Thứ Ba, 19 tháng 6, 2012

Bùng nổ và biến đổi khôn lường. Ghi chép về Sự lũng đoạn của lá cải

Tôi là người tự học, không dấu dốt, biết đến đâu thì cố gắng viết lại xem có mạch lạc không. Đây là những ghi chép sau khi đọc bản dịch "Trí thức và Truyền thông" của anh Gauxx (tên thật ^^) cùng những bài viết trước đó.
-------------------------


"Hai quan điểm khác biệt này tồn tại trong phần lớn trí thức Việt Nam, những người hiếm khi chạm được vào những nguồn tài chính lớn và thường đồng nhất văn hóa đọc (reading) với văn minh." (Tôi gạch dưới).

- Điều đáng chú ý thứ nhất và cần làm rõ là sự phân biệt văn hóa đọc với văn minh. Theo ngữ cảnh có thể suy luận rằng ở đây hàm ý khái niệm văn minh bao trùm lên khái niệm văn hóa đọc. Sự khác biệt này có thể tương đồng với sự phân biệt giữa ngành Xã hội học với ngành Tâm lý học của Esmile Durkheim - (Các quy tắc của phương pháp xã hội học). Văn hóa đọc cho dù được mở rộng nghĩa tối đa trên nền tảng ngành truyền thông thì vẫn chưa thể là các sự kiện xã hội - tức là thuộc về cấu trúc thực thể lớn hơn của văn minh (khái niệm có thuộc tính xã hội).

- Cũng vậy, khi David G. Marr đề cập tới những nguồn tài chính lớn thì hẳn có ý ám chỉ tới cái cơ chế ngầm, thậm chí nền tảng, chi phối ngành truyền thông? Tức là có thể cơ chế thực sự của truyền thông không dựa trên những thao tác đọc trí năng mà liên quan đến khả năng thao túng dư luận dựa trên những cơ chế có tính chất  của "sự kiện xã hội" - (Các đặc điểm khu biệt của sự kiện xã hội: 1-Ở bên ngoài ý thức cá nhân. 2- Gây ra hay có thể gây ra sự tác động có tính cưỡng bức đến các ý thức ấy - ED, sdd).

"Khi thảo luận về mối quan hệ nhà nước-xã hội ở Việt Nam, liệu chúng ta có thể nói rằng giới trí thức với tư cách một nhóm xã hội có khả năng đối thoại với chính quyền? "

- Điểm thú vị là trong phát biểu này đã mặc nhiên lựa chọn đứng về phe trí thức-phản biện của cuộc tranh luận thời danh hồi cuối năm ngoái về khái niệm trí thức. Ở đây tiềm ẩn hai câu hỏi thú vị:

(1) - Định nghĩa về nhóm xã hội: hẳn sẽ dùng phương pháp của xã hội học để định nghĩa. Việc định rõ cấu trúc và điều kiện hình thành nhóm xã hội theo tiêu chí nào sẽ cho phép lý thuyết đo lường có khả năng triển khai theo những hướng cụ thể khác nhau.

(2) - Việc ra đời định nghĩa một giới riêng (trí thức) trong quan hệ đối lập với chính quyền có sự khác biệt với tính chất đảng phái không chỉ ở trong đặc điểm cấu trúc mà là từ trong cách tiếp cận về cấu trúc xã hội. Lựa chọn định nghĩa này bao hàm một tính mục đích - luôn luôn định nghĩa là có tính mục đích. Mục đích này có thể liên quan đến ý niệm nền tảng về động lực phát triển xã hội dựa trên đa nguyên  và quyền tự do lựa chọn?

Tới đây có thể nhận thấy rất rõ cách tiếp cận của David G. Marr chịu ảnh hưởng của những lý thuyết MSD và AS qua những từ khóa quan trọng: chính quyền-xã hội-truyền thông-công chúng, agenda setting.

"Kể cả khi đảng muốn thực hiện cả hai cùng lúc, thì có vẻ như một thế hệ mới công dân mạng sẽ tìm được cách thoát khỏi sự kiểm soát và xúc tiến cái agendas của riêng họ."

- Xúc tiến cái agendas của họ tức là "khuếch trương những ý tưởng mới, thử nghiệm những kiến thức, kinh nghiệm hay, thảo luận và đánh giá kết quả một cách mở rộng và thường xuyên" như những gì trí thức giai đoạn 1920s-1930s đã làm (dưới mô hình quản lý nhà nước thuộc địa của Pháp!). Cũng chính họ (trí thức giai đoạn đó) là lực lượng tạo ra sản phẩm báo chí và tiêu thụ chúng. Qua đó tác động tới nền tảng văn hóa (và nền tảng chính trị) của xã hội. Đến đây thì rất rõ ràng cái tiềm năng cạnh tranh vai trò dẫn dắt xã hội của trí thức (phản biện) với chính quyền từ phương diện tư tưởng sang phương diện chính trị. Nhất là khi báo chí truyền thông còn có thể là công cụ liên kết nhóm và gây ảnh hưởng. Nó là lành mạnh và bình thường ở bên ngoài những xã hội toàn trị!

Nhưng cũng chính vì cần tiếp cận xã hội dưới nguyên tắc của xã hội học nên dễ thấy là tư duy top-down tiếp cận vai trò chức năng của nhóm xã hội trí thức như trên (vai trò của tranh luận, đối lập, tự do lựa chọn) với chất lượng phát triển xã hội có xu hướng ôm đồm khó kiểm nghiệm lý thuyết (@Gauxx). Cần thêm vào đó là tiếp cận bottom-up xuất phát từ nhận thức "communication thực ra chính là một cơ chế của văn hóa và không tách rời văn hóa".

Tóm lại, sự lũng đoạn của báo chí lá cải dẫn đến nguy cơ bùng nổ và biến đổi khôn lường hiện tượng này tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ tiêu cực:

1 - Tha hóa tư tưởng toàn xã hội: xói mòn các giá trị, chuẩn mực hiện thời. Hệ quả là những biểu tượng chính trị của hệ giá trị, chuẩn mực ấy (chính quyền, đảng cầm quyền) cũng chịu chung cơn lũ xói mòn và rỗng nghĩa. (Việc tái hồi những thần tượng quá cũ kỹ trong tấm áo đạo đức thực tế cho thấy sự rệu rã của xã hội hiện thời. Đạo đức (thường gắn với tình cảm tôn giáo) là thứ làm cho luật pháp (quyền lực) trở nên hiển nhiên). Tất yếu dẫn đến nhu cầu thay đổi, tìm cái mới, cái khác (thường được mong là cái tốt hơn).

2 - Sự tha hóa đi kèm với nó là mất khả năng tư duy độc lập, thiếu óc phê phán, tinh thần phản tư...dẫn đến nguy cơ dễ bị thao túng tâm trí. Trong trường hợp bị chi phối bởi các nhóm lợi ích nhỏ hoặc yếu tố ngoại xâm (diễn biến hòa bình, sic) thì đó còn là nguy cơ của một dân tộc.

3 - Cơ chế hiện thời của báo chí lá cải ở VN (với đặc điểm "viết bố láo, bịa đặt, viết chủ quan áp đặt, viết không thành có, có thành có rất nhiều, viết xúc phạm cá nhân, xúc phạm giới, vi phạm đạo đức nói chung.") còn có gây những hậu quả xấu: triệt tiêu tính chính xác của thông tin, khả năng tranh luận, đạo đức. Qua đó dung dưỡng tư duy bầy đàn, bản năng...là mảnh đất cho phương thức ám thị tà đạo thao túng tâm trí. Những xung năng tăm tối của đám đông được nuôi dưỡng và chờ chực nguy cơ bùng phát thành bạo loạn không thể kiểm soát được (Tâm lý học đám đông)? Kể ra điều này cũng khó nói cho phân minh. Những sự kiện tàn bạo nhất nhân loại đều chẳng phải đều xảy ra do những dân tộc vốn là trung tâm văn minh nhân loại như Pháp, Đức, Nhật, Trung Hoa?

Và như vậy liệu truyền thông có thực đã đủ là cơ chế văn hóa chủ yếu của xã hội hay còn những cơ chế ngầm khác chi phối đám đông công chúng? Thao túng và khai minh có nhất thiết sử dụng chung một cơ chế nền tảng?

8 nhận xét:

doanh nói...

tiến bộ quá nhanh, Tùng ^^

doanh nói...

Tớ trao đổi vắn tắt thôi nhé

- Điều đáng chú ý thứ nhất và cần làm rõ là sự phân biệt văn hóa đọc với văn minh. Theo ngữ cảnh có thể suy luận rằng ở đây hàm ý khái niệm văn minh bao trùm lên khái niệm văn hóa đọc. Sự khác biệt này có thể tương đồng với sự phân biệt giữa ngành Xã hội học với ngành Tâm lý học của Esmile Durkhem - (Các quy tắc của phương pháp xã hội học). Văn hóa đọc cho dù được mở rộng nghĩa tối đa trên nền tảng ngành truyền thông thì vẫn chưa thể là các sự kiện xã hội - tức là thuộc về cấu trúc thực thể lớn hơn của văn minh (khái niệm có thuộc tính xã hội).

- diễn ý đúng rồi.

- câu đó của bác ấy nối sau câu về một số người thuyết phục để xh hóa truyên hình theo hướng popular culture, vì vh đọc không phải là tất cả

- hoàn toàn trùng với 1 gạch đầu dòng về cultural studies trong bài Cải.

- vh nghe nhìn là cái mà những người bảo thủ chống lại với mục đích bảo vệ vh đọc - high culture

doanh nói...

Tới đây có thể nhận thấy rất rõ cách tiếp cận của David G. Marr chịu ảnh hưởng của những lý thuyết MSD và AS qua những từ khóa quan trọng: chính quyền-xã hội-truyền thông-công chúng, agenda setting.

- hoàn toàn chính xác. Trong MSD, Ball Rokeach dùng một chữ society, bao hàm cả chính trị trong đó, chứ không như ta hiểu là xã hội

doanh nói...

Và như vậy liệu truyền thông có thực đã đủ là cơ chế văn hóa chủ yếu của xã hội hay còn những cơ chế ngầm khác chi phối đám đông công chúng? Thao túng và khai minh có nhất thiết sử dụng chung một cơ chế nền tảng?

- câu hỏi hợp lý ^^

- nhận định tt như một cơ chế văn hóa là quan niệm về bản chất của tt. Bây giờ quay trở lại MSD, thì thấy BR có lý khi để ngỏ các tình huống mà mối quan hệ quyền lực phụ thuộc tương tác với nhau

- David Marr đã dựa vào đó để truy về mgh giới cầm quyền và trí thức đã ảnh hưởng tới diện mạo và tính chất của media.

+ khi trí thức - những người có xu hướng bảo thủ và high culture hơn, bảo vệ vh đọc - khẳng định được vị trí dẫn dắt tư tưởng, thì 2 trường hợp xảy ra: media thiên về đọc, thảo luận chính trị-xh-vhọc-vh nhiều hơn là nghe nhìn (bất công với lá cải hơn)

+ khi trí thức hòa giọng chính quyền (tự nguyện hay áp đặt)- media thiên về tuyên truyền 1 chiều (như là 1 giai đoạn của bc VN)

+ khi trí thức lép vế, không đối thoại được, bỏ rơi trận địa - là lúc lá cải lũng đoạn, đồng nghĩa popular culture nặng tính nghe nhìn thắng thế. rõ ràng là một sự bất cân đối về quyền lực (quyền diễn ngôn, cao hơn là dẫn dắt hiện thực).

- trong hoàn cảnh lũng đoạn thì các thế lực ngầm chi phối - các thế lực này rất giỏi deal với cả chính quyền (mặc cả rằng...) và trí thức (vẫn rao bán họ và tham vọng của họ trên ấn bản, để khi bị tố lá cải, sẽ trưng các nhân vật này ra - là cách phản biện của ĐS&PL vừa rồi). Đây là lí do mà David viết rằng, nó vượt qua sự kiểm soát của cả NN lẫn trí thức đối với nó. Đồng thời, có lý để nhận định lá cải lũng đoạn như một giai đoạn phân kỳ tất yếu Theo đó, giai đoạn khủng hoảng sẽ qua, không phải bởi lá cải bớt cải đi, mà bởi mqh nhà nước-trí thức thay đổi

doanh nói...

Và như vậy liệu truyền thông có thực đã đủ là cơ chế văn hóa chủ yếu của xã hội?

- xét trên nghĩa rộng nhất, câu này vẫn đúng, bất chấp các thế lực ngầm chi phối tới đâu.

- chữ tt ở đây không chỉ bao hàm mass media.

- văn hóa ở đây gồm cả vh chính trị.

Trong hoàn cảnh lũng đoạn, nó tiết lộ rất nhiều điều - nhiều hơn cả khi mgh này cân bằng - từ vh chính trị tới vh truyền thống, tới vh cá nhân và bây giờ là mạng lưới.

doanh nói...

nói thêm, những gì trí thức 20s-30s đã làm cho thấy các cuộc modern talkings đã được set up từ đầu thế kỷ trước và sau đó bị dang dở

ngày nay nhiều kiểu tương tác cá nhân quy mô nhỏ xinh, và những khuyếch tán kiểu các nhóm mà bạn T nói ở bài trước vừa cho thấy sự tự điều chỉnh (cái này là có thật) và cả sự kháng cự (với cái hiện thực đang diễn ra)

cá nhân và liên cá nhân luôn có thể set up và thực thi cái agendas của họ - ví dụ lên FB mà xem^^ - cái ngày nay đã được support bởi mạng lưới.

mạng lưới phát triển tạo ra một nền tảng khác mà Manuel Castells gọi là network society thay thế cho social networks kiểu cũ.

network society cấu trúc lại xã hội và công chúng - ở đó có những điểm giao dịch thông qua phương tiện, nơi mà space được tạo ra bởi các tương tác này như là những dòng chảy (space of flows) - vừa hay là cái bạn T đang quan tâm ^^. Nó có thể tiếp tục củng cố các giá trị của các thiết chế xã hội (institutions) hay phá vỡ chúng để tạo ra các projects mới mang tính tư thân (autonomous) của các society members, hoặc cả hai tình huống xảy ra- những chuyện hay còn ở phía trước.

- dó đó, quên E.Durkhem đi khi bàn về tt hiện đại, cũng nên để Le Bon yên nghỉ - cái gọi là TLH đám đông rất là vớ vẩn.

- do đó, khép chủ đề này lại được rồi Tùng và bắt đầu nói chuyện space of flows ở trong network đi là vừa, nhưng bàn từ từ chờ khi tớ có trang mới ^^

doanh nói...

bổ sung 1 ý ở còm thứ 4:

+ khi trí thức đối thoại bình đẳng với nhà nước với tư cách một nhóm xã hội (a social group) - chuyện bình thường ở phương tây - thì mqh cần bằng này dẫn đến sự cân bằng giữa media chính thống và media lá cải, nói cho đúng hơn là popular culture & high culture.

tuy nhiên, sự cân bằng không bao giờ tuyệt đối và luôn có kẻ thứ 3 đứng giữa - những tài phiệt thâu tóm tt. Tình huống này lại dẫn đến những sự lũng đoạn rất khác về mặt chính trị.

Có thể MSD muốn nhắm tới cái này, chứ còn chuyện lũng đoạn lá cải là cái phân kỳ ất ơ của những nền báo chí tiền-hiện đại chăng ^^

P/S: mình phải mần một số việc, nên bạn T có trao đổi thêm gì thì tớ sẽ đọc, dù có thể không comment tiếp.

Tung H nói...

Cảm ơn anh Gấu vì những trao đổi lợi lạc chúng sinh :P

Biết là anh bận nhưng em sẽ tiếp tục ghi chép. Viết ra để giải quyết nhu cầu nội tại của tôi (@aka TĐT). Tối em sẽ viết lại môt chút nữa cho trọn đạo 21/6 :D

Tình hình khi in ra mới thấy liều lượng thông tin chúng ta trao đổi đang dầy dặn lên trông thấy. Để bày tỏ, xin tự nguyện trả phí bằng sách và cafe cho các comment chất lượng và nhất là bài viết, bài dịch ^^