Thứ Bảy, 30 tháng 5, 2009

Entry for December 22, 2008

http://www.quansuvn.net/index.php?topic=1070.20


"Chiến tranh giản dị đến khắc nghiệt vô cùng. Diễn tiến tâm lý cũng chẳng lằng nhằng phức tạp trong thời điểm cận chiến. Mày sống tao chết hoặc ngược lại. Huy động và sử dụng tối đa các kỹ năng sống sót của con thú. Lăn đi! Nằm xuống! B.41 đâu? Bịt mồm khẩu đại liên! Mẹ kiếp !....Không sủa, không gầm gừ được thì văng tục!..... Có thế thôi ! Sau này lắng lại, các xúc cảm con Người trở về, và được sự giúp đỡ của các nhà văn nhà báo lãng mạn mới hay mình đã chiến đấu vì Đất nước. Kể cũng thấy tự hào..."

- Lời nói của người lính trận. "Đại tự sự" của chiến tranh? Tại sao lại là những năm tháng đáng nhớ nhất? Gắn chặt với thực tại. Xúc cảm kịch liệt. Vận động kịch liệt. Chạm vào ranh giới của sự sống và cái chết. Nó, những ký ức, sự kiện trở thành nguồn tư liệu cho sự tự vấn của người lính.

- Dẫn dắt: từ sự lựa chọn. Sự oái oăm của định mệnh. Giấc mơ về sự lựa chọn.

Một khung cảnh đám giỗ ở nhà quê. Những người đàn ông ngồi uống rượu với nhau lúc cuộc đã tàn. Mấy người đàn bà ở nhà dưới. Mọi người nói về chiến tranh với sự căm thù và phấn khích. Mình nói cái gì đó. Bố ngồi lặng lẽ, thở dài nói "Chiến tranh không phải là một trò chơi" -bố đã từng trải qua. Chuyển sang khung cảnh là một căn nhà đổ nát, mái bằng đã bị sập lộ ra khoảng trời toang hoác. Những chiếc máy bay của Mỹ to lớn bay rất sát mặt đất, mình với vài người ngước lên nhìn thấy rõ những qủa bom. Một vài người dùng súng Ak bắn lên nhưng không ăn thua. Dùng vũ khí mạnh hơn thì sợ tất cả sẽ nổ tung. Mọi người căm phẫn. Không gian âm u và ngột ngạt. Bỗng chuyển sang khung cảnh một bến sông, trời mưa gió tầm tã. Những người đàn bà đang tiễn con mình đi ra trận. Những đứa trẻ bằng tuổi em mình, vừa chơi trò chơi đuổi bắt bên mé rừng rồi bỗng nhiên bị gọi đi. Một số đứa bị lùa sang phe bên kia. Bỗng gặp mẹ, nói thằng em mình cũng phải đi. Nháo nhác tìm kiếm. Chúng nó có biết gì. Mai kia lại quay súng bắn vào nhau. Những chiếc xà lan (của Nato) chở lính bắt đầu đến. Mình bỗng nhiên oà vỡ, khóc như mưa như gió. Bất lực hoàn toàn và rất trớ trêu. Vô nghĩa..

---------------

- Đào ngũ. Ngay cả khi có sự lựa chọn việc từ chối tham gia vào 1 việc phi lí như vậy, thì việc bảo tồn sinh mệnh có phải là ưu tiên hàng đầu? 1 cá nhân sẽ dễ dàng viện ra những lý do hiển nhiên cho nhận thực của mình. Còn khi không được lựa chọn? Như Nguyễn Bắc Sơn. Hay trốn lính như TCS?

- Câu nói của Albert Einstein: người lính có vị trí thấp nhất trong thang bậc nhân vị của con người trong xã hội (Thế giới như tôi thấy). Vì họ ít lựa chọn nhất? Còn vì họ là công cụ của sự huỷ diệt.

- Câu chuyện sẽ kéo về đến PG và đất nước. Trần Nhân Tông hay Tuệ Trung Thượng Sỹ. Rốt ráo và giản lược thì vẫn là 1 cas điển hình: Mở miệng không được, không mở miệng cũng không được. (Không phải Mở Miệng bỏ mẹ). Có tội hay không có tội. God.

- Chiến tranh. Người ta nhân danh cái gì để phán xét 1 con người khác là đáng chết? "Máu đền máu. Răng đền răng.". Điều này đòi hỏi 1 nhận thức sâu xa về sinh tồn. - Câu chuyện vua Tề tế dê thay bò (và Mạnh Tử). (Xác lập cơ sở cho đạo đức. Bên kia thiện ác, btw). "Dịch hạch" cũng nói về tử hình. Quyết định tự tử là 1 quyết định/sự kiện trọng đại (Sysphus, A. Camus).

- Câu hỏi về chiến tranh khởi đi bắt đầu như thế này: phải làm gì khi bị rơi vào 1 cuộc chiến? Mà người ta lại chưa kịp mang theo ý nghĩa của nó-của tình thế hiện sinh của mình. Người ta không muốn giết và cũng không muốn bị giết.

Sau đó sẽ là: tính chính đáng của việc tử hình. Tinh những việc khó!

1 nhận xét:

Tung H nói...

Haizz, if you are so good at English (lol), pls follow the guide at www.mail.google.com

Or else, simply ask Google (type your question in the "search using Google" windows of IE or FireFox).