III. Đối tượng của tình yêu.
(Từ quan điểm về tình yêu như một thái độ đối chiếu với những lệch lạc khi coi tình yêu là mối tương quan với một người đặc biệt)
- Tình yêu không phải là một mối tương quan với một người đăc biệt – nó là một thái độ, một chiều hướng của cá tính xác định tương quan của một người với thế giới với tư cách một toàn thể, không phải nhắm đến một đối tượng của tình yêu.
[Có thể làm lời đề tựa]
+ Nếu một người chỉ yêu một kẻ khác và thờ ơ với những đồng loại còn lại, tình yêu của nó không phải là tình yêu mà là một quyến luyến cộng sinh, hay là một duy ngã nới rộng.
+ Hầu hết mọi người tin rằng tình yêu được thiết lập bởi đối tượng, chứ không phải bởi khả năng.
> Chứng cứ cho cường độ tình yêu của họ là họ không yêu một ai ngoại trừ một kẻ “được yêu”.
> Người ta không thấy rằng tình yêu là một hoạt động.
1. Tình anh em.
- Tình anh em là tình yêu căn bản nhất, nền tảng cho mọi kiểu mẫu tình yêu.
- Với tình anh em, tôi chỉ cho ý nghĩa về trách nhiệm, quan tâm, trọng thị, nhận thức về một con người khác nào đó, ước muốn giúp đỡ sự sống của nó.
- Tình anh em là tình yêu đối với tất cả loài người: nó có đặc điểm là không cực đoan.
- Tình anh em dựa trên cảm nghiệm rằng tất cả chúng ta đều là một.
+ Những sai biệt trong tài năng, trí năng, tri thức đều có thể bỏ qua so với đồng nhất tính của tâm điểm con người chung cho tất cả mọi người. (Xem “Sự hình thành con người” và “Lý luận không có con người” của Trần Đức Thảo).
+ Mối thân thuộc từ trung tâm tới trung tâm: Simone Weil: “Cùng lời nói ấy (thí dụ, một người nói với vợ mình: tôi yêu mình) có thể là tầm thường hay phi thường tùy theo cách nói lên của chúng. Và cung cách này dựa trên miền sâu của vùng, trong thể tính của con người mà chúng diễn tiến từ đó; không cần đến ý chí với khả năng làm một việc gì đó. Và bằng một thỏa thuận kỳ lạ chúng tiến vào vùng ấy trong kẻ đang nghe chúng” (Điều này thật ý nghĩa khi so với thế giới lý tưởng của Plato).
- Tình anh em là tình yêu giữa hai kẻ ngang hàng: nhưng sự thực, chúng ta không bình đẳng như là những kẻ ngang hàng; vì chúng ta là người nên chúng ta cần có sự giúp đỡ. (Bản chất xã hội của loài người – xem các thảo luận liên quan của K.Marx).
+ Nhưng nhu cầu giúp đỡ này không có nghĩa rằng người này thiếu sức người kia dư sức.
+ Bất hạnh là một điều kiện tạm thời; khả năng đi và đứng bằng đôi chân của chính mình là một khả năng thường trực và chung. (Liệu có liên quan gì đến những phê phán xung quanh vấn đề “luật pháp và đạo dức là khế ước của xã hội những kẻ có bản chất xấu xa” của các nhà ngụy biện Hy Lạp?)
- Tuy nhiên, tình yêu một kẻ yếu ớt; tình yêu một người nghèo, một kẻ lạ, là khởi đầu của tình anh em.
+ Chỉ trong tình yêu của kẻ nào không phục vụ cho một chủ đích, tình yêu mới bắt đầu thổ lộ.
> Cựu Ước: đối tượng trung tâm tình yêu của con người là kẻ nghèo, kẻ lạ, quả phụ và cô nhi, và cuối cùng là kẻ thù quốc gia, người Ai Cập và người Edomite.
+ Bằng lòng lân tuất với kẻ yếu ớt, con người bắt đầu phát triển tình yêu với huynh đệ mình, và trong tình yêu của nó với chính nó, nó cũng yêu kẻ đang cần giúp đỡ, kẻ bạc nhược và bất an.
> Lòng lân tuất bao hàm yếu tố nhận thức và đồng nhất hóa: Cựu Ước: “…vì bạn là những khách lạ trong lãnh thổ Ai Cập; vậy nên bạn hãy yêu khách lạ” (Dĩ chúng tâm vi kỷ tâm/Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân)
2. Tình mẹ
- Tình mẹ, như tôi đã nói, là khẳng định vô điều kiện về sự sống của con trẻ và những nhu cầu của nó.
> Nhưng còn một quan trọng nữa thêm vào mô tả này:
- Sự khẳng nhận về sự sống của con trẻ có hai khía cạnh; một là quan tâm và trách nhiệm tuyệt đối cần thiết để duy trì sự sống của con trẻ và sự khôn lớn của nó.
- Khía cạnh khác tiến xa hơn việc chỉ duy trì. Đó là thái độ tiêm nhiễm trong con trẻ một tình yêu hướng đến sự sống và mang lại cho nó cảm giác ấy: sống còn thật là quý hóa, làm bé trai hay bé gái thật là quý hóa, ở trên trần gian thật là quý hóa! (Tự nhiên liên hệ đến những câu chuyện về tự tử chủ yếu xảy ra ở trẻ vị thành niên hiện nay).
+ Hai sắc thái của tình mẹ này được diễn tả rất gọn gàng trong câu chuyện về Sáng Tạo của Thánh Kinh: Chúa tạo ra thế giới, và loài người – điều này tương xứng với sự quan tâm và khẳng nhận giản dị về Hiện Hữu/ Nhưng Chúa vượt quá sự cần yếu tối thiểu này – mỗi ngày sau khi thiên nhiên - và loài người - được tạo ra, Chúa phán: “Thật là quý hóa”.
+ Tình mẹ trong bước thứ hai này khiến cho đứa con cảm thấy: sinh ra là điều quý hóa, nó tiêm nhiễm cho con trẻ “tình yêu đối với sự sống”, và không chỉ ước vọng sống còn.
+ Một ý tưởng nữa: diễn tả trong Thánh Kinh: Đất Hứa (Đất luôn luôn là biểu tượng về Mẹ) được mô tả như là “chảy tràn sữa và mật”.
+ Sữa là biểu tượng cho sắc thái thứ nhất của tình yêu: sắc thái quan tâm và khẳng quyết.
+ Mật tượng trưng cho sự êm dịu của sự sống, tình yêu đối với nó là hạnh phúc sống còn.
> Hầu hết các bà mẹ có thể cho “sữa”, nhưng chỉ số ít mới có thể cho cả “mật”.
+ Để có thể cho “mật”, một bà mẹ không những chỉ duy trì là một “mẹ hiền”, mà còn phải là một người sung sướng–và mục tiêu này không được hòan thành nhiều cho lắm!
+ Hậu quả gây trên con trẻ có thể cực kỳ quá độ - tình yêu của mẹ đối với sự sống cũng di truyền như mối ưu tư của bà.
> Cả hai thái độ đều có một hậu quả sâu xa trên toàn thể nhân cách của con trẻ, thực vậy, người ta có thể phân biệt ở những đứa trẻ - và người lớn – những đứa chỉ nhận được “sữa”, và những đứa nhận cả “sữa và mật”.
- Trái với tình anh em và tình dục lạc là tình yêu giữa những kẻ đồng hàng, mối tương quan của mẹ và con tự bản chất là một tương quan bất bình đẳng.
+ Ở đó, một bên cần có mọi giúp đỡ và một bên mang lại sự giúp đỡ.
> Chính bởi có tính vị tha và vô ngã này mà tình mẹ đã được xem như là loại tình yêu cao cả nhất và thiêng liêng nhất của tất cả những ràng buộc xúc cảm.
- Tuy nhiên, hình như sự tựu thành thực tế của tình mẹ không nằm trong tình yêu của bà mẹ đối với con trẻ nhỏ dại mà trong tình yêu của bà đối với đứa con khôn lớn.
+ Thực tế đa số các bà mẹ đều yêu đứa con khi còn nhỏ (bao lâu cho đến khi chúng không còn lệ thuộc và bà nữa).
> Hình như thái độ yêu thương này có một phần bắt rễ trong một công cụ bản năng thấy có ở loài vật cũng như ở người nữ.
+ Tuy nhiên, vẫn còn có yếu tố tâm lý đặc biệt con người, có thể được tìm thấy trong chất liệu tự tôn của tình mẹ.
+ Bởi vì trẻ con vẫn còn được cảm thấy như là một phần của chính bà, nên tình yêu và sự say đắm của bà còn có thể là một thỏa mãn của tính tự tôn của bà. (chừng nào bà chưa ý thức về tình yêu hoạt động tính /với tất cả mọi người).
+ Một phát động khác: ước vọng của bà mẹ đối với quyền năng hay chiếm hữu.
+ Con trẻ, yếu ớt và hoàn toàn lệ thuộc ý chí của bà, là một đối tượng tự nhiên cho sự thỏa mãn của một người đàn bà hay thị uy và chiếm hữu.
+ Môt động lực khác, quan trọng và phổ quát hơn, đó là nhu cầu hướng thượng.
+ Nhu cầu hướng thượng là một trong những nhu cầu cơ bản nhất của con người bắt rễ trong sự thật tự giác của nó, trong sự kiện theo đó nó không thể chấp nhận coi mình như là hạt xúc xắc được nhặt ra từ cái ly.
> Nó cần phải cảm thấy mình như một hóa công, như một kẻ vươn lên trên vai trò thụ động của vật thụ tạo.
- Có nhiều đường lối để hoàn thành thỏa mãn về sáng tạo này, dễ dàng và tự nhiên nhất là sự quan tâm và tình yêu của mẹ với sự sáng tạo của bà - đứa con.
- Nhưng đứa trẻ phải khôn lớn. Nó phải ra khỏi lòng mẹ...sau cùng trở thành một con người hoàn toàn tách biệt.
- Yếu tính đích thực của tình mẹ là chăm sóc cho sự khôn lớn của con trẻ tách khỏi chính bà.
> Có sự khác biệt cơ bản với tình dâm dục.
+ Trong tình yêu dục lạc, hai người cách biệt trở thành một.
+ Trong tình mẹ, hai người là một mà trở thành cách biệt.
> Chính ở giai đoạn này mà tình mẹ trở thành một phận sự rất khó khăn, nó đòi hỏi xả kỷ - cái khả năng cho tất cả và không muốn gì cả ngoại trừ chỉ muốn có cái hạnh phúc của kẻ mà nó yêu (cũng là hạnh phúc của kẻ được yêu là nó).
- Chỉ có người đàn bà thực sự yêu thương, người đàn bà sung sướng trong sự cho hơn sự lấy, người đàn bà bắt rễ chặt trong hiện hữu của chính mình, mới có thể là một bà mẹ yêu thương khi đứa con đang trên đà tách rời.
- Tình mẹ với đứa con khôn lớn, thứ tình yêu không đòi hỏi gì cả cho chính mình, có lẽ là hình thái tình yêu khó tựu thành nhất.
+ Sự thử thách chính là ý chí chịu đựng cách biệt – và ngay cả sau khi chia cách vẫn tiếp tục yêu thương. (Thế còn tình yêu của người con trưởng thành với một bà mẹ trưởng thành?/vị kỷ?).
3. Tình yêu dục lạc.
- Tình anh em là tình yêu ngang hàng, tình mẹ là tình yêu với kẻ yếu ớt – dù có khác biệt nhưng từ bản chất đích thực, chúng không bị hạn hẹp vào một người.
+ Nếu tôi yêu em tôi, tôi yêu tất cả anh em của tôi; nếu tôi yêu con tôi, tôi yêu tất cả các con tôi; song le, không phải rằng tôi yêu tất cả những đứa con, mà là tất cả cần sự giúp đỡ của tôi.
- Tình yêu dục lạc – trái với hai loại trên – là sự ham muốn nhằm phối hợp toàn diện, nhằm hợp nhất với một kẻ khác.
- Tự bản chất nó cực đoan và không phổ biến –> có lẽ, đây cũng là một hình thức lường gạt của tình yêu.
- Trước hết, nó thường được lẫn lộn với cảm nghiệm bùng nổ về sự “sa vào” tình yêu; sự sụp đổ bột phát của những rào cản tồn tại giữa hai kẻ lạ cho đến lúc này.
> Nhưng tự bản chất, cảm nghiệm về sự thân thiết bốc đồng này thật là vắn vỏi.
+ Khách lạ đã thành người quen biết thân mật – không còn rào cản nào phải vượt qua, không còn sự thắt chặt bốc đồng nào cần phải làm xong nữa.
> Người “được yêu” trở nên được biết như chính mình - được biết rất ít.
- Nếu có sự sâu xa hơn trong cảm nghiệm về người khác, nếu kẻ này có thể cảm nghiệm về sự vô hạn của nhân cách mình, người kia sẽ không bao giờ quen thân đến thế - và sự kỳ diệu vượt qua những rào cản có thể diễn ra mỗi ngày một mới.
- Nhưng với hầu hết mọi người, nhân cách của chính mình cũng như của những kẻ khác càng được thám hiểm càng bị kiệt quệ.
+ Đối với họ sự thân mật ban sơ được thiết lập xuyên qua giao hợp tình dục.
+ Vì ban sơ họ cảm nghiệm tình trạng ly cách với kẻ khác như là ly cách về vật lý; do đó sự hợp nhất về vật lý như là sự vượt qua ly cách.
+ Ngoài ra với nhiều người, có những yếu tố khác cũng là sự vượt qua ly cách:
(+) Tự bộc lộ với vẻ trẻ con khi nói về sự sống riêng tư của chính mình.
(+) Hay thiết lập mối quan tâm chung đối với thế giới theo những sắc thái trẻ con.(Làng Ven?).
(+) Ngay cả tự bộc lộ sự giận dữ, mối tị hiềm, hoàn toàn thiếu tự chế của mình.
> Đều được coi như sự thân thiết.
- Điều này cắt nghĩa sự quyến rũ lệch lạc mà cặp phối ngẫu thường bày tỏ cho nhau: hình như họ chỉ thân thiết cùng giường hay khi họ bày tỏ cho nhau mối tị hiềm hay thịnh nộ của mình.
> Nhưng tất cả những mật thiết này càng lúc càng bị giảm sút theo thời gian.
> Hậu quả là người ta đi tìm tình yêu mới với một người mới, với một kẻ lạ mới.
+ Cảm nghiệm sa vào tình yêu lại phấn khích và tăng cường, và dần dà càng lúc nó càng dịu xuống và chấm dứt trong ước vọng đối với một cuộc chinh phục mới, một tình yêu mới – luôn luôn với ảo tưởng rằng tình yêu mới sẽ khác với những tình yêu cũ.
+ Những ảo tưởng này được hỗ trợ rất nhiều bởi cá tính lường gạt của ham muốn dục tình.
- Ham muốn dục tình nhắm đến chỗ phối hợp – và không phải chỉ là một đòi hỏi sinh lý, giải tỏa một áp chế đâu đớn. (theo kiểu Frued).
- Ham muốn dục tình còn có thể được kích thích bởi:
+ Ưu tư về cô độc.
+ Ước vọng muốn chinh phục/hay được chinh phục.
+ Sự hư ảo/ước vọng muốn bức khổ/ngay cả muốn hủy diệt.
> Chẳng khác nào nó có thể được kích thích bởi tình yêu.
- Hình như ham muốn dục tính có thể được kết nối với/và được kích thích bởi bất cứ một cảm xúc mãnh liệt nào đó, (mà tình yêu chỉ là một trong những xúc cảm ấy). (Đúng, nhưng mà không có dữ kiện nào à? Giả thuyết?).
- Bởi vì ham muốn tính dục được ghép với ý niệm về tình yêu nên họ dễ bị đánh lạc hướng để đưa đến kết luận rằng:
+ Họ yêu nhau khi họ ham muốn kẻ khác về mặt cơ thể.
+ (Và/bởi) yêu có thể làm hứng khởi ước vọng hướng đến sự hợp nhất tính dục –> trong trường hợp này, tương quan cơ thể thiếu tham dục/thiếu ước vọng chinh phục hay được chinh phục nhưng được nối kết với sự mẫn cảm.
- Nếu ham muốn hướng tới hợp nhất về cơ thể không được kích thích bởi tình yêu, nếu tình yêu dục lạc cũng không phải là tình huynh đệ, nó không bao giờ dẫn đến chỗ hợp nhất trong ý nghĩa (sắc thái?) cuồng lạc.
+ Tạm thời hơn, sự quyến rũ tính dục đôi khi tạo nên ảo tưởng về hợp nhất – nhưng không có “tình yêu hợp nhất này” -> để những khách lạ lại cách biệt nhau như trước kia.
> Đôi khi nó làm họ cả thẹn nhau, hay cả đến ghét nhau, bởi vì khi ảo tưởng đã đi mất, họ cảm thấy xa lạ nhau rõ rệt hơn trước nữa.
- Sự mẫn cảm không phải là, như Freud tin tưởng, một sự thoáng qua của bản năng tính dục; nó là hiệu quả trực tiếp của tình anh em, và hiện hữu trong những hình thức cơ thể, cũng như phi cơ thể. (Mệnh đề này thực ra rất phức tạp. Ví dụ như nói về bản chất hàng một của con người với Trần Đức Thảo – Lý luận không có con người/Sự hình thành con người. Hay như với F.J và các tiểu luận liên quan đặc biệt là Xác lập cơ sở cho đạo đức).
- Trong tình yêu dục lạc có một cực đoan mà tình anh em và tình mẹ không có.
+ Thường sự cực đoan trong tình yêu dục lạc bị hiểu lệch lạc như là sự quyến luyến chiếm hữu – ta có thể thường thấy hai người đang “yêu nhau”, họ không thấy tình yêu đối với kẻ khác.
> Thực ra tình yêu của họ là một vị kỷ tay đôi (egoisme à deux)).
+ Họ là hai người đồng nhất với nhau, và họ giải quyết vấn đề ly cách bằng cách nới rộng cá thể đặc dị thành hai.
+ Họ có cảm nghiệm vượt qua tình trạng cô độc, nhưng vì họ bị ly cách với tất cả những người khác, nên họ vẫn còn bị ly cách nhau và ly gián nhau: cảm nghiệm hợp nhất của họ là một ảo tưởng. (Hợp nhất đích thực phải là xả kỷ?)
- Tình yêu dục lạc thì cực đoan, nhưng trong kẻ khác nó yêu tất cả nhân loại, tất cả những gì đáng sống.
+ Nó chỉ cực đoan theo nghĩa rằng tôi có thể hoàn toàn hợp nhất mình một cách mãnh liệt với một kẻ khác mà thôi.
+ Tình yêu dục lạc chỉ chối bỏ tình yêu đối với những kẻ khác theo nghĩa phối hợp tính dục, hoàn toàn phú thác vào tất cả khía cạnh của sự sống – nhưng không theo nghĩa tình anh em sâu đậm.
- Tình yêu dục lạc, nếu đó là tình yêu, có một tiền đề: tôi yêu từ yếu tính của thể tính của tôi và cảm nghiệm kẻ khác trong yếu tính thể tính của kẻ ấy.
> Trong yếu tính, tất cả loài người đều đồng nhất: chúng ta thảy đều là một phần của cái Một, chúng ta là Một. (Rộng lớn lắm đấy, và quá chung chung cho nhiều sắc thái siêu hình khác nhau).
> Thế thì không được tạo ra một sai biệt nào cho người mà ta yêu.
> Tình yêu nhất thiết phải là một hành vi của ý chí, của quyết định hoàn toàn uỷ thác sự sống của tôi cho sự sống của kẻ khác. (Ý chí đi liền với hoạt động tính và không loại trừ/giới hạn đối tượng - hướng tới mối tương quan hơn là đối tượng?).
- Thực ra, đấy là lối lý sự nấp sau ý niệm về tính chất nan giải của hôn nhân như nó nấp sau nhiều hình thức hôn nhân cổ truyền trong đó cả hai lứa đôi không bao giờ lựa chọn lẫn nhau, mà được lựa chọn cho nhau; nhưng lại được ước mong hãy yêu nhau. (Thế mô tả thế nào về hôn nhân của 2 kẻ đã ý thức về yêu như là hoạt động tính, hôn nhân của 2 người trưởng thành? E.F chỉ phê phán những sự hợp nhất/kết hợp giả tạo chứ chưa chối bỏ hôn nhân hay dục tình. Có gần gụi gì với quan điểm của Thiền tông Nhật Bản không - Thiền sư có vợ?).
- Trong nền văn hoá Tây phương hiện đại, ý niệm này có vẻ hoàn toàn sai lầm.
+ Tình yêu được coi là hậu quả của một phản ứng bốc đồng, xúc cảm, hậu quả của việc bị bắt chộp thình lình bởi một cảm giác không thể đề kháng. (Kiểu tình yêu thụ động trái với hoạt động tính).
+ Trong quan điểm này, người ta chỉ thấy những điểm đặc biệt của 2 cá thể - và không phải rằng mọi người đàn ông đều ở về phía Adam và mọi người đàn bà đều về phía Eva.
- Người ta không để ý đến một yếu tố quan trọng trong tình yêu dục lạc: đó là ý chí.
+ Yêu một người không phải là một cảm giác mãnh liệt – nó là một quyết định, dựa trên phán đoán, ước định.
+ Nếu tình yêu chỉ là một cảm giác thì sẽ không có cơ bản cho ước định để mà yêu nhau mãi mãi.
(+) Một cảm giác hiện đến và có thể bỏ đi.
(+) Làm sao tôi có thể quyết đoán rằng nó sẽ ở lại mãi mãi, khi hành vi của nó không bao hàm phán đoán và quyết định.
- Từ những quan điểm trên có thể đi đến lập trường theo đó tình yêu nhất định là hành vi của ý chí và phó thác, và do đó tự căn bản nó không xét đến vấn đề hai kẻ ấy là ai!
- Hôn nhân được sắp đặt bởi kẻ khác/hay là sự lựa chọn cá biệt - một khi hôn nhân đã được thành tựu – hành vi của ý chí phải đảm bảo sự liên tục của tình yêu.
- Quan điểm này hình như bỏ quên cá tính nghịch lý của bản chất con người và của tình yêu dục lạc: chúng ta thảy đều là Một – nhưng chúng ta là một thực thể độc nhất vô nhị. (Sự lúng túng của ngôn từ, và khả năng phiến diện của nhận xét! Xem lại những khó khăn của Mạnh Tử khi mô tả về bản tính nội tại của con người từ cái nhìn hiện hữu thông qua các mối liên hệ vận động chuyển hoá và của Phương Tây khi diễn giải mối liên hệ từ cái nhìn cá nhân chủ nghĩa).
- Trong mối tương quan với những kẻ khác, cùng một nghịch lý ấy được lặp lại.
+ Bởi vì chúng ta đều là Một nên chúng ta đều có thể yêu mọi người như nhau trong ý nghĩa tình anh em.
+ Nhưng bởi vì chúng ta cũng khác nhau nên tình yêu dục lạc đòi hỏi những yếu tố cá biệt cao hơn, đặc biệt nào đó, chúng hiện hữu giữa một vài người chứ không phải là tất cả.
- Cả hai quan điểm: “Tình yêu dục lạc như là sự quyến rũ hoàn toàn cá biệt, độc nhất giữa hai người riêng biệt” và “Tình yêu dục lạc chỉ là hành vi ý chí”; cả hai đều đúng, hay nói cho chí lý: chân lý không ở quan điểm này hay ở quan điểm kia. (Bản thân việc cô đọng mục tiêu hợp nhất/vượt qua ly cách một cách bền vững vào một tương quan đặc biệt đã là sai lầm có tính nguyên tắc. Vậy mô tả thế nào một gia đình mới?).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét