Chủ Nhật, 24 tháng 3, 2024

Ngôi nhà – Nơi trú ngụ của trái tim

 

Ngôi nhà – Nơi trú ngụ của trái tim

Tâm lý học nhà ở và nội thất

Tomoda Hiromichi

 

12. Nội dung và chất lượng của cuộc giao tiếp sẽ khác nhau tùy thuộc vào khoảng cách khi hai người đứng hay ngồi đối diện trò chuyện với nhau. (The hidden dimension, Edward T.Hall)…Đối với khu dân cư, khoảng cách giữa nhà với nhà, giữa nhà với lối đi có liên quan sâu sắc đến vấn đề riêng tư cá nhân.

22. “nhà bạn chơi thân với nhà nào?” “ba ngôi nhà phía trước mặt và hai ngôi nhà ở hai bên” nếu lấy đường đi làm trục chính: họ sẽ gặp nhau ở ngoài đường, trước cửa nhà, khi quét dọn thềm nhà, khi rửa xe ở sân nhà…và tần suất gặp được cho là khá cao.

28. Ranh giới lãnh thổ của động vật: Nhà - Khu vực tấn công (không để kẻ thù xâm chiếm) – Khu vực phòng vệ (không để kẻ thù lấy thức ăn) - Khu vực cảnh báo. (Lãnh thổ của động vật luôn ở dạng hình tròn và có diện tích rộng: lấy thức ăn và chống xâm nhập)

29. (Nhận thức về không gian và thói quen) Lãnh thổ chính là ranh giới mà ở trong đó dựa vào việc mọi thứ đã trở nên quen thuộc đến nỗi bạn có thể làm bất cứ điều gì mà không cần suy nghĩ hay phải tập trung chú ý.

35. Cảm giác an tâm – cảm nhận của cư dân về phạm vi lãnh thổ: sử dụng sân chơi, mở cửa…(trong khu nhà – sân chơi giữa các tòa nhà – phòng cầu thang)

40. Thiết kế sân chơi (khoảng vườn nhỏ) để làm nơi đứng trò chuyện của các bà nội trợ và nơi vui chơi của các con – giúp không gian vui chơi gắn bó với khu nhà, trở thành động lực thúc đẩy hoạt động ngoài trời.

43. Trong tòa nhà chung cư, các căn hộ thường có thiết kế xếp chồng lên nhau, cách xa mặt đất dẫn đến việc phạm vi lãnh thổ của những căn nhà đó mất đi tính tự nhiên. Nếu có những phương án thiết kế hợp lí để tăng tính tự nhiên, gần gũi với thiên nhiên thì giá trị tòa nhà sẽ được nâng lên.

62. (Cách sắp xếp hình quả trứng và rào chắn của con người)

- Rào chắn của con người hơi khác so với rào chắn đồng tâm của Utraman bởi nó phụ thuộc vào hướng đến. (rào chắn bao bọc con người ở phía trước rộng rãi, hai bên chật chội còn phía sau thì rộng hơn một chút).

78. (Khoảng cách trò chuyện và bộ bàn ghế liên quan đến tâm lý hành vi của các kiểu giao tiếp): Sofa là kiểu giao tiếp dựa lưng và ngồi cách nhau 1,5m. Bàn Kotastu ngồi cách 90cm và không tựa lưng – cho phép tự do thay đổi khoảng cách bằng cách đẩy ghế lùa ra sau.

81. (Việc bố trí sofa sao cho các thành viên trong gia đình có thể quây quần bên nhau thì kiểu chữ L phù hợp và thuận tiện hơn khi ngồi xem Tivi – thay vì phải nhìn nhau trò chuyện thì họ thích được ngồi xem TV cùng nhau ở phòng khách hơn.)

- Vị trí ngồi của các thành viên trong gia đình: bố ngồi, mẹ nằm dài và con ngồi dựa trên sàn.

84. (Khoảng cách với ánh nhìn và mối quan hệ giữa con người với con người)

- Giai đoạn 1: ngồi nhìn ra 1 phía bên chiếc bàn bán nguyệt – có thể xa, có thể gần.

- Giai đoạn 2: Chiếc ghế xích lại gần nhau

- Nếu 2 người có thể ngồi đối diện nhau và nói chuyện thật lâu với khoảng cách đó thì mối quan hệ đã bước vào giai đoạn ổn định.

- Không gian sang trọng được giàn dựng kĩ lưỡng (chuẩn bị kết hôn)

93. Một ngôi nhà vừa cần bảo vệ sự riêng tư của những thành viên vừa là nơi để giao tiếp, trò chuyện.

93. Về sự trưởng thành của con cái:

- Cảm giác về riêng tư cá nhân và giao tiếp giữa đứa trẻ 3 tuổi và 15 tuổi là khác nhau.

114. Phòng gác mái với lối vào từ hiên nhà: độc lập quá mức và nhiều bất tiện nhưng mang lại nhiều ý nghĩa khác nhau – sức hấp dẫn của phòng gác mái tách rời cuộc sống sinh hoạt thường ngày. “so với việc chơi ở phòng khách thì ở trên này có gì đó khác khác ấy” (chồng ngủ, con chơi game trên gác mái – bày bừa rồi chơi một mình hẳn là một chỗ thú vị)

118. (Không gian yêu thích và những cảm nhận):

- Phòng khách rộng, sáng và phòng riêng

124. Mỗi không gian trong nhà đều có những mặt tốt và mặt xấu đối lập nhau nên quan trọng là người dùng cần phải biết điều chỉnh cho phù hợp.

125. Ấn tượng tổng thể về không gian bên trong ngôi nhà là sự rộng rãi. Bắt mắt. Tạo cảm giác mở và thú vị. Cảm giác thư thái. Mới mẻ. Hay.

127. Tính độc lập và cảm nhận sự yên bình.

128. “Cảm giác như đang ở trong ngôi nhà riêng vậy.”

137. Địa vị của từng thành viên trong gia đình

140. Sự kết hợp của nhiều kiểu không khí: gắn với các sự kiện quan trọng trong đời người.

142. Các phòng tương ứng với chức năng của nó nên các thành viên trong gia đình hàng ngày cứ lặp đi lặp lại những hành động giống nhau trong những không gian được định sẵn, như thể những sinh vật không có trái tim và suy nghĩ.

- Diễn biến tâm lý con người thường không ổn định. Nếu mọi hành động giống nhau theo từng vị trí thì bạn sẽ ngạt thở. Hôm nay tâm trạng tốt nên tôi sẽ đọc báo trong căn phòng đầy nắng. Hôm nay tâm trạng tôi không được tốt nên muốn được ở một mình trong căn phòng trên gác mái tối và hẹp.

- Nghĩ đến những không gian phù hợp với nhiều loại tâm trạng cũng là một yếu tố quan trọng cần thiết trong việc thiết kế và xây dựng ngôi nhà.

170 (Ký ức về những ngôi nhà cổ):

- Nhà bếp: bởi nó ở giữa trung tâm ngôi nhà, giữa khu vườn, là nơi để đám trẻ con nô đùa.

- Okunoma – không gian trang trọng được sử dụng cho các dịp lễ tết nên có những kỷ niệm vui và cả những ký ức buồn. .

- Nơi cả gia đình quây quần bên bữa cơm gợi lại nhiều kỷ niệm vui.

171. (Tầng 2, cầu thang, phòng gác mái): không gian ấn tượng nhất trong ngôi nhà là những không gian riêng tư hoặc phòng ngủ - nơi mang lại cảm giác bình yên.

186. Hành lang ngoài thể hiện mối quan hệ mật thiết với khu vườn.

186. Việc mất đi tính tôn nghiêm của hiên nhà và phòng khách.

191. (Những vấn đề của nhà ở hiện đại)

- Cấu trúc không gian không rõ ràng: từ cửa đi trực tiếp vào các phòng – mất đi ý nghĩa của hành lang giữa – cuộc sống sinh hoạt vẫn thường diễn ra ở đây – các kiểu nhà truyền thống có riêng cho mình một không gian ấn tượng nhưng nhà hiện đại thì không.

- Đánh mất không gian quây quần tình cảm: (thư phòng, nơi tiếp khách, sảnh sau lối vào). Nhà ở theo phong cách hiện đại không có một không gian biểu tượng và mất đi những không gian quan trọng để thể hiện những cảm xúc nghiêm trang hay buồn bã như vốn có.

- Sự tương tác giữa các thành viên trong gia đình dần mờ nhạt: khung cảnh mâm cơm truyền thống bên bàn nhỏ - không khí đầm ấm và sự kết nối cả gia đình. Phòng sinh hoạt chung hiện đại quá rộng làm khoảng cách các thành viên ngày một lớn.

- Nỗi cô đơn được tạo ra bởi những căn phòng riêng:

219. (30-40 tuổi, sự xa xỉ bảo thủ):

- Ngôi nhà mong ước của những người trong độ tuổi 30-40 tuổi thường một là kiểu hiện đại, hai là thuần túy kiểu Nhật. Ngôi nhà mơ ước của những bà mẹ tuổi trung niên thường xa hoa hơn cả các bạn sinh viên. Đồng thời khẳng định sự bảo thủ của họ bởi họ luôn khẳng định chỉ là những ngôi nhà đã từng được nói đến hoặc từng có trong quá khứ.

Tiêu chuẩn về không gian giữa người vợ và người chồng ở độ tuổi này có nhiều sự khác biệt:

- Người chồng thường chú tâm đến sự sang trọng của ngôi nhà và những gì nên giới thiệu khi có khách đến nhà: “Hiên nhà rộng, có thư phòng, có cá tính, đồ sộ, sàn nhà có thể linh hoạt thay đổi”

- Trong khi đó người vợ lại luôn quan tâm đến chức năng của từng không gian trong các công việc nhà: “Thiết kế mang tính hiệu năng; nhiều tủ để đồ; sàn nhà bằng gỗ; hệ thống bếp của Đức”. Đồng thời ở họ có những niềm ao ước về ngôi nhà y như một không gian để họ trưng bày và triển lãm.

229. (Ảnh hưởng của truyền thông thị giác): ngôi nhà có những giấc mơ là những ngôi nhà mà họ muốn sống. “Câu chuyện” ảnh hưởng đến việc “muốn sống” trong những ngôi nhà có ảnh hưởng như vậy (những câu chuyện họ từng đọc, bộ phim từng xem)

242. (Ngôi nhà muốn sống bên ngoài). Kiểu hiện đại: “thường gặp, hiện đại, không gian mở bên trong”

245. (Ngôi nhà muốn sống bên trong). Vẻ đẹp tự nhiên và có công năng:

- Có ước mơ, hiện đại, phóng khoáng

259. Đó là ngôi nhà nơi chất chứa toàn bộ những ký ức và ước mơ của ông F, vợ ông và cả nhà thiết kế. Ngôi nhà là nơi sinh sống của nhiều người mà trong đó mỗi người lại có những ý niệm khác nhau về một ngôi nhà. Không có giá trị tuyệt đối cho một không gian và thước đo giá trị đó không ai khác là những người ngắm nhìn không gian đó.

 

 

Carnets: Nghệ thuật và tâm thức. Chùm tạp ghi

 1.

- (RÉNE Hughe, lời giới thiệu): Những cái chung quanh ta có vẻ được phân bổ trong KHÔNG GIAN còn những thứ bên trong ta thì lại ẩn hiện và được cảm nhận trong THỜI GIAN. 

- Con người tìm cách cho hai bên hòa nhập một cách tinh tế nhất bằng tác phẩm nghệ thuật. (Nơi con người phóng chiếu và gài cắm vào nó chất liệu nội tâm và ghi khắc trong không gian, khiến người khác có thể nhận thức được.).

- Những lan tỏa khoáng đạt của các diện không gian, đường nét, có thể được ví như dòng chảy khoan thai của âm thanh trong âm nhạc, bằng chậm dần lại, tạo một căng thẳng (mà ta cảm nhận được ngay nhịp điệu thời gian và ẩn dụ không gian).

- Mơ hồ nhập nhằng gắn với ý niệm hơn là một trải nghiệm cụ thể - quyền năng khác lạ.

(Ghi chép khi đang đọc Nghệ thuật và Tâm thức, Graham Collier)

2.

(Trung Quốc họa, Tạ Duy)

- Họa gia: khái niệm có sắc thái riêng hay tương tự họa sỹ?

- Tra cứu ghi chú bất tiện

- Tên tác phẩm không dịch là 1 lưỡng lự và không phải ai cũng thấy ổn

- Trường phái

- Từ vựng mới: dịch được không? Du nhập hay tạo mới? Có thể làm 1 tập từ vựng bỏ túi về phép bình thưởng tranh Trung Quốc họa.

- Không một lỗi chính tả hay dàn trang.

- Chất lượng ảnh minh họa cao - tuy hơi nhỏ và thiếu trích đoạn phóng to (xem bút pháp)

- Tổng quan đôi khi lặp ý với phần sau. 

(Thẩm định tranh cổ)

- Diễn ngôn và góc nhìn truyền thông

- Nếu chủ quan, mơ hồ, gây tranh cãi, tam sao thất bản là cơ chế tạo ra huyền thoại - giá trị.

- Giống như cái khung cửa trong nghệ thuật thấu cảnh tạo ra chiều sâu, sức gợi, dẫn dắt, sức căng tâm lí. Từ trước đó, tâm lí con người ta đã được/bị "dẫn" đi rồi.

- "Phép thẩm định" không phải là "phép xem tranh" (mà có không?)

- Họa viện: công bút, phù hoa - Văn nhân - Dân gian.

- Sự phân chia trường phái: mặc những bài trừ chính phái/ngụy phái - họ đã dùng điều gì để "thảo luận" chung với nhau? (cái nền hiển nhiên nào)

- Cũng giống như tình huống không có bức tranh để bình phẩm cụ thể ("khí vận sinh động" - Trịnh Lữ dịch sái quá!), (Tạ Hách đương thời là người sở trường tiểu họa? Giới Tử Viên họa truyện - Tranh Thủy mặc) - cuối cùng thì người ta cần phải có bức tranh để treo mắc thêm các bình chú vào chứ?

- Bức tranh: các quy củ pháp thức để tạo ra nó phải có lớp nghĩa đầu tiên của tác giả chứ? Có hay không có? (Nghệ thuật có thể truyền thông được tới công chúng, Cynthia Freeland)

- HÌNH - THẦN: Tác giả nói - những điều lời nói không chạm đến được.

(Sơn thủy họa): 

- Phong phú đa dạng, biến đổi, (không nhất định biến đổi ứng với Đạo)

- Họa pháp học theo sở trường. Sáng tạo riêng. Tam quan. Huân ướp trong môi trường văn hóa...Diễn ngôn của nhóm xã hội, giai tầng, trong một bối cảnh văn hóa lịch sử cụ thể.

- Họa gia có hướng tới cái phi thời bất hủ không?

3.

"Tôi đồng ý với Dewey rằng nghệ thuật là một dấn thân về nhận thức. Có nghĩa là, các nghệ sỹ như Francis Bacon biểu hiện tư duy và ý tưởng theo cách có thể truyền thông được tới công chúng, giúp làm giàu có các trải nghiệm của chúng ta. Nghệ sỹ làm điều này trong một văn cảnh cụ thể và "tư duy" của họ phục vụ một số nhu cầu cụ thể trong phạm vi đó. Các nghệ sỹ giờ đây chỉ có ý nghĩa trong phạm vi văn cảnh của cái mà Danto gọi là "thế giới nghệ thuật", là nơi tập hợp các định chế gắn kết họ với công chúng trong phạm vi một môi trường xã hội, lịch sử và kinh tế. Họ sáng tạo hay truyền phát tri thức nhờ vào những địa điểm đã được định dạng: các triển lãm, các buổi trình diễn, các ấn phẩm. Nghệ sỹ sử dụng biểu tượng để tái trình hiện và biểu lộ cảm xúc, quan điểm, tư duy và ý tưởng. Họ truyền thông tới công chúng, rồi đến lượt mình, công chúng này sẽ phải diễn giải nghệ phẩm.
"Diễn giải" cũng là sự trình ra một phân tích duy lý (rationale construal) tường giải được ý nghĩa của một nghệ phẩm. Tôi hoàn toàn không tin việc có tồn tại một lý giải tối thượng cho sự đóng góp về nhận thức mà một nghệ phẩm đem lại. Song, một số diễn giải lại khởi hoạt tốt hơn những diễn giải khác. Những diễn giải cấp tiến nhất luôn bắt nguồn từ lý tính, chi tiết và tính xác tín; chúng phản ánh tri thức nền và các chuẩn mực cộng đồng phục vụ cho các cuộc tranh luận duy lý.
Diễn giải chuyên môn hóa chính là trung tâm cho sự thành công của việc truyền thông nghệ thuật, và nó cũng sắm vai trò quan trọng trong việc giáo dục và đào tạo những nghệ sỹ mới. Các diễn giải và phân tích có phê phán giúp tường giải nghệ thuật - không phải để hướng dẫn chúng ta, những công chúng, biết phải suy nghĩ như thế nào, mà để tạo khả năng cho chúng ta xem và hồi phản với tác phẩm tốt hơn là chỉ bằng tự thân chúng ta."
(Cynthia Freeland, Một đề dẫn về lý thuyết nghệ thuật. Chương 6: Nhận thức, sáng tạo, thấu tỏ) (Nguyễn Như Huy dịch).
 
4.
(Roland Barthes, Những huyền thoại) 
 
- Huyền thoại chẳng che giấu - chức năng của nó làm biến dạng chứ không biến mất.
- "Nếu tôi đi trên xe ô tô và tôi nhìn phong cảnh qua tấm kính..." (tr 314)
- "Tổng thể không thể tách rời của nghĩa và hình thức" (322)
- Người đọc huyền thoại khám phá chức năng của huyền thoại. Nó biến đổi lịch sử thành bản chất tự nhiên - nó không được đọc như động cơ mà như là lẽ phải.
- Tính chất gây ấn tượng - hiệu quả tức thì - mạnh hơn những giải thích dựa trên lí tính (326)
(Huyền thoại đánh cắp ngôn ngữ)
(trái ngược với)
- Thơ ca muốn đạt tới không phải nghĩa của các từ ngữ, mà là nghĩa của chính các sự vật. (Một cái gì tương tự như sự im lặng nhưng nhìn thấy được, cảm thấy được.) (331)
- Sức mạnh của huyền thoại thứ hai là thiết lâp huyền thoại đầu tiên thành thứ ngây ngô để nhìn vào. (335)
- Huyền thoại là một ngôn từ phi chính trị hóa đem lại nhận thức bằng ghi nhận mà không bằng lí giải (347)
- Có một ngôn ngữ không mang tính huyền thoại, đó là ngôn từ của người sản xuất: (1) Con người nói để biến đổi hiện thực, (2) Con người gắn ngôn ngữ của mình với việc chế tạo ra sự vật. Siêu ngôn ngữ - để trở về ngôn ngữ đối tượng. (352)
-  Huyền thoại nghèo nàn, bản chất là nghèo nàn (cánh tả). Sắp đặt vụng về, kể lể dài dòng. Số lượng hóa chất lượng. Vươn tới tục ngữ. (354)
- Chứng cứ văn hóa xa xôi. Đo đếm được, chiếm hữu được. 
 
5.
(Susan Sontag)
 
- Chụp ảnh là chiếm giữ cái đươc chụp vào ảnh. Đưa người chụp vào quan hệ với thế giới, cảm giác mình có tri thức, và do vậy, có quyền lực.
- Ảnh chụp là những mẩu nhỏ của thế giới hơn là những tuyên ngôn về nó (ai cũng có thể tạo ra).
- Giống như nhìn là chọn lựa, thấy bị quy ước từ nhiều thứ (John Begger)
- Tự thân việc chụp ảnh là hợp lệ, lẽ thường. Vấn đề ở ngữ pháp và nội dung chứ không phải ở từ vựng.
- (Nhìn sâu hơn cái hàm ý: tri thức = sức mạnh) (Gadamer và khoa học nhân văn, (hay làm thế nào để hiểu người/cái khác), Charles Taylor)