Chủ Nhật, 29 tháng 11, 2009

Bùi Xuân Phái

1.


2.




3.




"Nghiêm-Liên-Sáng-Phái" tôi chưa kịp biết những tác phẩm của họ thì đã bị biết những huyền thoại vỉa hè về những mét (maitre) này mất rồi. Tại ông thầy họa sỹ bỏ HN về quê lấy vợ dạy trẻ con muốn dốc vốn liếng hanoienne cho mấy thằng nhóc 12 tuổi là chúng tôi ngày đó. Dẫu sao, những điều đó cũng đóng khung một lối tiếp cận với hội họa từ lúc hình thành nhân cách. Tôi thích lối suy nghĩ của BXP như những ghi chép ông để lại. Nhưng nhớ đến đầu tiên lại là những bức vẽ con giống của Nguyễn Tư Nghiêm. Tôi thấy gần gũi với cách biểu đạt như vậy.

Hầu hết những bức tranh nhái BXP không hiểu và không nhái được khí chất điềm đạm thâm trầm đến trong veo của ông. Không kể đôi khi là những lỗi căn bản về hình họa. Không phải cứ bẻ quẹo tung hê phẩy phết là thành phá cách được. Trong tranh có mặc khí.

Nam nhi tự hữu xung thiên chí

1.
Thị tật

Li tịch phương ngôn tịch diệt
Khứ sinh hậu thuyết vô sinh
Nam nhi tự hữu xung thiên chí
Hưu hướng Như lai hành xứ hành.


Thiền sư Quảng Nghiêm

2.
Theo dấu bác Đông A, tìm đọc được bài kệ.

Vào hẻm. Qua sân. Một ngách nhỏ. Đi cụng tường.

1.
Tôi đã ở đó 5 năm. Đã rời đó chừng 5 năm nữa.

Căn phòng khoảng 9m2, nằm trong một cái sân trong của nhà chủ. Đáng kể là một khuông cửa sổ nhìn về phía Đông. Từ ô cửa về phía Đông khoảng 1 mét là đến một bức tường gạch. Cái hàng rào của khu nhà này cách 2m phía trên cùng có vài hàng dây thép gai cũ xỉn. Chắc cũng phải hai chục năm nó đã ở đó và như vậy. Bên kia tường có cái bếp sao chế thuốc Đông y nên thỉnh thoảng mùi thuốc nồng nặc lại um sang mất cả nửa ngày. Nhớ lại viết ra thì thấy cũng có màu sắc, chứ hồi đó chỉ thấy bất tiện - bất kể có lần tôi đã từng gạch ra mấy dòng loạng quạng mô tả cái bức tường cũ, hàng dây thép, cô gái ngồi đun nước trong buổi chiều chạng vạng có tiếng xe ầm ì không dứt từ ngoài phố quyện đặc trong không khí...hòng chứng minh giễu nhại với cô gái và ấm nước về cái gọi là thơ tự do :P

Có những ngày hè nóng nực 37-38 độ, không biết làm gì không biết đi đâu, mùi thuốc sao lưu huỳnh vẫn nồng nặc như mọi khi, tôi ngồi ở bàn viết và rõi nhìn hàng dây thép gai han gỉ đang sẫm đen trên nền trời xanh ngắt vì ngược sáng. Tôi đã không biết làm gì với tự do của mình. Lạ kỳ là chính những khoảnh khắc ngồi một mình trong căn phòng nhỏ hẹp oi nồng đó đã giúp tôi bình thản trở lại.

Tôi nhớ bầu trời xanh ngát rộng thênh thang. Và cũng nhớ hàng dây thép gai han gỉ xỉn màu sẫm đen vì ngược sáng.

2.
Như có lần tôi cũng đã ngồi một mình ở đâu đó...

3.
Đầu tường cũng không có bông hoa nào đâu ạ.

Thứ Bảy, 28 tháng 11, 2009

Đầu tường có hoa


Cây thanh long trên chuồng cọp nhà hàng xóm.
Theo Đông y có tác dụng câu pageview :P

Thứ Sáu, 27 tháng 11, 2009

Franz Marc

1.


2.



3.
Một lần định mua cuốn sách về Gauguin không thấy lại thấy 1 cuốn giới thiệu về ông này. Nói chung không thực sự là thích nhưng mua 1 cuốn vì cảm giác được một không khí. Tiếc là khí chất hơi mờ đục. Tính luôn cả bác Gauguin thì có vẻ đến giờ những bác mình hay kể tên trừ Kandinsky ra thì đều ngủm sớm :P

Thứ Tư, 25 tháng 11, 2009

Wassily Kandinsky

1.


2.
3.
P/s: Don't ask me why :D

Thứ Ba, 24 tháng 11, 2009

Prosperity wind


Hy vọng đồng cỏ khô sẽ coi đây là một món quà của mình :)

Thứ Bảy, 21 tháng 11, 2009

And then?

Mỗi lần sẽ chia sẻ một điều gì đó ít nhất là thú vị (nếu không thể bổ ích nổi)?
Không còn cây bút và mẩu giấy trong túi quần.
Một câu thơ trong trí nhớ cũng không có.
Facebook thì chập chờn-bi bô mà lại cố :(
Chắc chắn rặn ra một điều gì đó
Khó hơn cả đau đẻ.

Sao phải xoắn - Xoăn không phải là một tội.
Tiếc gì đâu.

Thứ Năm, 19 tháng 11, 2009

Nỗi buồn quan họ



1.
Này thì nỗi buồn. 1 bài viết cũ.

2.
Trước đây, xứ Kinh Bắc đối với tôi là 1 nơi chốn mơ hồ trong dĩ vãng. Gần như là không có gì nổi bật lên khỏi nền cảm xúc miên man từ mấy câu thơ của Hoàng Cầm. Những câu thơ thật đẹp:

Ai về bên kia sông Đuống
Cho ta gửi tấm the đen
Mấy trăm năm thấp thoáng mộng bình yên
Những hội hè đình đám
Trên núi Thiên Thai
Trong chùa Bút Tháp
Giữa huyện Lang Tài
Gửi về may áo cho ai
Chuông chùa văng vẳng nay người ở đâu...

Nhịp điệu lướt đi như cơn gió đồng buổi chiều mùa hè. Mênh mang dênh dang đi qua núi qua sông qua cánh đồng rặng tre. Chỉ cần như vậy thôi đã da diết một quê xứ. Ngay cả khi mãi sau này tôi mới đi thăm những địa danh dọc con sông Đuống nao nao kia.

Kinh Bắc. Ký ức về quan họ còn đọng lại vương vất trong miền lắng là những đoạn hồi tưởng của Hoàng Cầm về tuổi thơ, trò tam cúc, trải ổ rơm và lá diêu bông.

Váy Đình Bảng buông chùng cửa võng

Chị thẩn thơ đi tìm
Đồng chiều
Cuống rạ
Chị bảo
-Đứa nào tìm được lá Diêu Bông
Từ nay ta gọi là chồng
Hai ngày sau Em tìm thấy lá
Chị chau mày
-Đâu phải lá Diêu Bông
Mùa đông sau Em tìm thấy lá
Chị lắc đầu
trông nắng vãn bên sông
Ngày cưới chị
Em tìm thấy lá
Chị cười xe chỉ ấm trôn kim
Chị ba con Em tìm thấy lá
Xòe tay phủ mặt Chị không nhìn
Từ thuở ấy
Em cầm chiếc lá
đi đầu non cuối bể
Gió quê vi vút gọi
Diêu Bông hỡi!...
-ơi Diêu Bông!... (Lá Diêu Bông / thơ Hoàng Cầm, 1959)



Tôi không thuộc hết bài thơ này nhưng ký ức luôn lưu giữ những ấn tượng liên tưởng ám ảnh đến miên man với

Đồng chiều
Cuống rạ




Chị lắc đầu
trông nắng vãn bên sông


mà đã có lần vọng lại trong những câu thơ tôi

Nhìn cơn gió có còn thương mến cũ

Nắng ngang chiều
Trông nắng vãn bên sông


Kinh Bắc còn là 1 chút vấn vương tuổi mới lớn khi đọc "Vị đắng trên môi" từ xa xưa. Những tâm tình mới lớn của trai gái làng quan họ. Câu chuyện về xét loại giọng theo ngũ hành để phân hát cặp. Kết thúc là chia cách, không đến được với nhau...Những chuyện từ ngày đó chỉ còn lại vậy. Nhưng khi nhân công việc mà cần rà lại vốn liếng hiểu biết của mình về Kinh Bắc và quan họ thì tất cả lại dội về bâng khuâng.

Bây giờ nhìn lại mới thấy mới nghĩ nhiều điều. Quan họ vượt lên trên cái nền chung của dân ca Bắc Bộ với những điển hình, ước lệ và chân phương của chèo, tuồng, trống quân...bằng giai điệu mượt mà trong sáng trữ tình. Lời ca chau chuốt, tròn chĩnh, trong sáng. Tuy vẫn những hình ảnh quen thuộc chốn đồng quê nhưng đã được chưng cất thành chất men nồng nàn mà e ấp kín đáo. Thứ ngôn ngữ của 1 lớp người thuộc về 1 quê xứ có tích tụ văn hoá hàng "mấy trăm năm thấp thoáng mộng bình yên". Những giai điệu như lướt đi hoà cùng nhịp điệu của vùng không gian giao thoa giữa trung du và đồng bằng châu thổ: lên đồi, xuống sông, ra đồng, vào làng, dưới tam quan, bên bờ tre cạnh bóng đa già...Nó cũng là tượng hình của đây đó, đó đây. Gần mà xa, xa mà gần.

Kinh Bắc có nhiều lễ hội, đình đám. Mảnh đất này danh nhân không nhiều bằng những huyền thoại, truyền thuyết. Phân tâm học nói rằng lễ hội là hình thức nghi thức hoá của vô thức tập thể, cũng là để giải phóng nó. Không gian văn hoá quan họ gắn liền với những lễ hội đình đám. Văn hoá hành vi của quan họ trở thành những nghi thức chặt chẽ tinh tế.

Quan họ xưa là 1 thú chơi-1 cuộc hát không có khán giả và không có nhạc đệm. Thuần tuý là một "hình thức diễn tấu bằng lời thật, không cộng minh, cộng hưởng nhưng vẫn rõ lời" (@HS di sản UNESCO). Một lối giao tiếp được nghi thức hoá, văn chương hoá đã biến những tương ngộ giữa đời thực thành 1 cõi chiêm bao. Những giai điệu khi kết thúc thường chuyển từ giọng thứ sang giọng trưởng và tản ra, lênh đênh mênh mang. Lời quan họ đẹp, ước lệ và trong sáng. Chuyên tả cái tình tương tri tương ngộ mà không bao giờ vượt quá nghi lễ, quá lời nguyền "quan họ không lấy nhau".

Nhưng tôi cũng không tin rằng người quan họ sẽ nói "xin hẹn nhau kiếp sau" như trong lời 1 "bài hát Việt". Bởi vì sao? Lòng người có những chỗ mơ hồ vi tế đầy đa đoan. Đây đó đó đây. "Yêu nhau không đến được với nhau" là 1 nỗi niềm nhưng cũng là 1 bí mật phơi mở của cuộc sống. Quê xứ con người cũng là đất trích chiêm bao.

Thưa rằng: Ly biệt mai sau
Là trùng ngộ giữa hương màu Nguyên Xuân

Trong những vùng đồi núi phía sâu sau những làng mạc đồng bằng, trong những cuộc khảo sát điền dã, người ta còn thấy nhiều dấu vết của người Chàm ở vùng đất này, trong từng gia đình. Tôi thích tin vào giả thuyết có phần phóng túng rằng "quan họ là người Chăm hát chèo". Những người Chăm bị di dân bắt buộc, bị đồng hoá sau những cuộc xâm lấn Nam tiến của người Việt. Nó đưa ra giải thích thơ mộng cho những giai điệu, lời ca buồn, cho cái tình "quan họ không lấy nhau".

Cũng chỉ là chuyện vãn vậy thôi khi mà ký ức xa xưa nhất về quan họ cũng chỉ còn từ đời Lê-Trịnh trong những cầu chuyện kể của gia tộc. Và cái tên chỉ là 1 manh mối nhỏ bé trong câu chuyện dài. Quan họ bây giờ là 1 thứ văn hoá trình diễn: sang thì ở trên sân khấu, truyền hình, hay lễ hội; bình dân thì hát đám, hát mừng. Bất kể cái hình ảnh liền anh liền chị mớ ba mớ bảy chệnh choạng trên những chiếc thuyền vẽ rồng vừa hát vừa đỡ cái khay đựng tiền lẻ của khách xem làm ta áy náy thì điều đó dẫu sao chăng nữa chỉ là bình thường trong thời đại của những giá trị chắp vá này.

Nhưng vang bóng của quan họ xưa đâu rồi? Không ai tắm 2 lần trên một dòng sông. Tôi không có ý hoài cổ thuần lý. Câu hỏi mà tôi vẫn đang tìm kiếm lời giải đáp là: Từ đâu mà con người cũng thịt da tình tự như chúng ta lại chưng cất lên được 1 lối sống, 1 giai điệu để đất trích 1 lần nữa trở thành cõi chiêm bao?


Xin chào nhau giữa làn môi
Có hồng tàn lệ khóc đời chửa cam
Thưa rằng bạc mệnh xin kham
Giờ vui bất tuyệt xin làm cỏ cây

noibuon-PhuQuang


Có nhiều khi tôi quá buồn
Tôi ước mong tìm về dưới gốc cây xưa
Em có gửi điều gì theo lá rụng
Nỗi đau nào đậu khẽ vào tôi

Bóng ai như tôi đi qua cánh đồng
Bóng ai như tôi đi qua cõi đời
Nhặt lại mình trên ngọn gió
Giống như con chim sẻ nọ
Tha về từng cọng vàng khô

Có nhiều khi tôi quá buồn
Tôi ước mơ quanh chỗ tôi ngồi mọc lên nhiều cây cỏ
Cây xấu hổ đau gì mà rũ lá?
Tôi gục đầu trên bóng tôi

Không còn nghe
Không còn nghe ai nói cười
Tôi còn ngồi chi đây một mình
Từng ý nghĩ mong manh...

Thứ Tư, 18 tháng 11, 2009

walking street 1



Walking street in Kinh Bac village project :D

Đọc chungta.com "Những chấn thương tâm lý hiện đại"

1.
Từ blog bác Kazenka đọc được bài này. Một bài viết hay, chạm đến một điều gì đó trong ta, dẫu chẳng dẫn ra được kết luận nào.

2.
Trích:

"Cá nhân cảm thấy không thể ảnh hưởng tới hoàn cảnh xã hội đang sống, không tìm được chuẩn mực đúng đắn cho mọi hành vi của bản thân và tự nhiên cuộc đời mất đi khá nhiều ý nghĩa đáng lẽ phải có. Khi nhận ra mọi giá trị đảo lộn, họ vẫn cảm thấy chỉ có thể đạt tới mục đích của mình bằng những con đường bất hợp pháp. Trong khi trở nên càn rỡ hư hỏng, họ vẫn cảm thấy cô đơn và không ai hiểu hết cho mình...". Đó là nội dung của khái niệm tha hóa được các nhà xã hội học hiện đại miêu tả, và được ghi lại trong cuốn Từ điển xã hội học do nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Viện chủ biên.

3.
Cứ chăm chú vào tinh tấn, lời nói vừa vặn với việc làm thì những chấn thương có thể sẽ vượt qua được chăng?

Thứ Năm, 12 tháng 11, 2009

Đọc "Hội hè miên man" của E.Hemingway

1.
Đang đọc cuốn "Hội hè miên man" . Bản dịch của Phan Triều Hải (chưa nghe bao giờ) quá đạt dù tôi thì rõ là chưa hề xem nguyên bản. Đó là vì có thể cảm nhận được một văn phong, một thứ không khí từ truyện. Nó làm ta nhớ đến bằng những cảm giác. Hình như là kiểu khiến ta bị thu hút nhưng lại không bận lòng.

Có thể nhận thấy rất rõ khí chất và văn cách của Hemingway ở đây mà không cần đến những lời giới thiệu. Tôi mới chỉ đọc "Ông già và biển cả" trước đó và hầu như không biết gì về E.H. Điều này có một lý do mang tính tâm lý. Hồi nhỏ thì chưa bao giờ đọc được tác phẩm nào của ông. Hoặc là bé quá nên đọc không cảm được (nếu đúng là hình như tôi đã từng đọc "Chuông nguyện hồn ai"). Đến lúc biết thêm được một tý thì lại rơi vào trạng thái anti-văn chương. ( Chẳng biết dùng từ như thế nào nhưng đó là giai đoạn người ta vẫn trân trọng với quá khứ nhưng không thể chấp nhận được việc tiếp diễn một lối mòn để rồi gán cuộc sống của mình vào những trò diễn). Những thông tin vụn vặt về E.H lớt phớt khiến tôi nghĩ rằng đó là một nhà văn có tài, nhưng ở tuổi hai mươi người ta có xu hướng dằn vặt mình bằng những điều tuyệt đối và do vậy chỉ là một nhà văn thì không chịu được. Vậy mà lúc này tôi lại nghĩ là có thể "thấy" được nhà văn bằng vào 1 tác phẩm còn đương đọc dở (lol)!

Tôi nghĩ cảm giác dễ chịu và thư thái có được khi đọc HHMM là do khả năng dẫn dắt và trình bày tuyệt vời của nhà văn. Ông không khiến ta cảm thấy phiền muộn vì phải lẽo đẽo đi theo những triết lý tư biện của một Tôi chỉ biết có tôi dẫu vẫn là trong một hồi ký tự sự. Tuy được nghe kể nhưng nổi trội nhiều hơn lại là ta được trông thấy và cảm nhận; đúng như chính trong tác phẩm đã viết "Họ sẽ hiểu cái truyện theo cách thưởng thức một bức tranh. Chỉ cần thời gian và cảm nhận bằng những gì có trong bản thân họ". Cách nhà văn lồng ghép, pha trộn những khung cảnh, câu chyện làm ta cảm nhận được đúng là có cái tâm tính khoáng đạt rộng rãi nhưng thấm thía theo kiểu stoicism "vui lòng chịu sức ép-grace under pressure" (vi.wikipedia). Câu chuyện của nhà văn-nhân vật ở giữa những khung cảnh vốn dĩ có những câu chuyện của nó. Ta cảm giác đang sống và nghĩ ngợi cùng họ, vừa đi theo mạch truyện vừa không nhất thiết phải đồng nhất với họ. Có lẽ đó là điều mà đoạn lời dẫn giới thiệu về cuốn sách in trên bìa sau mô tả: công thức pha chế cocktail lừng danh theo cách của Papa Hemingway!

"Sử dụng những câu văn ngắn. Sử dụng những đoạn mở đầu ngắn. Sử dụng thứ tiếng Anh hùng hồn. Phải khẳng định, không phủ nhận". Dịch giả PTH hẳn là cảm nhận rất rõ tôn chỉ này của E.H và ít nhiều đã thành công trong văn phong bản dịch HHMM. Phần phụ lục cũng cho thấy tâm huyết cầu kỳ của người dịch. Nhưng đắm đuối đến mức phớt qua cả chi tiết về cái chết khác thường của Hemingway trong phần giới thiệu tác giả thì hình như kiểu đắm đuối cũng có chỗ khác người :)

2.
Một đêm khuya nào đó, cố ngồi để có cảm giác nghĩ ngợi dù mắt rũ ra. Nếu nằm xuống rồi thì sẽ chỉ còn lại những bong bóng áy náy mưng lên cùng mùi thum thủm của chán nản.

Thứ Sáu, 6 tháng 11, 2009

Rao vặt

Hihi thử xem có hy vọng làm ăn gì không, mong các bác bỏ quá cho ^^ Em biết hôm nay thứ 6 nhiều người online :D

Có người nhờ hỏi tìm thuê mặt bằng làm nhà hàng trong quận Hoàn Kiếm (HN). Ai biết xin mật thư cho em :)

Tin hay

Báo SGTT có nhiều bài rất hay. (Có khi lúc nào thử bắt chiếc bác Roland Barthes phân tích tâm thức nguyên thủy của anh Tàu mới được :)

Đồng ý cho bên ngoài tham gia dự án Biển Đông

SGTT - Hội nghị liên chính phủ lần thứ 20 của Tổ chức điều phối các quốc gia biển Đông Á (COBSEA), bắt đầu từ 2.11, đã kết thúc đêm 4.11. 10 thành viên của COBSEA bao gồm bảy nước thành viên của ASEAN (trừ Lào, Myanmar và Brunei), Trung Quốc, Úc và Hàn Quốc. Bên cạnh nước chủ nhà Việt Nam, Trung Quốc là đoàn có số lượng tham gia đông nhất với chín thành viên, trong khi mỗi đoàn chỉ có hai thành viên được mời chính thức.

link