Chủ Nhật, 28 tháng 10, 2007

Erich Fromm, Phân tâm học và tình yêu.2

Phân tâm học phê bình xã hội hiện đại.

* Tình yêu giữa cha mẹ và con cái. (Sự phát triển của đứa trẻ - là con người)

- Đứa trẻ mới sinh chưa có ý thức về chính nó và về thế giới bên ngoài nó -> nó chỉ cảm giác -> một trạng thái của tự tôn: thực tại bên ngoài, người và vật, chỉ có ý nghĩa trong sự thỏa mãn hay chống lại thái độ nội tại của thể xác.

> Cái có thực là ở bên trong, những gì ở ngoài chỉ có thực theo nhu cầu của tôi, không bao giờ theo những tình cảm hay nhu cầu của chúng.

- Đứa trẻ lớn lên và tập tri giác những sự vật khác, như là có một đời sống riêng của chúng. (Vừa thoát khỏi tự tôn, nhưng cũng bắt đầu tự ý thức/ly cách).

> …Hình thành kinh nghiệm thụ động: tôi được yêu vì tôi “là”.

+ Tình yêu của mẹ thì an lạcthanh bình: nó không cần thiết được đền bù, nó cũng không thể được thâu nhận, được sản xuất, được kiểm soát.

+ Đứa trẻ 8-10 tuổi, vấn đề được yêu là duy nhất. Nó vẫn chưa yêu – nó chỉ đáp ứng cho sự được yêu.

>…Một yếu tố mới: một cảm giác mới về tình yêu tạo tác do hoạt động của mình.

+ Lần đầu tiên đứa trẻ nghĩ đến việc cho một cái gì

+ Ý niệm về tình yêu được biến đổi từ được yêu sang yêu, sang tình yêu sáng tạo.

> Cho tốt hơn nhận.

> Ý vị của hợp nhất mới.

* Tình yêu trẻ con theo nguyên tắc: “ Tôi yêu vì tôi được yêu”

* Tình yêu trưởng thành theo nguyên tắc: “Tôi được yêu bởi vì tôi yêu”

> Tình yêu non dại nói: “Tôi yêu anh vì tôi cần anh”

> Tình yêu trưởng thành nói: “Tôi cần anh vì tôi yêu anh”

- Sự phát triển về năng tính của tình yêu liên quan đến sự phát triển về đối tượng của tình yêu.

+ Khởi đầu: đứa trẻ bám chặt lấy mẹ - hoàn toàn lệ thuộc mẹ.

+ Càng ngày nó càng độc lập hơn: nó học đi, học nói, học thám hiểm thế giới dựa vào chính nó.

> Mối liên hệ với mẹ mất đi vài yếu tố sinh tồn, thay vào đó là mối liên hệ với cha.

- Những sai biệt chính yếu trong tính chất giữa tình mẹ và tình cha.

+ Tình mẹ tự bản chất là vô điều kiện – không đòi hỏi, kỳ vọng đặc biệt gì.

> Tình yêu vô điều kiện tương xứng với một trong những thiết vọng sâu xa nhất của mỗi con người, trong khi được yêu bởi vì sự xứng đáng của mình, mình đáng được hưởng nó, thì luôn luôn có một mối lo sợ rằng tình yêu có thể biến mất.

> Sự “đáng hưởng“ tình yêu dễ để lại một cảm giác chua cay rằng: người ta không được yêu vì chính mình, rằng người ta được yêu chỉ vì người ta thích, rằng người ta nói cho cùng, không được yêu hoàn toàn mà là được sử dụng. (Khi người ta suy nghĩ theo chiều hướng mình đáng được yêu thì người ta sẽ luôn kèm theo lo sợ không có tình yêu và có sự nghi ngờ chua cay).

> Tất cả chúng ta đều bám vào thiết vọng đối với tình mẹ.

> Con nít có may mắn nhận được.

> Người lớn khó hơn.

(+) Thường trong tình yêu dục tính.

(+) Vài hình thức tôn giáo.

(+) Hình thức bệnh nhiễu tâm.

+ Bà mẹ là mái nhà mà chúng ta từ đó đã ra đi, bà là thiên nhiên, là đất đai, là biển cả.

- Tình cha: người cha không biểu hiện cho thế giới tự nhiên, ông biểu hiện một cực khác của hiện hữu con người: thế giới tư tưởng của những sự thể nhân tạo, của luật pháp và trật tự, của kỷ luật, của du lịch và phiêu lưu.

+ Người cha là người dạy dỗ cho trẻ, cho nó thấy con đường đi vào thế giới.

+ Tương quan mật thiết với nhiệm vụ này, ông là người có liên hệ với sự phát triển KTXH.

> Người cha chăm sóc đứa con mà ông có thể để lại tài sản của mình – để lại cho đứa giống mình nhất – do đó ông thích nó nhất.

+ Tình cha là một tình yêu có điều kiện. Nguyên tắc của nó là “Tôi yêu anh bởi vì anh thỏa mãn những kỳ vọng của tôi, bởi vì anh làm bổn phận của anh, bởi vì anh giống tôi”.

- Khía cạnh tiêu cựctích cực trong tình chatình mẹ.

* Tích cực:

- Tình cha: có thể đạt được, kiểm sóat được.

- Tình mẹ: thường trực.

* Tiêu cực:

- Tình cha: phải được đền bù, có thể bị đánh mất.

- Tình mẹ: nằm ngoài sự kiểm soát của tôi.

- Những thái độ của mẹ và của cha đối với con cái tương xứng với những nhu cầu con trẻ.

* Mẹ:

- Quan tâm vô điều kiện về mặt vật lý và tâm lý.

- Làm cho nó bình yên trong đời sống.

- Không cố sức ngăn cản đứa con lớn lên.

- Bà có niềm tin ở sự sống, bởi thế không quá ưu tư – không tiêm nhiễm ưu tư cho đứa con.

- Một phần đời sống ao ước con trẻ trở thành độc lập – tách khỏi bà.

* Cha:

- Cần thẩm quyềnsự chỉ đạo của cha.

- Dạy dỗ, hướng dẫn nó đương đầu với những vấn đề đặt nó trước xã hội mà nó sinh ra trong đấy.

- Tình yêu được hướng dẫn bởi nguyên tắc và kỳ vọng.

- Nó phải nhẫn nại, khoan dung hơn là đe dọa và uy quyền.

- Mang cho đứa con đang lớn một ý vị gia tăng về sự trưởng thành.

- Và cuối cùng cho phép con trở thành thẩm quyền của nó – không cần thẩm quyền của cha.

- Kẻ trưởng thành đi đến điểm nó là cha và là mẹ của chính nó.

+ Người ấy có một lương tâm cha và một lương tâm mẹ.

* Lương tâm cha: “Con làm sai, con không thể tránh không nhận những hậu quả về lầm lỡ của con và trên tất cả con phải thay đổi đường lối của con nếu con muốn cha thương con”.

* Lương tâm mẹ:”Không có lỗi lầm nào, không có tội phạm nào có thể cướp mất tình yêu, ước vọng của mẹ đối với sự sốnghạnh phúc của con”.

- (Trái với siêu ngã của Frued) đứa con không liên hiệp cha và mẹ, mà là xây dựng 1 lương tâm mẹ trên năng tính riêng của nó cho tình yêu và một lương tâm cha trên lý tínhphán đoán của nó.

- Kẻ trưởng thành yêu với cả lương tâm cha và lương tâm mẹ.

+ Nếu nó chỉ duy trì lương tâm cha: hà khắc vô nhân đạo.

+ Nếu nó chỉ duy trì lương tâm mẹ: nó sẽ không thể phán đoán và cản trở chính mình, những kẻ khác trong sự phát triển.

(Nhiễu tâm ám ảnh – quyến luyến thiên cha. Loạn trí, nghiện rượu, không thể tự thị đương đầu với sự sống một cách thực tế, những bạc nhược tinh thần – sự tập trung về mẹ). [BG hướng về Heidegger như cha, ND như mẹ].

Không có nhận xét nào: