Thứ Ba, 7 tháng 4, 2020

Hình thức phim (tiếp)

Khái niệm hình thức phim:

- Hình thức là một hệ thống đặc thù của các mối quan hệ mang tính khuôn mẫu mà chúng ta nhận thấy trong tác phẩm nghệ thuật.
- Kinh nghiệm của chúng ta về tác phẩm nghệ thuật cũng rất cụ thể. Lựa chọn những gợi ý trong những tác phẩm, chúng ta tạo ra những mong đợi đặc trưng, những mong đợi này có thể nổi lên, hướng dẫn, trì hoãn, sai lầm, thỏa mãn hay xáo trộn. Chúng ta phải trải qua những tâm trạng hiếu kỳ, hồi hộp chờ đợi và ngạc nhiên. Chúng ta so sánh những mặt đặc thù của tác phẩm nghệ thuật với các quy ước chung mà chúng ta được biết từ cuộc sống và nghệ thuật. Bối cảnh cụ thể của tác phẩm nghệ thuật biểu hiện và khơi dậy cảm xúc và làm cho ta có thể tạo dựng một số dạng ý nghĩa khác nhau. Và thậm chí khi chúng ta áp dụng tiêu chí chung để đánh giá tác phẩm nghệ thuật, chúng ta nên sử dụng những tiêu chí giúp chúng ta phân biệt rõ hơn, và hiểu sâu hơn nữa về các mặt đặc thù của tác phẩm nghệ thuật.

(Phim tự sự như một hệ thống hình thức)
Nguyên tắc cấu trúc phim tự sự:

- Bao quanh chúng ta là những câu chuyện.
- Thậm chí khi yêu cầu giải thích một điều gì đó ta có thể nói "Có chuyện gì vậy?"
- Ngay cả khi mơ, ta thường trải qua giấc mơ như các câu chuyện ngắn, và ta thường nhớ và kể lại những giấc mơ dưới dạng các câu chuyện.
- Tự sự chính là một phương thức căn bản để con người hiểu thế giới.

- Khán giả luôn tiếp cận với một bộ phim tự sự với một sự mong chờ nhất định:
+ Ta giả sử rằng sẽ có một số nhân vật và một số hành động có thể làm cho nhân vật đó liên quan đến nhân vật và hành động khác.
+ Ta chờ đợi một loạt các biến cố mà chúng có thể gắn kết với nhau theo một cách nào đó.
+ Ta cũng có thể chờ đợi rằng các vấn đề hay các xung đột trong quá trình hành động sẽ đạt được trạng thái cuối cùng - hoặc chúng được giải quyết, hoặc ít nhất một tia sáng mới sẽ rọi vào chúng. Khán giả sẵn sàng để hiểu được một phim tự sự.

Thế nào là tự sự?

- Tự sự là một chuỗi những sự kiện trong một mối liên hệ nhân quả xảy ra trong không gian và thời gian.
- Một tự sự thường bắt đầu với một hoàn cảnh: một loạt các biến đổi xảy ra theo mô hình nguyên nhân và kết quả; cuối cùng một hoản cảnh mới lại nổi lên dẫn tới kết cục của tự sự.

Cốt truyện/kịch bản và câu chuyện (Plot and Story)

- Ta hiểu tự sự bằng cách xác định các sự kiện và liên kết chúng bằng nguyên nhân và kết quả, thời gian và không gian.
- Ta thường giả thiết và phán đoán về các sự kiện trong một tự sự.
- Một tổ hợp của tất cả các sự kiện trong một tự sự, cả những sự kiện được biểu hiện ra bên ngoài và những sự kiện mà người xem phán đoán đều tạo nên câu chuyện.
- Toàn bộ thế giới của hành động trong chuyện đôi khi gọi là ranh giới chuyện kể (diegesis - từ Hy Lạp có nghĩa là thuật lại câu chuyện).
- Thuật ngữ cốt truyện được sử dụng để mô tả bất cứ sự hiện diện một cách có thể nhìn thấy hoặc nghe thấy trên phim trước chúng ta:
+ Thứ nhất, tất cả các sự kiện của câu chuyện được mô tả trực tiếp.
+ Thứ hai, cốt truyện của phim có thể bao hàm các tư liệu nằm ngoài thế giới câu chuyện: danh sách người tham gia, tiếng nhạc...Những yếu tố không phải là ranh giới truyện kể, bởi chúng được mang tới từ bên ngoài thế giới câu chuyện. (Các nhân vật không thể đọc danh sách hay nghe bản nhạc đó)

Không có nhận xét nào: