cho con người là thất vọng” (tr. 68).

Điều thú vị nằm ngay trong đoạn thứ 2 của comment trên, nó hội tụ trở lại với câu chuyện cốt yếu của loạt bài này mà chúng ta đang nhàn đàm với nhau: truyền thông (nơi đại chúng và văn hóa là nền tảng), cách tác động trong cấu trúc xã hội (nơi câu chuyện dẫn nhập tri thức/văn hóa là ví dụ), và điểm hội tụ đang bàn là về mối đối thoại tương liên, sự tương hiểu (mượn cách dẫn Habermas) hay cách nói của Gadamer (CT dẫn) về việc đạt tới một sự hiểu (NH dịch).

Todorov cho rằng “cứu cánh của việc giảng dạy văn học […] không còn chỉ là công cuộc sản xuất giáo viên văn chương”, mà “phải lồng tác phẩm vào cuộc đối thoại lớn lao giữa con người với nhau”, và “[c]hính chúng ta - những người đã trải nghiệm, phải có trọng trách truyền lại cho các thế hệ mai sau cái gia tài mong manh đó, những tiếng nói giúp con người sống tốt đẹp hơn” (tr. 85).

Nói thực chỉ trong những câu chuyện như ở đây, lúc này, tôi mới đọc thực sự những bài kiểu này của các bác. (Nó cũng là ví dụ về hiệu quả cá nhân khi sử dụng phương pháp bản đồ tiến trình, theo dõi, để đó, kết nối, xử lý logic và đối thoại để hiệu chỉnh. Tóm lại tạo ra thị trường ý niệm để từ đó thúc đẩy khả năng từ vựng và nhu cầu tìm về với tác giả gốc). Là tôi, ngay từ đầu, điều tôi thấy chú ý nhất, quan tâm nhất là "tại sao Todorov lại thao tác phê phán trên chủ đề giảng dạy văn học trong nhà trường?". Và các bác cũng không phải nhọc công giải thích sợ hiểu nhầm với trường hợp độc giả này :P

Tôi thấy cách Todorov làm có điểm tương đồng với cách mà Francois Jullien bàn về từng chủ đề cho loạt bài triết học-minh triết Tây-Đông. Cũng tương đồng với hướng tiếp cận đối thoại tương liên mà tôi đang dẫn câu chuyện về: nó đòi hỏi một môi trường cụ thể, một đối tác đối thoại cụ thể, một vấn đề đại chúng cụ thể...để phê phán (đối thoại) rồi từ đó bàn ngược đến nền tảng để hiểu và thu nạp.

Dù hiểu cách nào, tôi vẫn thấy rõ cái sự tôn trọng tương liên quy chiếu về con người cụ thể, con người cá nhân, sống cuộc đời họ trong cách Todorov diễn đạt (thực tế là do NL dịch). Cách tiếp cận đấy ưu tiên lựa chọn chuyện giảng dạy văn học trong nhà trường để thao tác, từ đó phê phán (hàm ý tích cực kiểu Kant?) LTVH. Phê phán để chuyển đổi. Nói mạnh mồm, có lẽ ông sẽ không cần/muốn bàn trực diện vào LTVH. Vì từ chỗ KHÁC hệ hình, thì không thể phê phán một lối tư tưởng theo cùng cách sai (khác) của bên kia được. (Như tôi đọc trên báo nọ một bài thầy đời vớ vẩn, mình tác giả lập ra 1 thuyết không có nội hàm để phán, định phản đối vài câu, nhưng xét thấy nếu không tập trung làm khác đi, rõ ra, thì chả hóa ra mình cũng dùng cách của anh ta để chống anh ta, sẽ chả ai lợi lạc gì).

Về cuốn "Bản mệnh của lý thuyết" - giờ thì tôi có nhu cầu tìm mua để đọc rồi ^^ - của Antoine Compagnon, tôi chú ý đến đạo lý của sự lưỡng lự:

Tuy nhiên, đối với Compagnon, lý thuyết văn học không phải chỉ là tiêu cực. Ở chiều ngược lại, tương tự như khi lý thuyết hoành hành và không lường được sức sống của “cảm nhận thông thường”, nó là một đối trọng cần thiết vào những lúc hoành hành của “cảm nhận thông thường”. Compagnon gọi trào lưu ấy là một “cuộc phiêu lưu”, và ít nhất nó có thể “thức tỉnh đầu óc tỉnh táo của độc giả, khiến họ băn khoăn về những điều họ đã xác định”[13], và ông kết thúc cuốn sách của mình với một âm hưởng Milan Kundera như sau: “không phải là tôi đã biện hộ cho một lí thuyết trong các lí thuyết cũng chẳng biện hộ cho cảm nhận thông thường, tôi biện hộ cho sự phê phán mọi thứ lí thuyết, kể cả sự phê phán cảm nhận thông thường. Sự lưỡng lự là đạo lí văn học duy nhất”[14].

Sự lưỡng lự này là gì nếu không phải là tinh thần phản tư, cái nhìn biện chứng - là những mẫu số dùng chung cho nhiều lối tư tưởng?

Không chỉ biện hộ cho sự phê phán đó, Compagnon còn biện hộ cho một khái niệm nữa, đó là vis polemica (sức mạnh luận chiến), chính là “điều thực sự làm nên đặc tính của lí thuyết, đó là cái gì ngược hẳn lại sự chiết trung, đó là sự dấn thân của nó, là vis polemica của nó”[15]

[Đến đây có thể thú nhận được với anh Gauxx là quả tình lối đặt để văn bản gốc kiểu này của em chịu ảnh hưởng của Mr. Tin Văn (aka NL)].

Trong bài sau tôi sẽ đặc biệt triển khai một ý liên quan đến ý niệm về sức mạnh luận chiến này!

Lời biện hộ lần này của Compagnon có thể bổ sung cho lời biện hộ ông từng viết trước đó mười năm (cho lý thuyết văn học): theo ông, chừng nào nước Pháp còn gây bực bội và khó chịu đến như vậy, thì có nghĩa nó vẫn còn sống khỏe; chỉ khi nào không ai buồn nói đến những khiếm khuyết của nó nữa thì văn hóa Pháp mới thực sự chết. Cũng vậy, chừng nào lý thuyết văn học thôi quấy rầy “cảm nghĩ thông thường”, không còn làm cho ai khó chịu nữa, mà cứ thoải mái với những điều mặc định sẵn, thì chừng đó nó mới thực sự cần được đưa vào viện bảo tàng.

Lối diễn đạt này tôi đã gặp một lần khi BVNS nói về triết học Kant; đại ý dù ở phía nào, người ta cũng quay về những ý tưởng của Kant để bắt đầu - và do đó cần phải hiểu về Kant.

Quấy rầy "cảm nghĩ thông thường" là một ý niệm rất hay. Tôi nhận thấy có thể đối chiếu nó với khái niệm Khổ (Bất An) trong Phật giáo, cảm thức li cách của Erich Fromm, cảm thức suối nguồn của Karl Jasper, những phân tích của Freud về cảm thức tôn giáo đó...Tóm lại nhìn từ lối con người là con người vấn nạn, sống bắt đầu từ Khổ...thì thấy cái ý niệm kia rất tương đồng. Một mặt nó ám chỉ sự vô tri, vô minh của "cảm nghĩ thông thường" - là cái gắn với tâm thức đại chúng, đối tượng truyền thông truyền thống. Một mặt là tinh thần nội quán, phản tư của phương pháp, là cái có thể rọi chiếu từ vô số điểm khác nhau!

Trong một mạch khác chúng ta đã hoàn toàn có thể bàn luận về mối quan hệ văn chương với cá nhân và đại chúng trong cách mà xã hội giao tiếp - truyền thông (cũ và mới) :P

Thứ Bảy, 23 tháng 6, 2012

Cấu trúc 1 trò chuyện. Ghi chép về Sự lũng đoạn của lá cải

Đã lập ý cho bài này nhưng viết lại sau khi đọc được tiểu luận Gadamer và khoa học nhân văn, (hay làm thế nào để hiểu người/cái khác) của Charles Taylor (Như Huy dịch).


-------------


1.
Trong phần trước, khi nhắc câu slogan của HSBC, tôi có ý hướng gợi đến nhánh câu chuyện: đa văn hóa, dịch văn hóa, giải cấu trúc - vốn dĩ sẽ là một hệ quả hợp lý của diễn biến câu chuyện phải bàn đến. Vì nói đến truyền thông là nói đến tương quan xã hội, liên cá nhân. Khi bàn chuyện dịch chuyển giữa các trình độ phát triển của xã hội thì sẽ phải bàn đến sự qua lại giữa các mô hình xã hội, các hệ hình văn hóa khác nhau. Và một thuyết về liên văn hóa (hoặc chừng sẽ là 1 khả thể khác) cũng sẽ phải dành vị trí cho mối quan hệ liên cá nhân.


Thời may, bài tiểu luận về lý thuyết (triết học) của Gadamer đã giúp tôi có thể kết nối mạch lạc lại tất cả những điểm quan trọng rời rạc mà tôi đã đánh dấu trên bản đồ nhận thức của mình về một số chủ đề mà tôi quan tâm; trong đó câu chuyện về truyền thông này là một nhánh thử nghiệm.


2.
Các kiến thức, tác giả tôi đề cập trong mấy bài liền đây đều có 1 đặc điểm: chúng rời rạc, chắp vá, không đều và không hề do 1 ý thức nghiên cứu hệ thống chuyên sâu tổ chức. Nhưng chúng đã có được vẻ liền lạc, sống động và chính những độ chênh lại tạo ra thế năng cho tư tưởng chuyển động và kết nối. Thực tế đó là nhờ kết cấu của trò chuyện (đối thoại) mà ở đó sự phân vai người này/kẻ khác đã tạo ra được. Một cách vô tình, trò chuyện này đã có những đặc điểm căn bản của hành động tương liên mà anh Gauxx đề cập "khi mà những cuộc nói chuyện đặt trên nền tảng duy lý của sự tương hiểu/tương liên, chứ không phải duy lý vì một mục đích, mặc dù không phủ nhận hoàn toàn cái thứ hai". Cái nền tảng đạo đức diễn ngôn của Habermas có thể diễn dịch sang thành thiện chí đối thoại trong trò chuyện là điều hiển hiện giữa chúng tôi trong mấy ngày này. 


Điều này sẽ được rọi chiếu từ Gadamer khi đề cập đến việc làm sao để hiểu người/cái khác: Tuy nhiên, việc đạt tới một sự hiểu không bao giờ sở hữu đặc tính tối hậu này. Bởi một điều đơn giản, chúng ta luôn đạt tới một sự hiểu cùng với những người đối thoại được xác định cụ thể. Và những sự hiểu được đạt tới với những người đối thoại này sẽ không nhất thiết giúp được chúng ta khi chúng ta tìm cách hiểu những người đối thoại khác. Các sự hiểu của chúng ta đều phải phụ thuộc vào người tham gia đối thoại với chúng ta. Và thậm chí, còn phải tính đến việc, chính những người đối thoại cùng chúng ta có lẽ cũng không bất biến. Hoàn cảnh sống hay mục đích sống của họ có thể thay đổi, và sự hiểu trước đây của chúng ta về họ có thể bị đặt nghi vấn. Đúng là chúng ta cũng có thể chế ngự tình huống này bằng các thực hành như ràng buộc qua hợp đồng hay bản thỏa thuận, song điều này chỉ làm rõ hơn việc chúng ta đã ý thức hoàn toàn rằng những gì thiết cấu nên sự hiểu có tính đối ứng hoàn hảo và tự giác vào lúc này có thể sẽ không còn hiệu lực vào lúc khác.


3.
Điều hay ho của cấu trúc trò chuyện này (mà tôi sẽ từ từ dựng lại đặc trưng của nó) là dù từ xuất phát điểm nào, sự ý thức về việc đạt tới sự hiểu (lẫn nhau) cũng sẽ kết nối được một trật tự mới cho các tri thức đồng thời vẫn không làm tiêu biến vị trí lịch sử của nó (trong văn cảnh rộng lớn hoặc trong chính lịch sử của trò chuyện). Điểm đặc biệt là tôi vừa đọc xong bài tiểu luận của Charles Taylor (CT) tối nay, và tôi cũng chưa kịp tìm hiểu thêm gì về Gadamer nhưng tôi sẽ dùng nhiều cách diễn đạt từ bài tiểu luận này để cũng là minh họa luôn hai điểm quan trọng trong ý tưởng ban đầu  của tôi về cấu trúc đối thoại: đối thoại làm giàu cho mỗi bên và chỉ trong đối thoại sự biến đổi, cập nhật, hiểu biết hóa...mới diễn ra tự nhiên nhất - sẽ là liên tưởng của tôi về mô hình phát triển của xã hội như ở VN, điều mà anh Gauxx hẳn có ý ám chỉ về phát triển đi hai hàng. 


Có thể cho đến lúc này, nền tảng triết học của chúng tôi (trong tiềm tàng) không hẳn đã trùng nhau, nhưng nó có xu hướng hội tụ dần. Điều này sẽ rất thú vị nếu bạn biết tôi đủ lâu để hiểu là tôi chỉ xuất phát điểm từ một tâm thức rặt Á đông và không được trang bị hệ thống về tư tưởng hiện đại. Điều đó không ngăn cản dần dà tôi nhận thấy mẫu hình về những gì gọi là những người có một khung tâm thức hậu hiện đại. Như khi tôi bàn về Roland Barthes (RB), điều đáng ngạc nhiên là sự tương đồng gần như hội tụ trong cách đọc văn bản mà không cần gán thêm học thuyết nào ngoại trừ 1 vị thế lập trường ý hệ. Và như vậy dần dà tôi nghĩ đó là do có một khả thể nào đó về sự tương đồng ở thượng lưu giữa Đông và Tây, "chúng ta chia sẻ chung yếu tính con người (humaness)", về "một phương cách để ứng xử với cái thân phận làm người mà chúng ta cùng chia sẻ" (CT).


4.
Một cách tự phát, tôi cũng đã cho rằng một trò chuyện đúng nghĩa sẽ chỉ có thể là một đối thoại cẩn trọng giữa hai người. Mỗi khi xuất hiện thêm một người khác, chúng ta sẽ có cơ hội đồng thời tổ chức thành một tổ hợp của các nhóm đôi. Những biến dịch của các khả thể này sẽ đem lại thế năng và liên tục tương tác, biến dịch làm phong nhiêu bản ngã cho mỗi người. 


Ví như khi trao đổi với anh Gauxx về một chủ đề, tôi hoàn toàn có thể đồng thời một cách khác cũng cởi mở như thế, trao đổi với người thứ ba (^^) nương theo tri thức khác của họ (NL). Giữa hai tương quan kia sẽ lại thiết lập một tương quan mới đa bội và toàn bộ lịch sử trò chuyện này sẽ đem lại sự đào luyện lợi lạc cho tất cả những đối tác thiện chí. Và tất yếu, trong trường hợp cụ thể là ở blog này, với những người bạn mà tôi đã kết nối và chia sẻ nhiều năm, thiện chí là lợi thế mà chúng tôi không cần phải kêu gọi nữa. Sau nhiều năm online, cuối cùng tôi cũng hiểu ra được cách nào thì sẽ vượt qua được sự phân biệt on/offline mà được ích lợi nhất - cho nhau.


5.
@Gauxx: Khi nhắc đến E.Durkheim, thực tế em còn đang đọc dở. Nhưng nếu không đem ra vứt bừa vào đấy ngay (kiểu cao thủ cái gì cũng là vũ khí ấy mà ^^) thì công đâu mà học thuộc hết tri thức nhân loại được (lol). Và không đợi anh giải thích thì vừa may đã có CT nói về điều đó: Gadamer không tin rằng, trong các vấn đề thuộc con người, thậm chí chỉ là về mặt nguyên tắc, người ta có thể đạt tới một kiểu nhận thức tạo ra được sự chế ngự hoàn toàn về mặt trí tuệ đối với đối tượng được nhận thức. Có lẽ có thể mơ tưởng về điều này trong bộ môn vật lý học phân tử, thậm chí có thể xác lập nó như một trong các mục đích của bộ môn ấy, song điều này sẽ là bất khả khi đối với sự hiểu về con người.


Tự nhiên em hiểu ngay ngữ cảnh mà anh phản bác trích dẫn ED và đề cập đến network society. Và lúc nào bàn đến đó, tự nhiên em đã có cái thế năng để mà thao tác, bất chấp anh có biết đến Gadamer hay không trong mạch lạc của mình :)


Và việc Habermas cho rằng "những quốc gia không giao tiếp theo kiểu communicative action là những quốc gia không biết giao tiếp" liệu có phải là một uyển ngữ thay vì là một khúc mắc rơi về cái nhìn của thuyết vị chủng? Việc này rõ ràng phải bổ sung dữ liệu và rọi chiếu tiếp (ví dụ chính là với tiểu luận của CT).


Và việc rẽ nhánh khi bàn về yếu tố power trong tương tác xã hội của Habermas liệu có thể bổ khuyết từ cái nhìn tận căn của nhánh Gadamer (em đồ là không chỉ mình ổng)?


"Ghép 3 ông trí thức thì sẽ ra 1 tờ báo" là một hướng. Nhưng tờ báo là đã hàm ý tương tác 1 chiều, trong khi ý tưởng xây dựng trò chuyện liên cá nhân sóng đôi mà em đang từ từ làm rõ ra nó có xu thế 2 chiều. Và nó mời gọi sự tham dự bình đẳng (nhưng khác biệt, thậm chí là những duy nhất) của mọi người. Tuy vậy trong đó vẫn hàm chứa xu hướng thiên về góc độ truyền thông - tức là thao tác trong khung tri thức đại chúng, ở giữa, hơi hơi bottom-up (lol) hơn là kinh viện!


"mình cũng thích xài những thứ được mô hình hóa lắm, nhưng cuối cùng vẫn phải theo đuôi những người phê phán nguyên con modernisation." - Và cuối cùng thì cái câu này đã bị hấp thụ hết, hoàn toàn hiểu và đồng ý ngay về vấn đề anti mô hình hóa, xuất phát từ cách nhìn của Gadamer: 


Như vậy, cho tới giờ, ta đã biết rằng sự hiểu có ba đặc trưng: 1/ tính hai chiều, 2/ tính phụ thuộc vào kẻ đối thoại cùng, và 3/ tính chất mở ngỏ ra cho sự hiệu chỉnh. Các đặc trưng này hoàn toàn không thích hợp với mô hình nhận thức đối tượng theo lối cổ điển. Phản ứng triết học “chuẩn định” của chúng ta đối với các đặc trưng này cũng hoàn toàn tương tự. Các đặc trưng ấy hoàn toàn không thích hợp với nhận thức, tức sẽ không thể thích hợp với ”khoa học” thực sự. [Với môn khoa học về nhận thức-ND] nội dung của nhận thức không nên biến thiên theo mỗi kẻ truy tầm nhận thức khác nhau; nó không thể là điều gì [mà độ khả tín lại-ND] phụ thuộc vào các bên tham dự. Kẻ truy tầm nhận thức đích thực sẽ không bao giờ thay đổi mục đích của hắn, chứ đừng nói là có sự thỏa hiệp nào ở đây. Sự phụ thuộc vào các bên liên quan cũng như các mục đích bị thay đổi thích hợp được với sự hiểu, chính xác là bởi chúng tái hiện điều gì đó hoàn toàn khác với nhận thức; sự đạt tới đồng thuận, và việc đạt tới sự thật tối hậu là các cách tiếp cận hoàn toàn khác nhau. Ta không nên lẫn lộn giữa hai cách tiếp cận này, cũng như không nên liều mạng thử tìm cách hạ giá lối tiếp cận khoa học. 


6.
@NL: Từ vai thứ 3, hẳn bác đã nhận ra những dụng ý của tôi trong thiết kế của chuỗi trò chuyện này. Trong chuyện dẫn nhập văn hóa mà không mời được những nhân vật như bác thì sẽ thật là phí phạm tài nguyên internet :P


Thực tế lúc viết chữ giới thiệu VH là tôi đã có sự ngập ngừng (nên nhập nhằng viết tắt), nhưng chấp nhận viết bừa như thế để mở ngõ câu chuyện của bác về lập ý trong mảng này.Cũng như anh Gauxx dẫn lại, tôi cũng nhận ra rất rõ sự dùng dằng "mắc vào nhận thức" của bác. Ngẫu nhiên trong mạch chuyện liên quan đến Gadamer này, tôi nghĩ có một hướng kỹ thuật tránh được việc phải lựa chọn mà vẫn có tiến hóa cho bản ngã tri thức của người viết. Nó liên quan đến ý tưởng về cấu trúc trò chuyện này. Khi đó ta coi mỗi lựa chọn là một kẻ khác để đối thoại và để hướng tới sự hiểu.


"Lý lẽ của Gadamer trong Sự thật và Phương Pháp đã ứng xử với sự hiểu của chúng ta đối với truyền thống của chính chúng ta, tức lịch sử văn minh của chúng ta, và các văn bản và biến cố thuộc về nó. Điều này có nghĩa rằng những gì chúng ta nghiên cứu sẽ bằng cách này hay cách khác nằm chính trong bản sắc của chúng ta. Thậm chí cả ở các công trình khi chúng ta định nghĩa bản thân mình chống lại các đặc trưng nào đó của quá khứ, như thời Khai minh hiện đại chống lại thời Trung cổ, thì thời Trung cổ ấy vẫn thuộc về bản sắc của chúng ta như thể một cực phủ định, tức điều chúng ta sẽ vượt qua hay thoát khỏi. Chúng ta là bộ phận của cái “lịch sử tạo hiệu lực” (Wirkungsgeschicte) và do đó, lịch sử ấy cũng tạo hiệu lực lên chúng ta [ Note: Nói vắn tắt, theo Gadamer, lịch sử tạo hiệu lực là dạng lịch sử mà ở đó bao gồm cả chính lịch sử của sự nghiên cứu lịch sử của chúng ta, tức những gì tạo ra thói quen, văn hóa và truyền thống hiểu lịch sử của chúng ta, và lẽ dĩ nhiên sẽ tạo hiệu lực, hay làm nên, một cách vô thức, hoặc ý thức lên cách nhìn nhận thực tại của chúng ta, và thậm chí cả chính chúng ta, trong hiện tại-ND]"


Về "Những huyền thoại" của RB: chính kiểu bàn nghiêng, bạn NL ở vai thứ 3, đã dẫn dắt câu chuyện đến đây - điểm hiệu chỉnh và đổi hướng. Một mặt tôi ước lượng (vì có thể trong chuyên ngành văn chương điều này lại khá cũ kỹ và hiển nhiên) rằng khi phải từ bỏ tư thế chính trị rõ ràng (điểm tựa lý thuyết, vị thế phát ngôn) thì có thể xoay sang cấu trúc kỹ thuật trò chuyện để đảm bảo cho mọi khả thể đều trở lên phong nhiêu :)


Có thể dù không đọc bài bản về Ký hiệu học nhưng do tôi là người đọc nhiều về Tâm phân học nên quen với cấu trúc của biểu tượng, có thể còn vì tôi là người thiết kế không gian, nên chuyện chuỗi lớp phối cảnh, nhịp điệu, tiết tấu, bố cục là cái dễ nhận ra trước. Và cũng có thể chịu ảnh hưởng của Francoise Jullien nên tôi đã quen cách đọc ký hiệu. Tất cả những điều đó làm cho việc đọc "Những huyền thoại" phần ký hiệu cấu trúc là rất tự nhiên với tôi. 


Nhưng nói vậy thì cũng vẫn có nghĩa là tôi hoàn toàn chia sẻ những đánh giá rằng "nó tươi mới, nhiều bất ngờ...ít xảo thuật trí thức". Chỉ là tôi đã vừa đẩy câu chuyển lên 1 nhịp để lấy lại thế năng rồi ^^

Thứ Năm, 21 tháng 6, 2012

carnets. Thời đại của những thứ "hậu" - Jeffrey Nealon

- Cái biểu đạt, mặc dù mang tính “võ đoán”, không phải là một sự thiên vị cá nhân.


Vì “võ đoán” nghĩa là “được kiến tạo về mặt xã hội” theo Saussure, tất yếu nó cũng có nghĩa là “kháng cự lại sự thay đổi”. Các tập quán xã hội đã trở nên thâm căn cố đế, và các quy ước xã hội, bởi thế, không thể thay đổi chỉ qua bất cứ một hành động của cá nhân nào. Ngôn ngữ, như Saussure chỉ ra, có lẽ là ví dụ tuyệt vời nhất cho điều này:  ngôn ngữ là một hệ thống xã hội về ý nghĩa mang tính võ đoán dựa trên những quy ước đã duy trì từ lâu nên nó có sức kháng cự rất cao đối với sự thay đổi.


Nói khác đi, điều đáng ngờ đối với một nhà hậu cấu trúc luận là dấu vết của một khẳng định mang hơi hướng thần học hay tính chất siêu nghiệm nào đó về “cấu trúc” theo quan điểm của cấu trúc luận. Tuy nhiên, các cấu trúc dường như chi phối các thực hành văn hóa bản thân chúng cũng là sản phẩm của các thực hành văn hóa. Đây là bài học của chủ nghĩa hậu cấu trúc và cũng là điểm nào mà nó dễ móc nối với chủ nghĩa hậu hiện đại nhất: Cả các nhà hậu hiện đại và hậu cấu trúc đều nhấn mạnh và làm nổi bật bản chất tạm thời của mọi khẳng định về sự thật/chân lý.Các sự thật/chân lý chỉ xuất hiện trong ngữ cảnh đặc thù, điều đó không có nghĩa bất kỳ điều gì chúng ta nghĩ cũng đúng cả (như ta thấy xuyên suốt văn bản này), mà đúng hơn là các sự thật/chân lý phụ thuộc vào các ngữ cảnh đặc thù.


http://hieutn1979.wordpress.com/2012/06/17/jeffrey-t-nealon-thoi-dai-cua-nhung-thu-hau-phan-2/

Quên đi và yên nghỉ. Ghi chép về Sự lũng đoạn của lá cải



vh nghe nhìn là cái mà những người bảo thủ chống lại với mục đích bảo vệ vh đọc - high culture.


- Văn hóa nghe nhìn không thể có high culture? Nếu không thì việc đối lập văn hóa đọc với văn hóa nghe nhìn là một việc không cân xứng. Ít nhất thì cũng có thể có thể lai của chúng?


cá nhân và liên cá nhân luôn có thể set up và thực thi cái agendas của họ - ví dụ lên FB mà xem^^ - cái ngày nay đã được support bởi mạng lưới. 

mạng lưới phát triển tạo ra một nền tảng khác mà Manuel Castells gọi là network society thay thế cho social networks kiểu cũ.

network society cấu trúc lại xã hội và công chúng - ở đó có những điểm giao dịch thông qua phương tiện, nơi mà space được tạo ra bởi các tương tác này như là những dòng chảy (space of flows) - vừa hay là cái bạn T đang quan tâm ^^. Nó có thể tiếp tục củng cố các giá trị của các thiết chế xã hội (institutions) hay phá vỡ chúng để tạo ra các projects mới mang tính tư thân (autonomous) của các society members, hoặc cả hai tình huống xảy ra- những chuyện hay còn ở phía trước. 



- Nhớ có lần chat với 1 cậu người Pháp, mình nói sự khác nhau (hay giống nhau tùy góc độ) của Đông và Tây có thể ví dụ như thế này: với bọn mày thì 1 đường thẳng là do 2 điểm nối qua, còn bọn tao nghĩ một điểm là do 2  đường cắt nhau!


Cũng vậy, ví như vấn đề ý thức bóp còi xe khi tham gia giao thông: thực ra có thể với Tây, bóp còi là 1 tín hiệu thông báo để xử lý tình huống cụ thể; trong khi đó với Đông chỉ đơn giản tiếng còi là mở rộng trường ảnh hưởng của cá nhân như 1 chiều hướng để các chiều hướng khác điều tiết.


Nay gặp ý tưởng về các tương tác như là những dòng chảy là 1 ý niệm hội tụ rất thú vị. Hy vọng đằng sau nó có 1 nền tảng kỹ thuật đã từng được dịch và giới thiệu (^^) ở đâu đó!



Do đó, quên E.Durkheim đi khi bàn về tt hiện đại, cũng nên để Le Bon yên nghỉ - cái gọi là TLH đám đông rất là vớ vẩn.


(Ở VN mới có thêm 1 ấn bản về TLH đám đông với 1 số tác giả nữa chứ không chỉ Le Bon). Điểm này thực ra rất thú vị để bàn:

- Sách của E.Durkheim được sắp trong bộ Tủ sách Tinh hoa của NXB Tri Thức. Có thể đơn giản đối với những người tuyển lựa, xã hội VN không có lựa chọn đi tắt khi cần bắt đầu từ tiền hiện đại để có thể tới được hậu đương hiện đại ^^

- Đáng tiếc cũng như hầu hết các cuốn sách khác trong Tủ sách này, hoàn toàn thiếu những bài dẫn nhập có tính chất giới thiệu, phê phán và những dòng nhánh của các chuyên đề này hiện nay. Có thể coi là những người chủ trương thiếu hẳn một quyết tâm và ý thức/khả năng tổ chức kiểu chiến dịch truyền thông cho việc quảng bá đưa các cuốn sách vào dòng chảy xã hội. Tất nhiên có thể đổ cho tiền, nhưng nên nhìn nó là hệ quả chứ không phải gốc rễ vấn đề cần giải quyết.

- Cũng có thể nói những tư tưởng trong Tủ sách Tinh hoa chưa có bầu không khí nuôi dưỡng nó, nhu cầu tiêu hóa, phủ nhận và phê phán nó...Nó chỉ là những tiền đề để bắt đầu (ít nhất từ ý thức tuyển lựa là như vậy) - một dạng tư tưởng tác động kiểu top-down - trong khi mọi chuyện thì hầu như đã/đang ở lưng chừng rồi.

Một mặt không thể bỏ qua ED được khi chưa có ý thức về tính phê phán với học thuyết mà nhảy ngay vào dòng sau. Có đi hết tinh thần của hiện đại thì mới hiểu được tâm thế hậu hiện đại. Nói cho cùng, như BVNS nhận xét, hậu hiện đại chỉ là tái hồi trở lại tinh thần khai minh của thời kỳ Khai sáng.

Mặt kia, chính những thảo luận amateur (tức là không quá kinh viện) kiểu này đã đồng thời kích hoạt làm nảy sinh một lúc mấy nhu cầu: nhu cầu cập nhật, nhu cầu phê phán tư tưởng cổ điển, nhu cầu ứng dụng rọi chiếu trong 1 chủ đề nhỏ. Qua đó tạo ra 1 mạch lạc của tiến trình - kiểu chiến lược hơi hơi bottom-up ^^.

- BVNS có 1 tầm vóc đáng nể nhất là khi chính những bài dẫn nhập của ông tạo ra 1 bộ từ điển triết học. Cuốn Nguồn gốc các loài của Darwin đến giờ đáng nhớ nhất lại là bài giới thiệu của BVNS. Qua nó, người ta định vị sơ bộ được cuốn sách trong lịch sử tư tưởng mà chính nó góp phần tạo ra.

- Cái khoảng trống hiện nay và cơ hội cũng chính là áp dụng tinh thần học thuật hiện đại vào phê phán xã hội VN cho những cas cụ thể và tiêu biểu của đời sống đương thời. NVT là 1 giáo sư nổi tiếng với những bài viết về các vấn đề xã hội với phương pháp xử lý số liệu kiểu NCKH. Bỏ qua điểm này điểm kia cần bàn thêm (như những gì anh LVu từng nói) thì đó chính là cái mà theo mình đang thiếu ở VN và nó có tác dụng trực quan rất mạnh! Mà nói thật, mình rất ngạc nhiên khi nhiều người, cả bạn mình, những người làm đến Postdoc chuyên ngành rồi mà mỗi lần rời sang chuyện xã hội lại thể hiện cái tư duy rất thô sơ và cảm tính. Chẳng phải cái đáng kể nhất của những học vị cao như vậy là khả năng nghiên cứu độc lập và khả năng đánh giá ước lượng được nội hàm tri thức của các ý tưởng về nhiều lĩnh vực. Chỉ bọn sinh viên ngây thơ mới hay lên những đề cương vĩ đại ôm hết mọi vấn đề to tát vào giải quyết trong mấy tháng thôi chứ.

- CVD có 2 mảng, NL với những bài điểm sách và CS với những bài viết có hơi hướng bình luận xã hội kiểu châm biếm; đều ít nhiều tạo được dấu ấn. Đáng tiếc theo mình là phần giới thiệu VH của NL thì giống cho người bản xứ hơn là cho VN - không hẳn là dở, chỉ là nó không có đối tượng đối thoại khả dĩ - và phần của CS thì lại giống tản văn của 1 thị dân có good taste.

Nói cho cùng lĩnh vực của BVNS thì quá đặc thù, ít phụ thuộc ngoại cảnh thực địa. NVT thì vẫn chỉ tiếp cận thời sự qua truyền thông nên cũng không đi quá xa được theo chiều hướng thâm nhập, nhưng ít ra cũng là lấy vũ khí của truyền thông để chống lá cải! Không dễ mà đứng ở trong dòng chảy xã hội VN mà vẫn tổ chức được cái agenda của riêng mình trở thành của 1 bộ phận công chúng. Trong việc này, vai trò của tương tác đa ngành, liên kết nhóm đa dạng của người mình còn quá yếu. Như TNH dịch 1 loạt những bài về lý luận văn học hiện đại rồi cũng phì phò thở vắn than dài mà chưa thấy tạo ra được một nhóm thảo luận khả dĩ làm nguồn động lực cho những dự án sinh động thiết thực hơn.

Nhưng tất cả những chỉ dấu tích cực trong loạt ghi chép này mà tôi ghi nhận đều là qua internet, từ internet và trên internet. Điều này vẫn còn là hy vọng cho tự do lựa chọn và thích nghi của mỗi người.


- HSBC - Ngân hàng toàn cầu, am hiểu địa phương :D

Thứ Ba, 19 tháng 6, 2012

Bùng nổ và biến đổi khôn lường. Ghi chép về Sự lũng đoạn của lá cải

Tôi là người tự học, không dấu dốt, biết đến đâu thì cố gắng viết lại xem có mạch lạc không. Đây là những ghi chép sau khi đọc bản dịch "Trí thức và Truyền thông" của anh Gauxx (tên thật ^^) cùng những bài viết trước đó.
-------------------------


"Hai quan điểm khác biệt này tồn tại trong phần lớn trí thức Việt Nam, những người hiếm khi chạm được vào những nguồn tài chính lớn và thường đồng nhất văn hóa đọc (reading) với văn minh." (Tôi gạch dưới).

- Điều đáng chú ý thứ nhất và cần làm rõ là sự phân biệt văn hóa đọc với văn minh. Theo ngữ cảnh có thể suy luận rằng ở đây hàm ý khái niệm văn minh bao trùm lên khái niệm văn hóa đọc. Sự khác biệt này có thể tương đồng với sự phân biệt giữa ngành Xã hội học với ngành Tâm lý học của Esmile Durkheim - (Các quy tắc của phương pháp xã hội học). Văn hóa đọc cho dù được mở rộng nghĩa tối đa trên nền tảng ngành truyền thông thì vẫn chưa thể là các sự kiện xã hội - tức là thuộc về cấu trúc thực thể lớn hơn của văn minh (khái niệm có thuộc tính xã hội).

- Cũng vậy, khi David G. Marr đề cập tới những nguồn tài chính lớn thì hẳn có ý ám chỉ tới cái cơ chế ngầm, thậm chí nền tảng, chi phối ngành truyền thông? Tức là có thể cơ chế thực sự của truyền thông không dựa trên những thao tác đọc trí năng mà liên quan đến khả năng thao túng dư luận dựa trên những cơ chế có tính chất  của "sự kiện xã hội" - (Các đặc điểm khu biệt của sự kiện xã hội: 1-Ở bên ngoài ý thức cá nhân. 2- Gây ra hay có thể gây ra sự tác động có tính cưỡng bức đến các ý thức ấy - ED, sdd).

"Khi thảo luận về mối quan hệ nhà nước-xã hội ở Việt Nam, liệu chúng ta có thể nói rằng giới trí thức với tư cách một nhóm xã hội có khả năng đối thoại với chính quyền? "

- Điểm thú vị là trong phát biểu này đã mặc nhiên lựa chọn đứng về phe trí thức-phản biện của cuộc tranh luận thời danh hồi cuối năm ngoái về khái niệm trí thức. Ở đây tiềm ẩn hai câu hỏi thú vị:

(1) - Định nghĩa về nhóm xã hội: hẳn sẽ dùng phương pháp của xã hội học để định nghĩa. Việc định rõ cấu trúc và điều kiện hình thành nhóm xã hội theo tiêu chí nào sẽ cho phép lý thuyết đo lường có khả năng triển khai theo những hướng cụ thể khác nhau.

(2) - Việc ra đời định nghĩa một giới riêng (trí thức) trong quan hệ đối lập với chính quyền có sự khác biệt với tính chất đảng phái không chỉ ở trong đặc điểm cấu trúc mà là từ trong cách tiếp cận về cấu trúc xã hội. Lựa chọn định nghĩa này bao hàm một tính mục đích - luôn luôn định nghĩa là có tính mục đích. Mục đích này có thể liên quan đến ý niệm nền tảng về động lực phát triển xã hội dựa trên đa nguyên  và quyền tự do lựa chọn?

Tới đây có thể nhận thấy rất rõ cách tiếp cận của David G. Marr chịu ảnh hưởng của những lý thuyết MSD và AS qua những từ khóa quan trọng: chính quyền-xã hội-truyền thông-công chúng, agenda setting.

"Kể cả khi đảng muốn thực hiện cả hai cùng lúc, thì có vẻ như một thế hệ mới công dân mạng sẽ tìm được cách thoát khỏi sự kiểm soát và xúc tiến cái agendas của riêng họ."

- Xúc tiến cái agendas của họ tức là "khuếch trương những ý tưởng mới, thử nghiệm những kiến thức, kinh nghiệm hay, thảo luận và đánh giá kết quả một cách mở rộng và thường xuyên" như những gì trí thức giai đoạn 1920s-1930s đã làm (dưới mô hình quản lý nhà nước thuộc địa của Pháp!). Cũng chính họ (trí thức giai đoạn đó) là lực lượng tạo ra sản phẩm báo chí và tiêu thụ chúng. Qua đó tác động tới nền tảng văn hóa (và nền tảng chính trị) của xã hội. Đến đây thì rất rõ ràng cái tiềm năng cạnh tranh vai trò dẫn dắt xã hội của trí thức (phản biện) với chính quyền từ phương diện tư tưởng sang phương diện chính trị. Nhất là khi báo chí truyền thông còn có thể là công cụ liên kết nhóm và gây ảnh hưởng. Nó là lành mạnh và bình thường ở bên ngoài những xã hội toàn trị!

Nhưng cũng chính vì cần tiếp cận xã hội dưới nguyên tắc của xã hội học nên dễ thấy là tư duy top-down tiếp cận vai trò chức năng của nhóm xã hội trí thức như trên (vai trò của tranh luận, đối lập, tự do lựa chọn) với chất lượng phát triển xã hội có xu hướng ôm đồm khó kiểm nghiệm lý thuyết (@Gauxx). Cần thêm vào đó là tiếp cận bottom-up xuất phát từ nhận thức "communication thực ra chính là một cơ chế của văn hóa và không tách rời văn hóa".

Tóm lại, sự lũng đoạn của báo chí lá cải dẫn đến nguy cơ bùng nổ và biến đổi khôn lường hiện tượng này tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ tiêu cực:

1 - Tha hóa tư tưởng toàn xã hội: xói mòn các giá trị, chuẩn mực hiện thời. Hệ quả là những biểu tượng chính trị của hệ giá trị, chuẩn mực ấy (chính quyền, đảng cầm quyền) cũng chịu chung cơn lũ xói mòn và rỗng nghĩa. (Việc tái hồi những thần tượng quá cũ kỹ trong tấm áo đạo đức thực tế cho thấy sự rệu rã của xã hội hiện thời. Đạo đức (thường gắn với tình cảm tôn giáo) là thứ làm cho luật pháp (quyền lực) trở nên hiển nhiên). Tất yếu dẫn đến nhu cầu thay đổi, tìm cái mới, cái khác (thường được mong là cái tốt hơn).

2 - Sự tha hóa đi kèm với nó là mất khả năng tư duy độc lập, thiếu óc phê phán, tinh thần phản tư...dẫn đến nguy cơ dễ bị thao túng tâm trí. Trong trường hợp bị chi phối bởi các nhóm lợi ích nhỏ hoặc yếu tố ngoại xâm (diễn biến hòa bình, sic) thì đó còn là nguy cơ của một dân tộc.

3 - Cơ chế hiện thời của báo chí lá cải ở VN (với đặc điểm "viết bố láo, bịa đặt, viết chủ quan áp đặt, viết không thành có, có thành có rất nhiều, viết xúc phạm cá nhân, xúc phạm giới, vi phạm đạo đức nói chung.") còn có gây những hậu quả xấu: triệt tiêu tính chính xác của thông tin, khả năng tranh luận, đạo đức. Qua đó dung dưỡng tư duy bầy đàn, bản năng...là mảnh đất cho phương thức ám thị tà đạo thao túng tâm trí. Những xung năng tăm tối của đám đông được nuôi dưỡng và chờ chực nguy cơ bùng phát thành bạo loạn không thể kiểm soát được (Tâm lý học đám đông)? Kể ra điều này cũng khó nói cho phân minh. Những sự kiện tàn bạo nhất nhân loại đều chẳng phải đều xảy ra do những dân tộc vốn là trung tâm văn minh nhân loại như Pháp, Đức, Nhật, Trung Hoa?

Và như vậy liệu truyền thông có thực đã đủ là cơ chế văn hóa chủ yếu của xã hội hay còn những cơ chế ngầm khác chi phối đám đông công chúng? Thao túng và khai minh có nhất thiết sử dụng chung một cơ chế nền tảng?

Thứ Bảy, 16 tháng 6, 2012

Trứng luộc dầm nước mắm. Ghi chép về Sự lũng đoạn của lá cải

1.
Trong bài dẫn nhập về Media của mình, tiến sỹ Gấu (^^) ở phần kết luận có bàn xoay xung quanh vấn đề "sự lũng đoạn của lá cải": (a) sự lũng đoạn của lá cải trong thời điểm hiện tại phản ánh sự bất bình thường của mối quan hệ cấu trúc xã hội-truyền thông-công chúng; (b) ở cấp độ thượng tầng, về mặt chính trị nó tiết lộ hoặc là sự lúng túng, hoặc là sự vô trách nhiệm, hoặc tệ hơn là sự chi phối của quyền lực bè phái, nhưng tệ nhất là sai lỗi của bản thân hệ thống; về mặt xã hội nó cũng cho thấy tình trạng nhiễu nhương kiểu "xin hãy nhìn mớ gai chằng chịt này".

Vì thiếu căn bản nền tảng lý thuyết về media nên thay vì triển khai bàn thảo vào luận điểm, tôi thử đi vòng theo cách tiếp cận nôm na của mình về báo chí lá cải Việt Nam xem có nảy ra được ý gì liên quan đến nhận xét trên hay không.

2.
Trong chương VI của cuốn Đường vòng và lối vào của Francois Jullien - Bất đồng ý kiến là chuyện không thể (hệ tư tưởng của lối diễn đạt vòng vo) - trái với sự khúc khuỷu thông thường của văn phong triết học, có bàn một mạch về mặt trái của nghệ thuật vòng vo (vốn là 1 lựa chọn chiến lược từ thượng lưu của 1 hệ hình tư duy khác với châu Âu) trên bình diện tư tưởng hệ trong sự đối chiếu giữa tư tưởng hệ phục tùng kiểu Trung Hoa với tư tưởng hệ điển hình của châu Âu.

Theo đó FJ nhận xét "vì không có khái niệm về chân lý giáo điều (không có định nghĩa chính thức về "chân lý" và áp đặt định nghĩa cho lương tâm để đảm bảo sự cứu rỗi); vì không có một tham chiếu nào khác để đối trị với mục tiêu chính trị, không có một hệ giá trị nào khác vượt ngoài được trật tự xã hội hiện hành, không có trật tự chính trị nào khác được..." nên mục tiêu đấu tranh "không dẫn tới các cuộc biện luận tranh cãi", "nó không dẫn tới các cuộc tranh luận trực diện, công khai mà chỉ là những cuộc tiếp cận dấu lén, đường đi vòng vo". Trong khi đó ở những nước như TQ (VN), liệu có thể bàn về một nền báo chí theo kiểu phương Tây trong một nền văn hóa thiếu vắng những cuộc biện luận, tranh cãi trực diện, công khai? Và do đó tiến trình phát triển của nền báo chí sẽ có những đặc điểm khác biệt với lịch sử báo chí (truyền thông) của phương Tây?

Ta thấy, bỏ qua vấn đề mối quan hệ nhân quả con gà quả trứng với thể chế chính trị, ở Trung Hoa, từ trong hệ hình tư tưởng đã có một lối tiếp cận khác, lựa chọn khác và do đó khi đối chiếu phương thức tổ chức xã hội của nó với cấu trúc xã hội phương Tây có sự không trùng khớp, gập gềnh căn bản. Nó dẫn tới nguy cơ giáo điều, sáo mòn trong việc áp dụng lý thuyết phương Tây vào thực tiễn xã hội Trung Hoa (mà Việt Nam có cùng văn cảnh tương đồng) - kiểu thước thẳng đo đường cong. Nhưng điều này không phải là để phủ nhận tiếp nhận tư tưởng học thuật mới mà là để vận dụng phù hợp hơn, thỏa đáng hơn trong tiếp cận phân tích những xã hội Á Đông chịu ảnh hưởng văn minh Trung Hoa.

3.
Điểm thú vị là ngay chương đầu của cuốn sách bàn về những chiến lược ý nghĩa này có một ví dụ về cách đọc "những gì ở giữa những dòng chữ" trên Báo Bắc Kinh (Nhân dân nhật báo): "...sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng Cộng sản TQ và chính ngay nguyên lý bảo đảm tính chính thống của nó đòi hỏi diễn ngôn của những người lãnh đạo, mặc dù có những sự bất đồng ý kiến giữa họ, phải tỏ ra hoàn toàn thống nhất và đồng thuận; kết quả là, (...) tất cả những sự thay đổi đường hướng phải được cân nhắc, vòng rào thật kín, trùm lên tính liên tục của lời lẽ những công thức. Một thứ diễn ngôn hầu như mờ đục...". Có lẽ bác Đông A (blogger) chưa đọc những gì FJ viết nhưng thực tế cách bình luận chính trị trên blog này chính là một minh họa quen thuộc cho lối đọc báo (tin tức) Á Đông ở xã hội như VN, TQ. Ở đây có một hệ thống quy tắc nghệ thuật truyền thông, nghệ thuật đọc tín hiệu kiểu khác; và nó cũng là biểu hiện của một kiểu cơ chế xã hội khác với phương Tây.

Và hẳn là mối quan hệ cấu trúc xã hội-truyền thông-công chúng cũng sẽ có những đặc điểm khác. Khác với một phương Tây (châu Âu) của những Agora - quảng trường đô thị nhỏ Hy Lạp cổ đại- nơi sinh hoạt đời sống công cộng, nơi diễn ra những tranh biện, đấu khẩu. Nơi những vở hài kịch Agôn trình bày sự tranh cãi giữa hai nhân vật bảo vệ những luận điểm đối lập nhau. Nơi "người trí thức phải chăng là người đã khẳng định được tư tưởng của mình, đối diện với chính quyền, hay ít nhất là đã thoát khỏi được ít nhiều sự lệ thuộc đối với chính quyền, và đã phần nào giành được quyền ăn nói độc lập".

4.
"Các nhóm xã hội - Đảng phái - Diễn ngôn - Tự do - Cá nhân - Quyền lực của tiếng nói, nó giúp giải phóng con người, bởi vì nó phản đối". Nếu không có những thành tố ý niệm kia để thao tác thì liệu lý thuyết truyền thông phương Tây sẽ vận dụng như thế nào ở xã hội Á đông Trung Hoa?

Logic chủ yếu của tư tưởng Trung Hoa là có sự điều hòa tự nhiên. Tư tưởng hệ phục tùng với chiến lược truyền thông vòng vo, thích nghi với thực tế chính trị, và chỉ hiệu quả khi người nghe thực sự muốn nghe, thực sự quan tâm. Hậu quả là đối với chính quyền, không lời nói nào là vô thưởng vô phạt; và mục tiêu đấu tranh không phải là lý thuyết mà là cá nhân.

Nhưng chuyển động của các xã hội như VN về phía ảnh hưởng của hình thái xã hội tiến bộ phương Tây là tất yếu của lịch sử nên vấn đề chỉ là nó sẽ diễn ra như thế nào và tiếp biến như thế nào, trong bao lâu mà thôi. Ít nhất ở VN đã phải thừa nhận thực tế ưu thế của kinh tế thị trường với đặc điểm cốt yếu là đa dạng thành phần kinh tế và nguyên tắc tự do thương mại. Nhiều thành phần nhóm xã hội tự do là những yếu tố ý niệm nền tảng để hình thành xã hội hiện đại - và cũng là cái nền của báo chí truyền thông. ("Sự ra đời của báo chí, các câu lạc bộ đọc sách, các quán cà phê trong thế kỷ 18 báo hiệu sự suy tàn của nền văn hóa “nghi vệ” phong kiến, nhường chỗ cho nền văn hóa “công luận” mang tính phê phán và tự do tư tưởng" - Hiện đại thứ hai và nền văn hóa công luận. BVNS (http://www.thesaigontimes.vn/Home/diendan/sotay/29436/).

Nếu như lịch sử báo chí phương Tây là từ nền tảng nhóm xã hội, diễn đàn của ý kiến, sự kiện, thông tin...trở thành nền truyền thông báo chí với những sản phẩm thị trường và tất yếu là sự hình thành của nhánh lá cải (feuille de choux) thì ở VN nền báo chí đối diện với tình thế nước đôi vừa cần bảo toàn hình thức chính thống, tính hiển nhiên, trong đồng thuận, là công cụ chính trị sở hữu dư luận vừa tiếp cận với nền kinh tế thị trường. Dưới những tiêu chuẩn kép đó, hiển nhiên thứ được ưu tiên của phân kỳ đầu tiên của tiến hóa báo chí cách mạng (^^) về phía thương mại hóa sẽ là những gì có thuộc tính gần với đại chúng (chỉ một công luận), đa tạp và vô hại, kích thích bản năng đám đông...Nơi người ta có thể chia phe nhóm và phán xét, tranh luận kịch liệt. Sự được phép này tương đồng với sự xuất hiện những vai hề dưới chính quyền đế quốc tập quyền như Đông Phương Sóc trong lịch sử.

5.
Thực ra thông qua các thần tượng đại chúng, vô tình báo lá cải cũng góp phần cổ vũ ý thức về cá nhân tính, cũng là cơ hội (một cách tiêu cực) từ khước quan tâm truyền thông chính trị giáo điều, cổ súy giá trị thương mại (dù chỉ là kiểu xã hội kim tiền). Nó cũng tạo ra, phân hóa nhóm công chúng (webtretho vs tathy); từ đó kiêm nhiệm được chức năng diễn đàn dư luận cho phe nhóm lợi ích nhỏ (cỡ doanh nghiệp) kiểu những vụ xử lý khủng hoảng truyền thông bằng tiền của doanh nghiệp...

Hậu quả xấu thì mọi người đã bàn nhiều: bàng quan, mù thông tin, thiếu óc phê phán, xóa bỏ giá trị truyền thống (nhưng xóa bỏ là cơ hội cho cái mới, cái khác)...

Nhưng tôi tin là tiến hóa ngược kiểu VN sẽ có cơ chế riêng để điều tiết và đây mới là điểm mấu chốt cần bàn. Thực tế thì cũng đã có nhiều chỉ dấu tích cực về một cơ chế như vậy trong thời bão hòa lá cải hiện nay:

- Sẽ là thời điểm của sự nghiệp dẫn nhập văn hóa tinh hoa nhân loại vào VN. Như SGTT làm với mục Khoa giáo cùng nhiều bài viết giá trị của BVNS. Tia Sáng cũng tạm được dù thực tế lại hơi giả cầy. Tôi vẫn rất ngạc nhiên khi phụ đề của tên báo có cái tít dài vô đối "Một góc nhìn của trí thức-Diễn đàn của trí thức VN-Tạp chí khoa học và công nghệ chứa các bài báo, bài viết sâu sắc về giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ, kinh tế"!

- Cần tập trung vào những vấn đề xã hội dân sự. Ví dụ như chính quyền đô thị; tạo sức ép và cơ hội cho sự hình thành các nhóm, cơ hội áp dụng những tri thức dụng hành vào những lĩnh vực thiết thực. (Ví dụ như hôm trước VTV1 có bản tin về nạn khói đốt đồng ở Bắc Bộ. Nhưng thay vì năm nào cũng kêu ca rồi bảo bà con đừng đốt thì chưa hề thấy nhà báo tham vấn ngành nông nghiệp, tham khảo nơi khác. Nếu như vấn đề đơn giản là cần cái máy cắt nốt đám rơm rạ phun ra đồng thì lại cần bàn sâu vào xem làm sao để nó áp dụng được. Tất nhiên nhà báo không cần tìm giải pháp nhưng nên chịu khó đi hỏi sâu sâu tí).

- Việc trào lưu dư luận phê phán báo lá cải sẽ là tất yếu khi nó bão hòa, sẽ là cơ hội cho nhu cầu của phân nhánh báo nghiêm túc, chất lượng (SGTT theo tôi là 1 tờ khá).

- Đặc biệt cơ hội của mạng xã hội do internet đem lại là vô cùng lớn. Nó còn lớn dần theo thời gian nữa. Blog tạo tiền đề cho cá nhân biểu hiện mình trong xã hội truyền thông. Mạng lưới liên cá nhân trên mạng sẽ làm tiền đề cho những kết nối xã hội thực tế. Đây là cơ hội cho tầng lớp trí thức tham gia tác động đến công luận, đến tầng lớp xã hội thị dân trung lưu - nền tảng của cơ cấu xã hội hiện đại. Những tranh luận về trí thức-trí ngủ dù rất rùm beng hóa ra lại chính là minh chứng cho nhu cầu và thực tế xã hội giai đoạn này. (Chỉ là không nên độc quyền chân lý ấu trĩ. Dù sao có tranh luận đã là rất tốt, nó tạo ra cơ hội cho cái khác. Trong chuyện văn hóa thảo luận tranh luận, tôi rất ấn tượng với một ý kiến của NBC khi ông trả lời SGTT (lại là SGTT) về cách trả lời thẳng vào chi tiết vấn đề và không ngại mở rộng thảo luận thay vì loay hoay thao tác với những khái niệm chung chung. Rất tiếc không nhớ được nội dung bài viết đề đánh dấu chính xác tinh thần câu nói).

6.
Thử điểm lại trong vài năm gần đây, có rất nhiều chỉ dấu tốt về một xu hướng tốt cho nền tảng hình thành nền văn hóa công luận:

- Những hoạt động đa dạng và tích cực có tính nền tảng, khai minh của GS NBC: môi trường nghiên cứu học thuật mới, lập tủ sách, quỹ dịch thuật, trả lời phỏng vấn báo chí, viết bài, viết blog...Tất cả thể hiện một quan điểm tri hành hợp nhất của trí thức.

- Những bài viết, hoạt động giảng dạy phi truyền thống của BVNS. Việc SGTT buộc phải dừng chuyên mục của ông dù sao cũng là 1 chỉ dấu cho thấy khả năng tác động vào công chúng, xã hội của 1 trí thức. Tạo cơ sở niềm tin cho những việc về sau trong học thuật tinh hoa.

- Những hoạt động giới thiệu nghệ thuật đương đại của Ga 0 - Zerostation của NNH dù không nhận thì cũng sẽ đánh một dấu mốc quan trọng trong diễn trình hội nhập văn hóa nghệ thuật ở VN. Cũng chính Ga 0 với những dự án nghệ thuật như tài trợ cho trường đại học Mỹ thuật với cách làm những buổi diễn thuyết về tư tưởng hiện đại ở quán cafe chính là biểu tượng thuyết phục về sự hình thành một xã hội hiện đại ở VN đang bắt đầu.

- Quỹ văn hóa Phan Châu Trinh với tinh thần chấn hưng dân trí. Tủ sách tinh hoa, Tủ sách Nhập môn...là những chỉ dấu lành mạnh, nền tảng của xã hội mới. Đã hình thành nhiều CLB đọc sách ở nhiều địa phương, phong trào tặng sách cho trường học...Chỉ cần thêm phần đọc sách thế nào nữa là ổn.

- Sau những cãi nhau rất chi là vớ vấn lại cuối cùng hình thành được những nhóm dịch giả mới cũng là điều đáng mừng.(Thôi thì xã hội VN đang tập tranh luận với mục tiêu cá nhân sang mục tiêu ý kiến).

- Những hoạt động của những tổ chức như L'espace, Viện Goethe...càng ngày càng thu hút được sự quan tâm của bộ phận trẻ. Hay như xu hướng hồi phục phong trào Hướng Đạo, học kỹ năng sống...

Tóm lại theo tôi thấy, xã hội rất nhố nhăng nhưng không phải xoắn. Mỗi người mỗi góc góp sức thúc đẩy quá trình tích cực lên, bớt tính bao đồng khái quát hóa chung chung thầy đời đi là ổn ^^

Cái cần nhất bây giờ là những nhóm dẫn đường, những nhóm thảo luận chất lượng, đưa những cuốn sách tinh hoa tri thức nhân loại vào hơi thở cuộc sống ngày thường, tạo nhu cầu cho lớp trẻ tiêu hóa được và có nhu cầu tìm tòi. Kiểu như ông BVNS lọ mọ viết những bài abc từ đầu cho đống sách dầy cộp ông đã dịch. Cần làm ra những môi trường giáo dục mới đối chứng với nền giáo dục bệnh tật chính thống hiện nay. Kiểu như ĐH Hoa sen (đấy là nghe báo nói vậy). Hoặc là đánh từ trong đánh ra như những bài dịch tâm huyết của Trần Ngọc Hiếu trong lĩnh vực chuyên môn của ảnh cho bộ môn của trường.

Thậm chí có lẽ nên có lúc phải đăng ký tổ chức biểu tình ở cổng Bộ GDĐT, ra thông điệp mạnh mẽ chửi bỏ mẹ cái nền giáo dục quan liêu này đi. Đánh giặc dốt cũng không kém phần quan trọng so với việc chửi bọn Tàu :P

Cổ xúy cá nhân hóa, óc phê phán, tinh thần phản tư, hình thành hội nhóm xã hội, chia sẻ kinh nghiệm sống, đề cao giá trị nhân cách...haizz cũng thật là nhọc nhưng SAO PHẢI XOẮN!