Thứ Hai, 28 tháng 9, 2015

ALAN WATTS - Biết ta đích thực là ai

(tr17)
- Chúng ta khổ sở vì một ảo tưởng xuất phát từ cảm nhận sai lầm và méo mó về sự tồn tại của chính mình: cái tồn tại riêng biệt, trung tâm, đối nghịch thế giới.

(trong khi):
- Như đại dương có "sóng", thế giới có "con người", mỗi cá nhân là một hiện thân của thế giới tự nhiên, một hành động độc nhất của toàn vũ trụ.

(vấn đề là):
- Hầu hết không hiểu được, không trải nghiệm được cảm nhận này. Bỏ qua mối liên hệ tương thuộc giữa mọi sự vật và hiện tượng.

(Nhưng):
- Nhận thức điều trên (bất nhị) rất khó, vì tư duy khái niệm không nắm bắt được nó.

(vì vậy):
- Buộc phải nói về nó thông qua thần thoại - những ẩn dụ, so sánh, và các hình ảnh để nói nó giống cái gì, chứ không thể nào nói nó là cái gì.

(tr31, đó là Vệ Đà):
- Vệ Đà, ở trung tâm và siêu việt mọi kinh nghiệm, là nhận thức trực tiếp rằng mọi sự là như vậy.

(khi đó):
- Khi đã nhìn thấu ảo tưởng về bản ngã, ta không thể nghĩ mình tốt đẹp hơn, hay ưu việt hơn kẻ khác vì đã làm được điều này.

(Phân tích tâm trí nhận thức):
- Không bao giờ chỉ có nửa con sóng, không hạt nào tồn tại trơ trọi mà không có không gian xung quanh. Bật luôn đi đôi với tắt, có lên thì phải có xuống.
- Tất cả mọi thứ đều là trung tâm trong tương quan với mọi vật.
- Chúng ta cho rằng vật thể là một sự vật và không gian là một sự vật khác, hoặc chẳng là gì hết.

(hậu quả là):
- Nhân quả không phải là tất định luận như ta hay nghĩ.

(Ví dụ nhìn con mèo qua khe hẹp tr45):
- Đầu và đuôi con mèo đi liền với nhau, đều thuộc một con mèo. Vì nhìn qua khe hẹp nên không thể thấy toàn thân con mèo một lúc. Cái khe hẹp nơi hàng rào tựa như cách ta nhìn cuộc sống bằng sự chú ý có ý thức, nhiều khi theo dõi điều gì đó, ta thường bỏ qua mọi thứ khác.

(Cái cách ta lưu ý):
- Ta chọn điều gì là thú vị hay quan trọng.
- (đồng thời) ta cần 1 bảng ký hiệu cho hầu hết mọi thứ ta có thể nhận thức (dán nhãn)

(liên quan tới):
- Bất cứ điều gì có lợi hoặc bất lợi cho sự sống còn, địa vị xã hội, an toàn bản ngã của ta.
- Mô thức và logic của mọi biểu tượng ký hiệu ta đã học từ người khác, xã hội và nền văn hóa của ta. (hệ hình tư duy)

(Có 2 nhân tố bị bỏ qua nhưng thực chất dễ dàng tiếp cận tới tri giác của ta, vì bị bỏ qua mà sinh ảo tưởng):
- Ta không nhận thức được các mặt đối lập đều là các cực hay mặt trái của cùng 1 sự vật (NÓ-Đại Ngã).
- Chúng ta quá chuyên chú vào nhận thức chủ quan (loại tri giác hạn hẹp thấy thế giới là tập hợp sự vật riêng biệt, phân mảnh).

(Hậu quả):
- Chúng ta chơi trò Đen chọi Trắng - đấu tranh sinh tồn. Sống chọi Chết - ngộ nhận vì ta đang tạm chiến thắng (ta đang sống); và sinh tồn đòi hỏi sự nỗ lực và khéo léo.

(Thực ra):
- Cảm nhận của cá nhân về cái chết được định hướng bởi thái độ của xã hội.
- Hồi còn nhỏ, những cái "tôi" khác của chúng ta - người thân, bạn bè, thầy cô - đã làm mọi điều khiến ta tin vào sự riêng biệt - biến ta thành đồ giả "con người thực sự".

(Sự phát triển ngày nay về công nghệ):
- Đó sẽ là kiểu cá thể mới - với hệ thần kinh ở bên ngoài rộng lớn vươn xa vô tận - hệ thần kinh điện tử này sẽ liên thông rộng đến mức mọi cá nhân khi kết nối vào đều có chiều hướng chia sẻ cũng những tâm tư, cảm xúc và kinh nghiệm.
- Khuynh hướng sẽ là mọi cá thể kết hợp lại thành một cơ thể sinh học điện tử duy nhất. Cuối cùng chẳng ai còn trí não riêng; chỉ có 1 trí óc cộng đồng khổng lồ và siêu phức tạp của xã hội.

(Xem ra rất đáng sợ):
- Sự riêng tư và tự do không còn.

(Do đó có 02 bài học quan trọng):
- Nếu trận đấu giữa "trật tự" và "ngẫu nhiên" phải tiếp tục như 1 trận đấu thì trật tự không được thắng. Vì vũ điệu và điều diệu kỳ của sự hiện hữu.
- Ngược lại ngẫu nhiên không được/không thể thắng. Vì điều đã 1 lần xảy ra luôn có thể lặp lại.

(Tiến bộ kỳ thật có dẫn đến đâu?):
- Công nghệ giải quyết vấn đề nhưng đồng thời tạo ra những vấn đề mới.

(tr75, Ảo tưởng về Ngã diễn ra như thế nào?):
- Tích lũy ký ức là thiết yếu đối với cảm nhận về bản ngã. Ký ức mang ấn tượng về bản thân - như thứ gì đó còn lại trong khi cuộc sống cứ trôi đi.
- Ký ức là mô thức chuyển động lâu dài - không phải thực thể lâu bền - ký ức không thể đứng bên lề dòng sự kiện.
- Ngộ nhận "cái tôi không phải là thứ gì đó ở ngoài da" bắt nguồn từ lối suy nghĩ (hệ hình tư duy) trong hình ảnh, khuôn mẫu, thần thoại, và các hệ ngôn ngữ ta dùng để giải mã thế giới.

(Một quan niệm về Vũ trụ):
- Mô hình Đồ sứ: mọi thứ trong vũ trụ là vô vàn dạng thức của 1 hay nhiều loại vật chất.
- tr84. Vì chưa ai từng phát hiện vật chất phi cấu trúc, hay 1 cấu trúc phi vật chất, nên mô hình Đồ sứ rõ ràng có gì đó không ổn.

(bởi vì):
- Cả cấu trúc và vật chất là 02 khái niệm thô vụng để chỉ cùng 1 tiến trình, được nhận thức mơ hồ là "thế giới" hay "sự tồn tại".

(Mô hình Đồ sứ nứt: mọi thứ cấu thành từ vật chất):
- Nếu thế giới cấu thành tư "vật chất cơ bản" thì "năng lượng", "dạng thức" và "trí tuệ" do vậy hẳn phải thâm nhập từ bên ngoài. Thế giới do vậy được quan niệm là 1 tạo tác - có ai đó tạo ra. Nhưng trong thế giới này rõ ràng có cái ác, cái gì đó sai...thì Thượng Đế/Bản thể...sáng suốt ở đâu? - Nghịch lý Tà Ác phát sinh từ chính mô hình.
- Tín niệm về Thượng Đế sáng suốt từ những dân tộc từng đươc cai trị bởi tộc trưởng và vua chúa. Đem tới cho mọi người cảm thức về tầm quan trọng của thế giới quan (Thượng Đế quan phòng).
- Tín niệm này có vấn đề ở chỗ nó tốt đẹp quá mức cần thiết, rốt cuộc thành ra có hại (bị giám sát, phán xét).

(Mẫu tự động hoàn toàn của vũ trụ ngày nay):
- Chỉ còn lại năng lượng và vật chất. Thế giới đã kiến tạo nên chính mình, dù không chủ đích. Các "nguyên tử" hỗn loạn và tổ hợp đến 1 lúc nào đó sẽ thành ra trật tự thế giới (con khỉ và cái máy chữ).

(Vấn đề là):
- Bất cứ lúc nào lại cũng có thể trở thành lủng củng.
- Con người phải chinh phục những quá trình thuần túy ngẫu nhiên của tự nhiên.
- Thượng Đế siêu phàm thành ra Gã Khờ vũ trụ!

(Tất cả chỉ là thuyết duy danh: tổng thể được làm thành từ những mảnh thực tại cơ bản của tự nhiên).

(Nhưng):
- Nhân loại (chẳng hạn) không phải chỉ là tổng số những con người cá thể. Con người nhất thiết phải là 1 sự vật xã hội, chỉ vì lý do không cá nhân nào ra đời mà không có 1 cha và 1 mẹ.

(Do đó):
- Cái tổng thể phải lớn hơn tổng số các bộ phận của nó chỉ vì 1 mô tả khoa học về cá thể phải tính đến cái trật tự hay mô thức sắp xếp các hạt và hoạt động của chúng.

(còn chưa đủ, phải kể nữa):
- Bất kỳ sự vật cụ thể nào cũng đi kèm với 1 môi trường cụ thể mật thiết và không thể tách rời. Khó vạch ra 1 lằn ranh rõ ràng giữa sự vật và môi trường của nó.

(Ta nhận thức sai lầm vì):
- Ta suy nghĩ bằng ngôn ngữ và hình ảnh mình không tạo ra mà xã hội trao cho ta. Ta không tồn tại tách rời xã hội. Xã hội là thân ta và tâm ta. Ta bị mâu thuẫn: vừa phải tự do vừa phải tuân thủ.

(Nghĩa là):
- Cá nhân là một con người riêng biệt, mắc kẹt trong 1 vũ trụ vô tâm xa lạ, nhiệm vụ chính của y là chiếm ưu thế trước vũ trụ và chinh phục thiên nhiên.
- Cá thể được dạy phải sống, làm việc cho 1 tương lai nào đó và trong hiện tại y sẽ không khi nào đạt được mục đích.

(Con đường đúng: Không xa lánh thế gian, mà tận lực hợp tác với thế giới trong hiện tại).

(tr120, Thế giới là thân ta):
- Trong mọi trường hợp, "nguyên nhân" của hành vi chính là hoàn cảnh với tư cách 1 chỉnh thể - chỉnh thể sinh vật/môi trường.
- Tốt hơn hết là bỏ đi cái ý niệm nhân quả mà thay vào đó hãy dùng ý niệm tính tương đối.
- Hoàn cảnh là những mô thức đang vận động.
- Ta không bao giờ có được điều gì khác ngoài 1 phác thảo về hoàn cảnh.
- Mối liên hệ giữa sinh vật và môi trường của nó là hỗ tương. Nếu lý giải sinh vật và hành vi của nó theo góc độ môi trường là có lý, thì cũng sẽ có lý khi lý giải môi trường theo góc độ sinh vật.
- Quan điểm cho rằng mỗi sinh vật làm hiển lộ môi trường của chính nó cần được trung hòa với đối cực hay quan điểm đối lập là môi trường tổng thể làm hiển lộ sinh vật.

(tr158, Và bây giờ thì sao? Bước tiếp theo của chúng ta phải thế nào?):
- Quan trọng nhất là củng cố điều ta đã hiểu để có khả năng mãn nguyện với cuộc đời, biết sống trong hiện tại và tuân thủ nguyên tắc mà điều này đòi hỏi.

(Trong thực tế, làm sao vượt qua được cảm giác bị cách ly với tất cả những thứ khác?)
- Có nhiều cách, mỗi cách đều có sự hấp dẫn (yoga, thiền...). Cái khó là mỗi môn này khi đã dính sâu rồi, ta sẽ thấy mình bị đóng hộp trong nội bộ nhóm riêng - thất bại, tự mâu thuẫn, bế tắc.
- Cảm giác bất lực không thoát được tình trạng này chính là tia chớp đầu tiên nhận thức được trò chơi này vô nghĩa, còn bản ngã độc lập của ta chỉ là ảo tưởng.
- Chủ yếu không bao giờ được quên rằng, những trải nghiệm thế này không thể đạt được nhờ nỗ lực của "ý chí" mang tính ảo tưởng của chúng ta.
- Đừng cố sức tiêu diệt cảm giác-bản ngã-hãy tiếp nhận nó như 1 phần không thể tách rời của toàn bộ quá trình. Khi cảm giác về sự phân ly này bắt đầu được tìm hiểu và chấp nhận như bất cứ cảm giác nào khác, nó sẽ tan biến như ảo ảnh mà nó vốn là.

- Lằn ranh ảo tưởng: (Mọi thứ xảy ra với tôi, những cảm nhận của tôi) vs (chính tôi như 1 nhân chứng có ý thức). Lằn ranh là ảo tưởng - tất cả diễn ra tự động, như cảm xúc của tôi phản ánh những quá trình sinh lý trong cơ thể tôi.
- Vào thời khắc khi ta có vẻ như ta sắp thành 1 zombi đích thực, thì trong thế giới chủ quan của ta bùng lên vụ nổ. Bất thình lình hình dung về số phận đánh mất ý nghĩa, vì hiển nhiên là không tồn tại kẻ có thể trở thành nạn nhân của sự tiền định. Tôi sẽ thấy mình sống không ở trong thế giới mà như thế giới.
- Khi đã hiểu ra điều này, ta có thể quay về thế giới của những chuyện thực tế với 1 tinh thần mới.
- Cái "ta" đích thực duy nhất là cái đến rồi đi, liên tục tự hiện ra rồi biến đi như mọi loài sinh vật có ý thức.
- Thấy được điều này (tính hỗ tương), có nghĩa là gần như tức thì có được tính hài hước, mà hài hước và tự cho mình đúng là 2 thứ loại trừ nhau.

- Để "sống được", đang sống, hay đơn thuần là để thiết thực, đời sống phải được sống như 1 trò chơi.
- Nhưng để sống theo cách này, trò chơi - cuộc đời phải gột bỏ những luật lệ tự mâu thuẫn. Cần bớt nhấn mạnh tính thực dụng, kết quả, tiến bộ và tính gây hấn. Biết và sống chứ không phải tìm kiếm và trở thành gì đó.
- Cái hài đích thực là cười cợt chính ta, nhân đạo đích thực là hiểu chính ta.

- Theo logic, câu hỏi "mọi thứ là gì?" không có nghĩa, dù nghe có vẻ thâm thúy. Nhưng có nỗi thôi thúc muốn biết cái gì tự biểu thị bản thân nó trong câu hỏi trên.

- Vấn đề là tôi không tìm kiếm câu trả lời bằng ngôn từ. Thắc mắc siêu hình tìm kiếm một kinh nghiệm. Có thể nói câu trả lời hay nhất cho câu "Mọi thứ là gì?" là "Nhìn đi rồi thấy!".

- Nội dung của kinh nghiệm sống động, rất cụ thể trong cảm thụ - 1 kinh nghiệm "thống nhất" về sự huyền bí.

(tr197, lý lẽ phản bác): Ta chẳng thể nói gì về mọi thứ, không thể cảm nhận về mọi thứ. Vì mọi giác quan có tính chọn lọc. Ta trải nghiệm bằng sự tương phản cũng như ta suy nghĩ bằng sự tương phản.
- Nhưng siêu hình học không phải là cái gì đó có thể đơn giản chữa trị hay bỏ đi. Một kẻ chống siêu hình học có thể đưa đến 1 tầng siêu hình học còn sâu hơn nữa, dù có la hét phản đối. Những giả định nền tảng cho rằng toàn bộ sự hiểu biết đều liên quan đến những tương phản, thì cũng siêu hình như bản thân giả định.

tr201, Wittgenstein: Phương pháp triết học đúng sẽ là thế này: không nói gì ngoài cái có thể nói, tức là các mệnh đề của khoa học tự nhiên, tức là cái gì đó không liên quan gì đến triết học. Và rồi luôn luôn, khi ai khác muốn nói cái gì đó siêu hình, thì giải thích cho y là điều đó không có hiệu quả đối với mệnh đề của y.

- Nói rằng ngôn ngữ có thể vượt lên trên nhị nguyên không khác gì nói bức tranh hay tấm ảnh trên 1 mặt phẳng có thể vượt quá không gian 2 chiều. Thế nhưng bằng quy ước phối cảnh, 1 số đường 2 chiều chạy xiên về 1 "điểm ảo" được dùng để biểu thị chiều thứ 3 là chiều sâu. Cũng theo 1 cách tương tự, thuật ngữ nhị nguyên "bất nhị" được dùng để biểu thị "chiều" trong đó các khác biệt hiển nhiên có sự thống nhất tiềm ẩn.

Thứ Hai, 13 tháng 4, 2015

The Medium is the Message

Bỏ dùng Fb ít nhất 1 năm. Quyết định vậy đi. Anh trở về đúng nghĩa trái tim anh :3

Sống chậm lại, đọc kỹ lại, nghĩ kỹ lại.
Cô đơn lại @@


Thứ Bảy, 14 tháng 2, 2015

về tình yêu hay là về tuổi trẻ của chúng ta

(...)
Nẻo đường xa
Em có đi cùng tôi?
Như ngày xưa em bảo:
Hạnh phúc là chi
Cùng làm việc bên người yêu dấu
Tựa vai nhau tin tới một thiên đàng..

Nói đi em nơi ấy ở đâu
Để tôi lại cười vui hạnh phúc
Như ngày xưa trong sáng
Uống giọt sương lành
Nhìn đắm say..
Ta làm sao có được?

Em lặng im.
Cái lặng im kỳ lạ
Giục tôi đi tới tận chân trời

Trái đất này rộng lớn
Nếu đi xa đây sẽ hoá chân trời
Chân lý giản đơn
Tôi trở về rồi ư?
Ngày giản dị ngày vui độ lượng
Say đắm nhìn
Cuộc đời ghê gớm ta yêu..

Vịn câu thơ đi trong ngày nắng gắt
Kẽ mắt dấu buồn
(...)

Ngày của tình yêu, đọc lại những mẩu thơ chân thành ngày trước, viết trước hết cho chính mình (nỗi riêng tư ấy) và từ hồi tình yêu cũng đồng nghĩa với trọn vẹn lẽ sống và khát vọng.

Tuổi thanh niên đã thực sự ở lại phía sau. Mà có lẽ tuổi thanh niên đích thực là khi ta trong độ vài năm xoay quanh tuổi 20. Mấy năm sinh viên là một chặng đời. 

[Tôi thấy bóng dáng của mình trong đó. Tôi thương tuổi trẻ của tôi bơ vơ không người chỉ dẫn. Hay chính nghĩa của trưởng thành là phải trải qua những ngày tháng như vậy? Như D.T.Suzuki đã miêu tả - "(...)bắt đầu trịnh trọng quan sát quanh mình, và tra hỏi về ý nghĩa của cuộc sống. Tất cả nguồn năng lực siêu hình, bấy lâu vùi kín trong tiềm thức, bỗng dưng như cùng một lúc trào vọt ra. Nếu chúng bùng ra dồn dập và bạo quá, tâm trí có thể mất thăng bằng một thời gian, lâu hoặc mau; trên thực tế, nhiều trường hợp kiệt quệ thần kinh như vậy đã được ghi nhận trong tuổi trẻ, mà nguyên do chánh không ngoài sự đổ vỡ thế quân bình nội tại. Thường thì hậu quả không vết tích gì sâu đậm; nhưng ở đôi căn tạng thì khác hẳn; hoặc vì những khuynh hướng nội tại, hoặc vì sức tác động mạnh của những luồng ảnh hưởng xung quanh vào bản chất dễ cảm kích, cơn thức tỉnh tâm linh ấy chấn động họ đến tận cùng cá thể. Đó là lúc phải dứt khoát chọn giữa cái “vĩnh viễn có” và “vĩnh viễn không(...)"]

Mười mấy năm đi làm là một chặng đời. 

[Nhưng ở giữa độ tuổi ba mươi hơn khi nào hết tôi cảm nhận sâu xa sự lạc lõng với những gì xung quanh mình. Nó không đơn giản như thời thanh niên bế tắc (Tôi là đứa con cô đơn ngay khi ngồi cạnh mẹ/Thằng bé lẻ loi giữa lớp học ồn ào/Bàn chân hồ nghi giữa đường phố xôn xao/Giữa sự thông minh của đông vui bè bạn/Vứt sách xuống gầm bàn đi ra mặt trận/Tôi là người lính cô đơn ở giữa trung đoàn/Bao lâu rồi vẫn chỉ có thế thôi/Nỗi cô đơn hoàn toàn nỗi cô đơn khủng khiếp/Trước và sau trong và ngoài cuộc đời và trang sách...). Nó khác. Nó như là một sự lưu vong ngược. Nhờ internet và tại vì trót sinh ra ở một nước đang kỳ hậu thuộc địa. Chúng tôi có quá nhiều truy cập và toan tính đi vòng qua vấn đề căn tính bằng các mối liên hệ. Nhưng liệu có thể nói trơn tuột đi như thế không? Lịch sử cá nhân của tôi với những người khác, tôi có cố gắng giữ riết róng lấy nó như thế nào, người khác vẫn cứ sẽ xếp nó vào ngăn kéo của một kiểu nhìn căn tính học. 

Thật khó khăn để chấp nhận sự thực là sẽ phải thực hành một tiếp cận khác - chống lại mọi diễn giải bằng cách vui chơi với mọi diễn giải, một cách tùy thuận.]

Bây giờ tôi lại bắt đầu đặt cho mình một chặng đường nữa: sống sao cho thật hay. 

[Có những người họ khác hẳn đám đông xung quanh ở chỗ có thể truyền cho ta nguồn cảm hứng sống. Họ có thể sai lầm, đạo đức chưa chắc toàn hảo, tài năng không hẳn xuất chúng...nhưng ở họ có vẻ gì đó toàn vẹn của một phong cách sống khiến ta thấy hứng thú với cuộc đời, cũng làm ta thoáng chút ngậm ngùi thấy mình nhạt nhẽo vô vọng. Mặc dù ta cũng chẳng muốn theo bước họ.

Nhưng họ cũng như ta, không phải là những thần tượng. Họ hẳn cũng nhiều trắc trở, buồn vui, bệnh tật, lem nhem...Nhưng càng sống ta càng thấy nao núng khi không thể có được cái vẻ sống động ấy, cái khí chất ấy.]

Vậy thôi.

Thứ Năm, 12 tháng 2, 2015

thệ giả như tư phù


Ngày tháng trôi chảy, tâm nổi trôi.
Bắt đầu định hình rõ vài ý tưởng cho những ngày tiếp theo.
Dẫu mình đã thôi hy vọng vào người khác nhưng vẫn quyết giữ lòng tin vào chính mình như một khả thể.