1.
Hành động thì theo đòi hỏi của tình huống và bao hàm cả sự lựa chọn và sự chấp nhận. Trong khi đó viết được lựa chọn và theo ý thích. Vì vậy, dẫu được đánh giá cao thì với người viết nó vẫn thực sự là vấn đề. Tồn tại dưới điều kiện hào phóng của sở thích, nó sẽ trở lên "một mặt vị kỷ một mặt tự ti" khi đối diện cuộc sống.
2.
Blog. Sự lựa chọn của cảm xúc. Phần đa giao tiếp bằng cảm xúc, những biểu tượng chứ không nhiều logic. Bao nhiêu bài viết được đọc lại và trích dẫn, phân tích? Hầu như là sự liên tưởng và đồng cảm.
3.
(...) bi kịch không phải là sự mô phỏng con người, mà là sự mô phỏng hành động và cuộc sống, niềm hạnh phúc và điều bất hạnh, mà hạnh phúc hay bất hạnh đều nằm trong hành động; và mục đích [của bi kịch là miêu tả] một hành động nào đó, chứ không phải miêu tả phẩm chất (của con người).
(...) cái đáng cười là một bộ phận của cái xấu: nó chỉ là một sự sai lầm và xấu xí nào đó không gây thống khổ và nguy hại cho ai cả...
(...) cái đẹp-kể cả động vật hay bất kỳ đồ vật gì-gồm những phần nhất định hợp thành, nó không những cần có một sự sắp xếp (hoàn mỹ) mà còn phải có một kích thước nhất định: cái đẹp là ở trong kích thước nhất định: cái đẹp là ở kích thước và trật tự; do đó, một vật quá bé không thể trở thành đẹp, vì thoắt nhìn đã qua, không kịp thu nhận; một vật quá lớn cũng không thành trở thành đẹp, vì một lúc không thể bao quát vật đó ngay được, tính thống nhất và tính hoàn chỉnh bị mất đi đối với người nhìn nó...
trích Nghệ thuật thơ ca-Aristotle.
Một bản dịch thường, một cuốn sách quá nhiều lỗi. Bất chấp những điều này thì đây là một tài liệu quý*; vô tình lại là dẫn luận đầu tiên về kịch mà tôi có (nghĩa là hôm trước mới đọc mỗi tờ bìa thôi :)
Nhân tiện, ngôn phong của các triết gia cổ đại tự do thật!
------------
(*)-Nhưng để hiểu được thấu đáo thì cần phải có một Bùi Văn Nam Sơn nữa trong lĩnh vực về Hy lạp cổ này. Có quá nhiều sự khác biệt mà nếu không am tường văn hoá Hy Lạp cổ thì khó lòng tránh khỏi suy diễn sai về tư tưởng. Đơn cử, như trong tác phẩm này, thơ ca vào thời Aristotle bao hàm tất cả các thứ như văn, kịch, thơ...etc...Các giá trị đạo đức thời đó cũng có nhiều điểm khác biệt. Haizz, bể học mênh mông, quay đầu lại là bờ.
Toàn cảnh cuộc chiến tại Myanmar – Phần cuối
-
Tuy nhiên, những rủi ro liên quan đến việc thực hiện giải pháp này là rất
lớn. Trung Quốc từ lâu đã coi sự ủng hộ của phương Tây dành cho các nhóm
ủng hộ d...
8 giờ trước
4 nhận xét:
vầng, bản dịch mấy người đúng không ạ. Dịch rõ chán, mà nếu em không nhầm thì còn thiếu lung tung. Muốn dịch mấy cái này chuẩn chuẩn chút thì phải đọc ít nhất là dăm quyển giải thích có uy tín của thời hiện đại, nếu không sai hết là cái chắc
về kịch nghệ nếu bác muốn tìm hiểu trong tiếng Việt thì đã có ít nhất ba cái: quyển "Bi kịch Corneille" của Tôn Gia Ngân, các bài về kịch của Phạm Quỳnh đăng Nam Phong ngày xưa, và quyển về kịch Hy Lạp (Apollo và Dyonisos) của Nietzsche, Trần Xuân Kiêm dịch thì phải. Nếu đọc được tiếng Anh nữa thì vô biên luôn, trong đó có quyển về Antigon của George Steiner
Vầng, sau một hồi sục sạo, em hỏi khí không phải xin bác cho thêm tý thông tin :)
- Cuốn 1 liệu có phải cuốn "Bi kịch cổ điển Pháp" xb năm 1978 do Tôn Gia Ngân giới thiệu không? Vậy chắc phải tìm trong thư viện rồi.
- Hình như cuốn "Apollo và Dyonisos" (tức là Khai sinh của bi kịch?) đã tái bản gần đây?
Ngoại ngữ của em không đủ trình để đọc những thứ mà tiếng Việt đọc mãi cũng chưa hiểu :P (Cầu chúa phù hộ sức khoẻ cho các dịch giả :)
Đúng rồi đấy chính xác ạ. "Bi kịch cổ điển Pháp", em viết nhầm vì nhớ trong đó có rất nhiều về Corneille. À nhưng mà Racine, vốn được đánh giá cao hơn Corneille, lại không mấy được nói đến ở VN, có thể là vì Racine viết khó hơn và đề tài nhiều tôn giáo (Kinh Thánh) hơn. Quyển của Nietzsche thì chắc vậy, hoặc bác có thể tìm trên một số nào đó của tạp chí Văn học Nước ngoài. Quyển em có là bản SG cũ nên sau cũng không để ý sách tái bản nữa :)
Lần trước bác có nhắc tới quyển "Hài kịch Hy Lạp" (Aristophane), em nhắc một cái nhỡ bác chưa biết :) Hoàng Hữu Đản còn có một quyển nữa là "Bi kịch Hy Lạp" cũng to to dày dày như thế. HHĐ dịch không hay, nhưng trong nghiên cứu Hy Lạp cổ thành ra lại là người có công lớn (Iliade và Odyssée).
Tên người và tên sách về Hy Lạp cổ tại VN bác có thể tìm được khá đầy đủ trong quyển của... em :) Lời giới thiệu "Những cuộc đời song hành" - riêng lời giới thiệu này cũng có trên talawas.
Hì hì, về cuốn của bác thì thú thật là mua rồi, đọc rồi, nhưng lại...quên mất nội dung phần giới thiệu. Chắc tại lúc đó chỉ đọc chơi chứ không có chủ định cụ thể. Em sẽ xem lại.
Cũng nhớ ra cuốn "Triết lý Hy Lạp thời bi kịch" có một lai lịch cực kỳ oái oăm là sách hình như in xong ra ngày 5-2-1975 nên thuộc loại cực hiếm. (Vụ này là do đọc trên blog 1 bác khác-ma bac cung biet). Haizz, làm sao bây giờ :)
Đăng nhận xét