Chủ Nhật, 28 tháng 10, 2007

Erich Fromm, Phân tâm học và tình yêu.1

Erich Fromm.

The art of loving.

I. Tình yêu là một nghệ thuật.

- Hầu hết người ta nhìn vấn đề tình yêu chủ yếu là vấn đề được yêu hơn là vấn đề yêu.

> Họ cốt sao để được yêu: “được bạn và cảm hóa mọi người”

> Sự thực, những gì gọi là khả ái chính ra là một hỗn hợp giữa tính cách thông tục và khả năng gợi dục.

- Tiền đề là: sự mặc nhận vấn đề tình yêu là vấn đề của một đối tượng, không phải là vấn đề của một khả năng.

- Nền văn hóa chúng ta theo đuổi ý niệm về sự giao dịch thuận lợi. (Theo đuổi cái “có”)

> Giá trị trao đổi tùy thuộc vào thị trường, vào sự lưu hành thời thượng.

- Những ngộ nhận về kinh nghiệm sơ khởi khi sa vào tình yêu với tình trạng thường trực của việc đang yêu. (Tình yêu đang được định nghĩa lại: nó có đặc điểm là bền vững, tích cực và chủ động)

> Hai người xa lạ, bỗng thân thiết, cảm thấy là một-cái lúc đơn nhất thể này là một trong những cảm nghiệm cao hứng nhất, phấn khích nhất trong cuộc sống!

(Cảm nghiệm đơn nhất thể là một cứu cánh của loài người, dù ý thức hay vô thức?)[Cảm nghiệm đơn nhất thể/cảm nghiệm hợp nhất bao hàm ngụ ý có nhiều đối tượng cho sự hợp nhất này, không chỉ một người]

> Thực tế, họ nhanh chóng nhận ra sự sụp đổ của tính kỳ diệu-do chính sự thân thiết của họ gây ra!

- Phải ý thức: tình yêu là một nghệ thuật – Tôi sẽ trở thành một bậc thầy trong nghệ thuật chỉ sau khi có một số vốn thực hành cho đến lúc những thành quả của kiến thức lý thuyết và những thành quả của sự thực hành của tôi kết dệt thành một: sự trực giác của tôi. (Tác giả bỏ qua chưa định nghĩa một nghệ thuật, mà đi thẳng vào những đặc điểm cần có của một nghệ thuật!)

II. Những lý thuyết về tình yêu.

- Tình yêu giải đáp cho vấn đề hiện hữu của con người. (Tình yêu là cứu cánh của cuộc sống). (Đây là một nhận xét, không phải định nghĩa-định nghĩa đang được xây dựng). (Nói khác đi: tác giả nhận thấy trên con đường đi tìm cứu cánh của hiện hữu, một hình ảnh mới mẻ về yêu thương hàm ngụ lời giải đáp!). [Vậy vấn đề hiện hữu của con người là gì?]

- Con người sinh ra là đi ra từ một tình trạng cố định, cố định như những bản năng, để đi vào tình trạng bất định, bất quyết và mở rộng.

> Chỉ có sự xác thực nằm trong quá khứ - và chỉ có cái chết mới là sự xác thực ở trong tương lai.(Ý thật thâm trầm, chua xót! Nhưng tiền đề ẩn của sự tự ý thức về hiện hữu này khởi lên từ đâu? Từ ý niệm về sự phân biệt giữa xác thực, vĩnh cửu với bất quyết, vô thường à? Sau nữa là ngộ nhận về chủ thể ngã xuất phát từ tham dục à?). (Đây là sự tự ý thức!). [Bản năng sinh tồn ><>.

- Hiện hữu của con người đã hiện hữu lý tính: người là sự sống ý thức về chính mình! (Tuy nhiên có vẻ hàm ngụ một cội nguồn tươi sáng trước đó! Cũng là hàm ngụ phê phán về sự tha hóa của con người như là một tất yếu!).

- Cảm nghiệm về sự ly cách là cội nguồn ưu tư.

- Nó khơi dậy sự hổ thẹncảm giác tội lỗi. (Nói “cảm nghiệm sự ly cách” là phát biểu hiện hữu người trên một bình diện chia biệt chủ thể/khách thể tương đối!). [Hai ý trên là nhận xét, chưa chứng minh!). (Định nghĩa, đặc trưng của cảm nghiệm hổ thẹn, tội lỗi?].

> Truyện Adam và Eva:

+Sau khi họ bất tuân, họ đã ăn phải “cây biết thiện, ác” (không có thiện ác, trừ phi có sự tự do bất tuân).

+Sau khi họ trở thành loài người bằng cách tự loại bỏ mình ra khỏi sự hòa điệu nguyên thủy của loài vật với nhiên giới, tức là sau khi họ sinh ra với tư cách loài người – họ thấy “mình trần truồng – và họ hổ thẹn”.

(Dưới góc độ phân tâm: cảm nghiệm hổ thẹn về sự trần truồng liên hệ với so sánh lịch sử tiến hóa của con người thế nào? Có thực siêu hình thế không? (Vẫn còn những bộ lạc trần truồng. Vẫn còn khả năng lý giải quần áo là sự tự vệ với thiên nhiên!) [Lập luận là thế này: có sự tự do bất tuân – có sự phân biệt – có sự tự thức – có sự dị dị biệt – có sự hổ thẹn!].

- Nhu cầu sâu thẳm nhất của con người là nhu cầu vượt qua sự ly cách của mình. (Liên hệ với hình ảnh Phật – người giải thoát khỏi khổ não). [Vậy phải triệt để phân tích chỉ ra những khổ não, bất an mà cảm nghiệm ly cách đem lại cho hiện hữu người – hay nói khác đi là quy chiếu vấn đề hiện hữu của con người về vấn đề ly cách – sự cảm nghiệm ly cách: bất an, xao xuyến, lo sợ, hổ thẹn, mặc cảm tội lỗi, ưu tư…]. (Liên hệ với Khổ Đế của Đức Phật).

> Một ví dụ về sự thất bại toàn triệt không hoàn thành mục tiêu: bệnh cuồng dại – sự rút lui hoàn toàn khỏi thế giới bên ngoài! (Nhớ rằng cảm nghiệm ly cách là do cái nhìn!).

- Câu trả lời (vấn đề vượt qua ly cách), phần lớn lệ thuộc trình độ cá biệt hóa mà một cá thể đạt được. (Tha hóa và cá biệt hóa?).

> Những đường lối tạm thời (vượt qua ly cách) phổ biến: (trong lịch sử loài người và lịch sử cá thể)

+ Trẻ thơ: bằng sự hiện diện vật lý của bà mẹ, lồng ngực, da thịt mẹ..

+ Con người ấu trĩ: bằng đồng hóa với nhiên giới, thờ vật tổ, linh thú…

+ Một đường lối vượt qua ly cách bằng những trạng thái say.

- Càng được thực hiện một cách công cộng, một cảm nghiệm hỗn hợp với nhóm – càng hiệu lực hơn.

- Có liên hệ mật thiết và thường được hỗn hợp với giải pháp cảm nghiệm dục tình – một trạng thái tương tự với một hôn mê, hay với hiệu quả của những ma túy nào đó.

- Bao lâu những trạng thái say còn là một thực hành chung của bộ lạc – chúng không tạo ra ưu tư hay tội lỗi – những kẻ chọn giải pháp phi xã hội chịu khổ vì cảm giác tội lỗi, hối hận – cố thoát khỏi ly cách bằng lẩn trốn vào rượu hay thuốc – càng ly cách hơn – tăng thêm độ số và cường độ.

+ Tất cả những hình thức về hợp nhất có tính cách say đều có 3 đặc điểm:

i. Chúng mãnh liệt, bạo tợn.

ii. Chúng xảy ra trong nhân cách toàn diện, tâm và thân.

iii. Chúng biến chuyển và có từng lúc.

+ Hình thức hợp nhất đã từng là giải pháp thường trực nhất được lựa chọn: sự hợp nhất căn cứ trên phù hợp với nhóm, với những phong tục, những thực hành và những tin tưởng của nó.

> Bản ngã cá biệt biến mất phần lớn/mục tiêu này là tuỳ thuộc tập đoàn.

> Vì phải có một giải đáp cho truy tầm hợp nhất - nếu không có đường lối nào khác thì đây là lựa chọn trên hết. (Các hiện tượng bè nhóm, forum, thiếu niên vị thành niên hip hop, hội bạn, đồng hương…).

+ Hệ thống độc tài: đe doạ, khủng bố -> sự phù hợp này.

+ Hệ thống dân chủ: quyến dụ và tuyên truyền.

> Một sự khác biệt lớn lao: ở xứ dân chủ có thể có không phù hợp, ở độc tài thì chỉ ngoại trừ số ít anh hùng và tử vì đạo -> Trình độ phù hợp ở xứ dân chủ rất cao.

+ Thực tế, mọi người muốn phù hợp với một trình độ cao hơn, hơn là họ bị cưỡng bách phù hợp.

+ Hầu hết, không ý thức được yêu sách phải phù hợp của mình.

+ Còn 1 yêu sách phải cảm thấy có một cá biệt tính nào đấy - được thoả mãn với những dị biệt rất nhỏ. (Thập diện mai phục) (sự bi thiết của yêu sách cá biệt tính thể hiện trong quảng cáo: thứ đặc biệt?). [Nó đồng thời với yêu sách phù hợp và quan trọng vì nó chứng minh cho tính chất giả tạo của giải pháp này! Con người cần được tự ý thức đã rồi cũng sẽ cần vượt qua ly cách – tha hoá là tất yếu].

+ Sự gia tăng khuynh hướng loại bỏ sai biệt liên quan mật thiết với khái niệm và kinh nghiệm bình đẳng đang phát triển trong xã hội kỹ nghệ.

+ (Trong khi) trong chiều hướng tôn giáo, bình đẳng có nghĩa là chúng ta cùng chia sẻ một bản thể nhân linh, thảy đều là Một - những dị biệt thực sự giữa những cá thể phải được tôn trọng – bình đẳng có nghĩa không ai có thể là phương tiện cho những cứu cánh của người khác.

+ (Thì) trong xã hội hiện đại, người ta xem bình đẳng là bình đẳng cơ giới – bình đẳng của những người đánh mất cá biệt tính.

> Giống như sản xuất theo khối lượng đòi hỏi tiêu chuẩn hoá phẩm, tiến trình xã hội đòi hỏi sự tiêu chuẩn của con người, bắt đầu từ giáo dục. (coi những phân tích của E.Morin).

- Hợp nhất bằng phù hợp không mạnh và bạo, nó ôn hoà, được chỉ huy bởi quán lệ -> không đủ sức làm an bình mối ưu tư về ly cách.

> Bằng chứng: tệ nghiện ngập, nhục dục cưỡng bức, tự tử…

> (bởi vì) giải pháp chỉ quan hệ đến tâm, không quan hệ đến thân.

> Chỉ có 1 lợi điểm: nó thường trực và không nhất thời – không bao giờ đánh mất sự tiếp xúc cá nhân với tập đoàn.

- Một yếu tố khác của cuộc sống hiện đại -> làm con người đánh mất tự chủ và sự tự ý thức: Vai trò của chương trình làm việc, chương trình lạc thú – con người là 1 bộ phận của hệ thống:

> Nó có ít tự chủ

> (ngay cả) sự khác biệt giữa giai cấp thấp và giai cấp cao cũng ít

> Cảm giác cũng được quy định

> Vui chơi cũng được sắp đặt

- Con đường hợp nhất bằng hoạt động sáng tạo.

+ Kẻ sáng tạo hợp nhất mình với chất liệu đại diện cho thế giới bên ngoài

+ Chỉ áp dụng cho việc sản xuất – (trong đó) tôi thiết kế, thi hành, nhìn kết quả công việc của mình.

> Cái nhất tính được tựu thành trong công việc sản xuất không phải là liên vị / cái nhất tính tựu thành trong hỗn hợp say thì tạm thời / nhất tính được tựu thành bởi phù hợp thì chỉ là nhất tính giả tạo (vì chỉ liên quan đến tâm).

- Những hình thức non nớt của tình yêu: hợp nhất cộng sinh.

+ Hợp nhất cộng sinh dạng thức sinh vật bằng mối liên hệ giữa thai mẫu và thai nhi.

+ Hợp nhất cộng sinh thụ động bằng hình thái khuất phụchình thái khổ hành (masochism).

> Chạy trốn cảm giác cô lập và ly cách - biến mình thành một phần của người khác – có thể là một người hay thần linh.

> Kẻ ấy là tất cả / tôi không là gì cả, ngoại trừ điều tôi là một phần của nó.

- Người khổ hành không bao giờ đơn độc – nhưng nó không độc lập/ không vẹn toàn/nó chưa nảy nở đầy đủ.

- Có thể liên kết với ham muốn sinh lý nhục dục -> sự tham dự của toàn thể tâm thức và thân xác.

- Có thể có sự khuất phục khổ hành đối với vận mệnh, bệnh tật, đối với nhạc điệu, đối với trạng thái cuồng lạc được tạo ra do ma túy hay dưới sự hôn mê khoái cảm.

+ Hợp nhất cộng sinh chủ động bằng sự chế ngự - sự bạo hành (sadism) (theo TLH chiều sâu).

- Kẻ bạo hành chạy trốn cô độc bằng cách biến kẻ khác thành một bộ phận của mình.

- Kẻ bạo hành cũng lệ thuộc vào kẻ khổ hành như chính kẻ khổ hành lệ thuộc nó. -> cả hai hỗn hợp mà không có toàn vẹn.

- Tình yêu trưởng thànhsự hợp nhất dưới điều kiện duy trì sự toàn vẹn của mình, cá biệt tính của mình; là một quyền năng chủ động trong con người – tình yêu là một “hoạt động tính”.

+ “Hoạt động tính” như Spinoza quann niệm.

- Sự phân biệt những hành động (action/active) và những đam mê (passions/passive).

- Trong sự thực nghiệm về một hậu quả thụ động, con người bị thúc đẩy, nó là đối tượng của những sự phát động mà nó không có ý thức đến.

- Trong sự thực nghiệm về một hậu quả chủ động, con người được tự do, nó là chủ nhân của hậu quả của nó. (Spinoza: đức tính và quyền năng là một và như nhau).

+ Tình yêu là một hoạt động tính – nó là một sự đứng trong chứ không phải sa vào.

> Đặc tính chủ động của tình yêu: tình yêu tự ban sơ là cho, không phải nhận.

- Những lầm lẫn về cho:

(+) Cái người mà cá tính của nó không phát triển ra ngoài giai đoạn của chiều hướng thụ lãnh, tước đoạt hay tàng trữ - nó cảm nghiệm “cho đi” là tước bỏ, cung hiến.

(+) Những người mà chiều hướng chính yếu của họ là một chiều hướng không sản xuất – cảm thấy cho là một sự nghèo đói.

> Vài người tạo nên đức nhân từ về sự cho theo nghĩa hy sinh.

> Cho tốt hơn nhận = chịu đựng sự thiếu thốn tốt hơn là cảm nghiệm sự vui sướng.

- Đối với đặc tính sản xuất, sự cho có một ý nghĩa khác hẳn.

(+) Sự cho là bộc lộ cao nhất của tiềm lực –> trong chính hành vi cho tôi cảm nghiệm sức mạnh, quyền năng của tôi – cảm nghiệm này - về sinh lực, tiềm lực được cất cao này - làm tôi tràn trề vui sướng.

(+) Cho vui sướng hơn nhận, không phải vì nó là một sự giảm thiểu mà vì trong hành vi cho có sự biểu lộ sinh tồn của tôi. (sự chuyển hướng từ tôi có sang tôi là – xem 7 thói quen của người thành đạt).

- Ví dụ điển hình trong dục tính: cực điểm của nhiệm vụ dục tính của giống đực là hành vi cho -> vào lúc cực độ, ông cho bà tinh dịch của mình. Trong hành vi nhận bà cho. (nếu không thể, cả hai đều mất khả năng).

- Trong tình mẹ nuôi con.

(+) Trong phạm vi những sự thể vật chất: sự cho có nghĩa là đang sung túc.

- Không phải ông ta có nhiều là sung túc, nhưng ông ta cho nhiều. (chỉ người nào bị tước đoạt tất cả mọi thứ cho những nhu cầu thiết yếu cho sự tồn tại là sẽ không thụ hưởng hành vi cho đối với những sự thể vật chất).

- Không phải sự nghèo khốn chỉ tạo ra sự khổ trực tiếp mà vì nó cướp mất của người nghèo sự vui sướng về cho (vật chất).

- Một người cho kẻ khác những cái gì?

(+) Nó cho tất cả những biểu lộ và những biểu thị của cái đang nằm trong mình: sự vui sướng, quyền lợi, sự hiểu biết, tri thức, khí chất…

(>) Trong sự sống của mình, nó làm giàu kẻ khác, làm lớn cái ý vị sinh tồn của kẻ khác bằng cách làm lớn ý vị sinh tồn của mình.

(>) Sự cho bao hàm việc biến người khác cũng thành cho nữa và cả hai chia xẻ trong niềm vui về những gì mà họ đã mang lại cho sự sống – trong hành vi cho có cái gì được sinh ra và cả hai đều cảm kích vì sự sống được nảy sinh cho họ.

- Khả năng yêu thương như là một hành vi của sự cho tùy thuộc sự phát triển cá tính mỗi người.

(>) Nó tiên định sự thành đạt của một chiều hướng phong phú hữu hiệu. Trong chiều hướng này, một người đã vượt qua sự lệ thuộc, tính vạn năng tự tôn, lòng muốn khai thác kẻ khác, hay muốn tàng trữ, và đã đạt được niềm tin ở những quyền năng con người của chính mình, lòng dũng cảm đặt trên những quyền năng của mình trong sự thành đạt mục đích của mình.

(-) Vào mức độ mà những đặc tính này khiếm khuyết, nó sợ cho đi chính mình – tức là sợ cho tình yêu.

- Ngoài yếu tố cho, đặc tính chủ động của tình yêu rất hiển nhiên bởi sự kiện nó luôn bao hàm một số yếu tố căn bản chung cho mọi hình thái của tình yêu: quan tâm, trách nhiệm, trọng thị, và nhận thức. (Ngoài ra, tình yêu trả lời cho câu hỏi/vấn đề hiện hữu = sự ly cách và vượt qua thì còn cần khớp nối với một phát biểu khác của chủ nghĩa hiện sinh: sự phi lý/hay là bình luận về nhu cầu thiết yếu đi tìm cái lý của con người hiện sinh). [Mọi sự chúng ta làm thiết yếu đều là để học làm người – làm người_thật_là_người nên ngược lại cái Đạo làm người ấy mà tựu thành thì nó không thể bị xếp vào một cái ngăn kéo nào được – ngô đạo nhất dĩ quán chi].

- Tình yêu là mối bận tâm tích cực đối với sự sống và sự tăng trưởng đối với cái mình yêu.

+ Hiển nhiên nhất là trong tình yêu của một bà mẹ đối với đứa con.

(>) Nếu bà mẹ quên cho con mình ăn, quên tắm cho nó, quên dem lại cho nó tiện nghi vật chất thì khó có thể nói bà yêu con mình được – chúng ta sẽ không tin ở tình yêu ấy. (Nhớ lại câu chuyện “Tùy tha khứ”).

+ Bản chất tình yêu là “cần lao” đối với một cái gì và “làm cho cái gì đó lớn lên”, tình yêu và cần lao không thể tách rời nhau. (Câu chuyện Kinh Thánh về Jonah).

- Quan tâm và chăm sóc bao hàm một khía cạnh khác của tình yêu: khía cạnh trách nhiệm.

+ (Những lầm lẫn về trách nhiệm): Ngày nay trách nhiệm thường chỉ cho việc nhận lãnh bổn phận, cái được đặt lên người ta từ bên ngoài.

+ (Theo nghĩa đúng nhất của nó), trách nhiệm là hành vi hoàn toàn tự nguyện, nó là sự đáp ứng của tôi đối với những yêu sách, được bộc lộ hay không, của một người khác.

+ “Có trách nhiệm” có nghĩa là “có thể” và “sẵn sàng đáp ứng”.

(>) Có trách nhiệm với đồng loại, vì nó cảm thấy có trách nhiệm với chính mình.

- Trách nhiệm có thể dễ bị bóp méo thành sự chế ngự và chiếm hữu, nếu nó không đi với yếu tố thứ 4 của tình yêu: sự tôn trọng.

+ Trọng thị không phải là sợ hãi hay khiếp đảm; theo ngữ căn (respicere, nhìn ngắm) nó chỉ cho khả năng nhìn nhận một người như nó là nó; ý thức về cá biệt tính độc nhất của nó.

+ Tôn trọng chỉ cho sự đề cập đến cái mà một người, với tư cách nó là nó, phải làm tăng trưởng và bộc lộ.

+ Tôn trọng bao hàm sự vắng mặt của khai thác.

(>) Không phải nó làm đối tượng sử dụng cho tôi.

+ Tôn trọng chỉ có thể có nếu tôi đã hoàn thành sự độc lập.

(>) Nếu tôi có thể đi đứng mà không cần nạng chống, không cần phải chế ngự hay khai thác ai khác.

- Không thể tôn trọng một người mà không hiểu biết nó, quan tâmtrách nhiệm có thể là mù quáng nếu chúng không được hướng dẫn bởi nhận thức.

+ Nhận thức có thể là trống không nếu không được điều động bởi sự chú tâm. (Đây là nhận xét rất quan trọng, cũng như phân tích về sự hợp lý hóa sau này, nhấn mạnh đến tính cách cảm nghiệm tòan thể - liên quan đến sự khác biệt giữa tu và học).

+ Nhận thức đi sâu vào trọng tâm chỉ có thể có khi nào tôi có thể vượt lên trên sự bận tâm về chính mình và nhìn kẻ khác trong chính môi trường của nó. (Vẫn rất khó để nói được: nhận thức về cái gì? Ntn? Ở đây sự mô tả gần gũi với PG: vô ngã, pháp như thị, thấy những nhân quả, duyên nghiệp?).

(>) Tôi có thể biết rằng một kẻ đang giận dữ, ngay dù nó không cho tôi thấy một cách lộ liễu: nhưng tôi có thể biết một cách sâu xa hơn thế nữa; nên tôi biết rằng nó đang lo lắng và buồn phiền; rằng nó cảm thấy cô đơn, cảm thấy có tội. Vậy tôi biết rằng sự giận dữ của nó chỉ là biểu hiện của môt cái gì sâu xa hơn, và tôi thấy nó cũng lo lắng bối rối, nghĩa là một kẻ chịu trận hơn là một kẻ giận hờn.

+ (Một lớp nữa của nhận thức).

(>)Cái yêu sách căn bản để chối bỏ người khác (ly cách?) hay để vượt khỏi ngục tù ly cách của mình liên quan mật thiết với ước muốn khá đặc biệt của con người: ước muốn biết được “bí mật con người”. (Câu này hơi tối nghĩa, có thể nói rằng một động lực căn bản nữa khiến con người cảm thấy phải vượt qua đó là yêu sách của ước muốn biết được “bí mật con người” – có vẻ liên quan đến sự tự ý thức của con người về chính mình là mặt kia của cái gọi là cảm nghiệm ly cách – đúng hơn, tự ý thức dẫn đến cảm nghiệm ly cách – vậy mục này có thể để ở phần nói về con người: hiện hữu có lý tính – sự sống tự ý thức về mình).

- Con người, trong những khía cạnh người của nó, là một bí mật khôn dò đối với chính nó – và đối với đồng loại nó. (Vẫn còn một sự để ngỏ: từ đâu mà đứa trẻ là tôi nọ bỗng nhiên cảm nghiệm ly cách, bỗng nhiên tự dò xét chính mình? “Vân hà thanh tịnh bổn nhiên hốt sanh sơn hà đại địa?”)(Coi lại “Sự hình thành con người” – Trần Đức Thảo).

+ Có một đường lối, đường lối vô vọng, để biết sự bí mật. Đó là đường lối của quyền năng toàn vẹn trên kẻ khác, quyền năng khiến nó làm những gì chúng ta muốn, cảm những gì chúng ta muốn, nghĩ những gì chúng ta muốn – quyền năng biến nó thành một sự vật, sự vật của chúng ta, sở hữu của chúng ta.

* Mức độ tối hậu của cố gắng để biết này nằm trong những thái cực của bạo hành.

* Trẻ em tháo cái gì đó ra, bẻ gãy nó để biết nó.

> Tính độc ác tự nó được điều động bởi một cái gì sâu thẳm hơn – muốn biết bí mật của các sự vật và của sự sống.

+ Con đường khác để biết sự bí mậttình yêu.

* Tình yêusự thâm nhập chủ động vào kẻ khác, trong đó ham muốn hiểu biết được thoa dịu bằng sự hợp nhất. (Liên hệ nội tại giữa ham muốn hiểu biết và sự hợp nhất? Nếu hiểu biết là nhằm tiên đoán để chi phối sự thích nghi của cá thể với nhiên giới thì rõ ràng ham muốn hiểu biết sẽ được thoa dịu bằng sự hợp nhất – vì mục đích đã được thỏa mãn!) [ Một ý tưởng hình thành dần là: chỉ ra/nhận thấy đằng sau/dưới cùng của các động lực/yêu sách – giữa ước muốn hiểu biết và cảm nghiệm ly cách/ước muốn hợp nhất chính là bản năng sinh tồn trong tình trạng đối kháng của tình trạng tự ý thức về tình trạng của mình. Hơn nữa, sự tách ra khỏi nhiên giới (mà sẽ tạo điều kiện cho sự tự ý thức) là do những tiến bộ về sản xuất dẫn đến dư thừa thức ăn và hóa phẩm – sự thả lỏng, buông lỏng khỏi cảm giác về tình trạng căn cứng khi đối đầu với sinh tồn (lãng quên) – một tình trạng mới: quan sát mình (lần đầu tiên không vì động cơ duy nhất trước đó – nói cách khác, gần như không có động cơ – sự gần gũi với đầu kia của những kinh nghiệm tôn giáo (PG)].

* Cảm nghiệm về sự hợp nhất đường lối duy nhất có thể có đối với con người để nhận thức về cái đang còn sống; chứ không phải là do bất cứ tư tưởng nào có thể mang lại. (Rất quan trọng, liên quan đến triết học hiện sinh vì nó đặt mục tiêu về phía con người cụ thể đang sống – phải chăng là sự tôn vinh trực giác và hạ bệ lý trí?) (Chú ý: như vậy, nhận thức ở đây gắn liền với một động cơ mãnh liệt và tối hậu ở sau, không phải thứ nhận thức trống rỗng).

* Bạo hành – xé một sinh thể thành từng chi thể - là hủy diệt đối tượng – dẫn đến sự mù tịt của nhận thức.

> Trong hành vi hỗn hợp, tôi biết bạn, tôi biết chính tôi, tôi biết mọi người – và không “hiểu biết” gì cả.

(Cần phải hơi chậm lại ở đây và điểm lại những minh họa cho nhận xét rất quan trọng này. Các câu hỏi phụ là:

- Chúng ta thường nhận thức thế giới như thế nào? [Quan sát như một sự vật khách quan, không liên hệ gì với chủ thể, mô tả như một cơ hệ mà có thể chia xẻ ra để kiểm nghiệm dựa trên tiền đề niềm tin về sự tồn tại vĩnh viễn của Trống rỗng và Đặc chắc hay là Hữu thể và Hư vô]. (Trong khi thực ra không tồn tại cái gì là cô lập do đó ý niệm phân chia thành Hữu thể và Hư vô là một sai lầm/ảo tưởng (Hữu thể và Thời gian thì khác). Do đó không thể chia tách khỏi người quan sát và cũng vì vậy, mô hình nào cũng là không chính xác, không cho thấy sự thật).

- Chúng ta thường sử dụng những phương thức nào nhận biết, suy tư về thế giới? [Logic hình thức dựa trên sự cô đọng khu biệt của các khái niệm và luật bài trung – trên sự ảo tưởng về chia tách. (Còn logic biện chứng thì sao nhỉ?). Khi hiện sinh phát hiện ra sự bất lực của của phương thức này trong vấn đề hiện hữu của con người “nó sống và phản ứng” – không thể chia xẻ, thì có hiện tượng luận của Hussel…] Các phương thức ấy đã thú nhận sự giới hạn và phụ thuộc của nó chưa? [Nói cho cùng, khi đảo ngược lại mệnh đề nhận thức luận “Hữu thể và Hư vô” tức là “có cái Có” thì những hệ quả gì sẽ kéo theo? Biết đâu cả cái nhu cầu lý giải tìm tòi cũng là hệ quả của sai lầm “Hữu thể và Hư vô – Có và Không”. Vì vậy khi nói lại “có cái Có – không có cái Không Có” thì hệ quả lại hoàn toàn khác!]( Thiếu tư liệu quá)(Đối chiếu thêm với tư tưởng chủ tòan của GS. Cao Xuân Huy – tiếc là không có nhìn được 4 bản thảo, để thấy những bước tiến thoái, ngập ngừng, rồi im lặng của ông)

- Hành vi tình yêu vượt lên trên tư tưởng, vượt lên trên lời lẽ. Tuy nhiên nhận thức trong tư tưởng, tức là nhận thức tâm lý, là một điều kiện tất yếu đối với nhận thức tràn đầy trong hành vi của tình yêu.

> Tôi phải nhận thức kẻ khác và chính tôi một cách khách quan để có thể nhìn thấy thực tại của nó…(Giới hạn của ngôn từ: khách quan này hàm ý vượt lên/bỏ qua “chủ quan” (“khách quan” cũng đi luôn!). Cái cốt yếu là thực tại như nó là).

- Albert Schweitzer đã chứng tỏ rằng kinh nghiệm hợp nhất, với con người, hay nói theo tính chất tôn giáo – với Thượng Đế - là hậu quả của duy lý luận – hậu quả táo bạo và triệt để nhất trong đường lối này. Nó căn cứ trên nhận thức của chúng ta về những giới hạn căn bản của tri thức chúng ta. Đó là nhận thức rằng chúng ta không bao giờ “nắm” được bí mật của con người và vũ trụ nhưng chúng ta có thể “nhận thức” được trong hành vi của tình yêu.

(ảo tưởng nào dẫn đến ngộ nhận/và nhu cầu ảo giác gắt gao về sự cần thiết của tư tưởng – như là lý giải về thế giới. Lý giải luôn bao hàm sắc thái của dự kiến, tức là phóng chiếu vào tương lai. Liên quan đồng thời đến cảm nghiệm/ảo tưởng về “thời gian” – cùng với sự xuất hiện của ảo tưởng “Hữu thể và Hư vô” – khi Hữu thể là có thể chia biệt thì mới có ý niệm thời gian (thời gian là ảo tưởng từ vận động tương đối của các thực thể). Vì vậy khi lật lại về một Hữu thể như là “có cái Có” thì Thời gian sẽ bịđặt để lại. Đặt để lại ntn? Trong tương quan nào? (Tiếc là chưa đọc được “HT&TG”).

Tóm tắt:

- Tình yêu như là vượt qua tình trạng ly cách của con người, như là sự tròn đầy của ước muốn hợp nhất.

+ Người trưởng thành phải thể hiện những thái độ: quan tâm, trách nhiệm, tôn trọng và nhận thức – chúng có quan hệ hỗ tương liên đới.

+ Người trưởng thành: là kẻ phát triển những quyền năng của chính mình một cách hữu hiệu; kẻ chỉ muốn có cái mà mình đã làm việc, kẻ đã bỏ đi giấc mộng tự tôn về toàn trí toàn năng, kẻ đã đạt đến tính khiêm tốn dựa trên sức mạnh bên trong, điều mà chỉ có hoạt động phong phú và thực thụ mới có thể mang lại. (Quyền năng con người: khả năng dựa trên nền tảng năng lực tự thân của con người – khả năng của con người tự chủ và tự thức).

(Nhưng):

- Trên bình diện vũ trụ, nhu cầu của hiện hữu muốn hợp nhất khởi lên một nhu cầu đặc biệt, nhu cầu sinh vật: sự ham muốn hợp nhất giữa cực nam và cực nữ.

(Hơi tối nghĩa, ý là: 1 bằng cớ khác về sự hiện hữu của nhu cầu hợp nhất từ một bình diện rộng hơn – bình diện sinh vật: hợp nhất sự phân ly của cực nam và cực nữ). (Nếu trên kia cảm nghiệm phân ly/nhu cầu hợp nhất có khả năng là do tự ý thức/do bản năng sinh tồn/đối kháng nhiên giới và tình yêu con người là lời đáp trọn vẹn. Vậy từ góc độ này thì có cái gì đó cao hơn, rộng hơn, khác hơn cũng đem lại sự hiện hữu nhu cầu hợp nhất! Không lẽ tình yêu chưa phải là câu trả lời trọn vẹn? [Hay là nhu cầu hợp nhất của hiện hữu là cái đầu tiên, trước hết? Hay là tất cả là do bản năng sinh tồn – và tự nhiên, nếu khác đi thì không có chúng ta để thắc mắc (nguyên lý vị nhân)].

- Phê phán luận điểm của Frued (duy vật sinh lý).

+ Trong bản năng dục tính có kết quả của 1 áp lực tạo ra đau đớn –> tìm cách cứu giải -> quan điểm có hiệu lực khi ham muốn tính dục tác động theo kiểu đói khát khi cơ thể thiếu thốn -> tất yếu sẽ kết luận: thủ dâm là lý tưởng.

+ Thực ra: ham muốn tính dục là biểu lộ của nhu cầu muốn yêu thương và hợp nhất.

Không có nhận xét nào: