1.
Bác Goldmund hồi trước khoẻ thật, làm dững mấy trăm bài thơ. Hôm nay nhân đọc một phần mấy trăm ấy mà nhận ra đặc điểm của thơ tuổi đôi mươi. Những bài thơ rất nhiều hình ảnh. Rộng rãi, hoang phí. Mỗi hình ảnh như là một góc ký ức và một biểu tượng đáng nhớ của một kho liên tưởng. Giá chưa có LQV thì có phải LVT đã hoành tráng riêng một góc trời chứ chẳng chơi. Chép ngay một bài làm chứng:
Ký Ức
Rồi một chiều không thấy mây bayCô bé xanh làm rơi kẹp tóc
Từ một nơi những vì sao không mọc
Đàn kiến bò qua phần còn lại của ngày
Rồi một người không rõ tỉnh hay say
Hát vu vơ nhìn sông bảo biển
Trôi xa mãi những cánh chuồn màu tím
Đợi đêm về buông nắng để hong tay
Rồi một ngày…một ngày…một ngày
Lối đi cũ lơ ngơ cuội trắng
Giọt cà phê và dòng sông hoang nắng
Đã hóa thành ký ức…không hay!
21/04/94-LVT
2.
Nhưng những buồn vui thếch thoác của tuổi hai mươi bây giờ nhìn lại thấy thì quý thì thương nhưng chỉ còn biết cười nhẹ. Đời nhẹ khôn kham....
3.
Tao với mày-thân phiêu bạt
Hai bến trời rượu uống cả cho nhau
Từ độ ấy, mày Nam tao Bắc
Chung mùa trăng và chung một ngày mưa
Ngày mưa cũ, vuốt mặt cười mày kể đã mê say
Hơi rượu ấm bừng sáng ở trên đầu
Tao gật gù, rồi sẽ đến phiên tao
Mà nói thế ai ngờ lại nhanh thế
Tao ngập ngừng..tao sợ tao sai
Ngày trước khi viết những dòng này cũng là liên tưởng đến cái cảm giác ngửa mặt lên trời nhìn trăng bạc thếch thoác năm nao. Ai hay mười năm lòng người đã tựa bể dâu.
3 nhận xét:
bác nói đúng đấy, thơ tuổi 20 bao giờ cũng thừa thãi và hoang phí
nhưng qua 20 rồi thì lại không thể làm được như thế nữa
tốt nhất là đốt phéng đi, hoặc giấu cho kỹ, chứ ai lại mang ra hong nắng như bác GM :)
đốt cũng đã đốt rồi, giấu cũng đã giấu rồi, bây giờ nhất định phải tích cực mang ra hong nắng
Sau giai đoạn tuổi hai mươi các nhà thơ nữ thường có xu hướng đi thẳng vào giai đoạn thơ thiếu phụ.
Còn các nhà thơ giai thì có xu hướng mang thơ ra hong -> đi thẳng vào giai đoạn trung niên lẩm cẩm.
Haizz...nước trăm triệu dân ai người...làm thơ tiếp :P
Đăng nhận xét