Thứ Bảy, 27 tháng 6, 2009

con người định nghĩa mình qua hành động

1.
Thỉnh thoảng tôi cũng mua sách qua mạng. Những cuốn sách đặt mua thường là do đã xuất bản từ 1 vài năm trước và khó tìm ngoài các hàng sách ở HN. Hôm nay vừa nhận được 2 cuốn: Nghệ thuật thy ca - Aristotle và Hài kịch Hy lạp - Aristophane. Cái việc nghèo nó thỉnh thoảng cũng bất tiện: phần nhiều cuốn sách kiểu ấy là mình đã xem lướt qua trước đây rồi, nhưng lúc đấy không rủng rỉnh, cân nhắc rồi tự bảo sẽ mua sau. Đến lúc mình định mua thì nó lại không thấy bán nữa. Nhưng như cuốn Hài kịch Hy lạp này thì hơi khác. Quả là có xem lướt qua 1 lần nhưng không nhớ, lúc đặt mua vốn đoán nó có một vài khảo luận của bác nào đó nổi tiếng xem thế nào (Kiểu như Heidegger với Nietzsche bàn về thần thoại Hy lạp í) nhưng hoá ra lại là thuần tuý 1 tập kịch. Thôi cũng được, coi như làm tài liệu nguồn, mặc dầu chắc lại giống tập kịch của Shakespear nằm yên 1 xó. Nói thực tôi đang nghi nghi hình như cuốn Nghệ thuật thy ca cũng đã mua rồi mà không biết có chắc không; việc lục tìm sơ bộ thì chưa thấy. Chẳng lẽ lại là chứng Déjà vu. Bác nào có kinh nghiệm xin mách giúp có nên làm một cái thư mục quản lý sách? Và làm thế nào cho nó đỡ ngại ấy vì bây giờ mà động đến thì hơi nản :(

Từ lâu, tôi rất muốn tìm hiểu bài bản về chủ đề kịch do từ nhận xét về việc một vài triết gia ưa dùng thể loại kịch để chuyển tải chủ đề triết học (như J.P.Sartre hay A. Camus-ông này chưa tính là triết gia), nhưng vẫn chưa tìm được một dẫn luận nào đủ hay để có khả năng bao quát chủ động về nó. Tôi mới nghĩ được là do một đặc trưng căn bản của kịch là nó cấu thành từ những tình huống cô đọng, có tính biểu tượng cao. Việc rút gọn yếu tố sống trải trong thời gian của cá nhân thành những tình huống tiêu biểu liệu nó có hàm chứa nếp gấp định kiến nào của hệ hình tư tưởng không?

Thực tế, trong các tình huống đời thường, bản thân chúng ta thường cảm thấy rằng tôi chưa biểu hiện được đúng cái tôi muốn biểu hiện - không phải do thiếu cơ hội mà do sự khiếm khuyết tự bản chất của lối giao tiếp. Blog là một bằng chứng hùng hồn cho nhận xét này. Bao lần chúng ta ồ à về một thằng cha mà nếu gặp ngày thường chẳng bao giờ nghĩ ra nó lại có những nét ấy. Nhưng rồi gặp lại thì vẫn thế. Vậy nếu văn học và thy ca có cái đặc điểm tự sự là ưu thế thì trong kịch có vẻ ở phía ngược lại. Ở cái phía ngược lại này, kịch có ưu thế gì đáng được khuếch trương? Có phải bắt nguồn từ con người hành động-con người định nghĩa mình qua hành động-của truyền thống phương Tây?

2.
Bản danh sách ký tên kiến nghị về dự án bô-xít đã cập nhật lần 6. Tôi nghĩ có ai làm một vài phân tích thống kê trên số liệu từ bản danh sách này sẽ có nhiều đặc điểm thú vị: ví dụ như có thể thống kê theo khu vực ngành nghề, nơi sống, giới tính. Thử lướt qua thì tôi có mấy nhận xét:

- Ở lần 1 nếu tính riêng trong nước thì các trí thức ở HN chiếm ưu thế. Nhưng những lần sau khi danh sách mở rộng ra thì số người ở khu vực phía Nam nhiều hơn hẳn.

- Trong danh sách thấy sự chênh lệch tuyệt đối giữa các thành phần chức sắc tôn giáo. Hình như chỉ có 1 đại diện cho PG có tên trong danh sách (tôi xem lướt).

- Ở bản danh sách lần trước những người chủ trương thông báo không ghi danh những người chưa đủ 18 tuổi (quyền công dân?) nhưng ở bản cập nhật mới nhất lại có rất nhiều tên học sinh và thầy giáo cùng 1 trường THPT. Cho thấy đội ngũ của diễn đàn này chưa chặt chẽ lắm trong quản lý thông tin. Hẳn cũng có mối liên hệ ảnh hưởng giữa việc thầy và trò cùng ký tên. Không biết liệu có dẫn đến một vụ giống như trong Quảng Nam (sa thải cô giáo vì tuyên truyền nội dung không chính thống)?

- Tôi nghĩ đến một tình huống: nếu những người chủ trương diễn đàn vận động được chữ ký của những đại diện có uy tín khác như của cụ Giáp*, các cựu chính khách, tướng lĩnh...vốn đã phát biểu ý kiến...vv...thì bối cảnh sẽ như thế nào? Lợi hay hại cho toàn cục?


Rõ ràng việc lựa chọn tham gia hay không tham gia (khi có thể lựa chọn) vào danh sách này đặt mỗi người vào một tình thế chính trị. "...Đối với 1 vấn đề xã hội, một khi vấn đề đã được xác định thì không có hành động gì cũng đã là một hành động. Mưu toan che giấu nó bằng những tranh biện giả triết học hay những vấn đề thực tế đều là sự đánh lừa mà thôi." (Các phương pháp QHĐT, Que sais je?, Jean-Paul Lacaze)**.
------------

(*)-Chuyện này mà thử đặt trong viễn cảnh 1, 2 năm nữa cụ đi theo cụ Hồ thì hẳn là một sự kiện chấn động đại cục!
(**)-Một bài liên quan.

2 nhận xét:

Thi nói...

Em cũng gặp phải khó khăn tương tự. Với cùng một ý, em nghĩ em có thể trinh bày 1 cách sống động và thuyết phục bằng chữ viết hơn nhiều so với bằng lời nói. :( Gây ấn tượng trước người khác bằng sự hiện diện của mình thật chẳng dễ chút nào. Ngoại hình và tính cách đôi khi mâu thuẫn và deceptive. :)

Tung H nói...

Về vấn đề của bạn :) mình đã hơn 1 lần đọc thấy, nhưng tin là với nhiều người thì đó là một sự hấp dẫn :)