"Chết đi mà biết rằng mình sẽ bị quên lãng"-có lần đã viết ở đâu đó (liễu ấm hoa minh hựu nhất khai) rằng sau nỗi sợ chết là nỗi sợ hãi về cái điều có thể mô tả là "không là gì cả"-mỗi một cái "là" đều được mô tả bằng "những cái khác".
Người ta nghĩ về cái không_tồn_tại bằng cái tồn_tại. Nghĩ như thế nào về sự mất đi nhỉ? Cái gì mất đi? Cái đó có thực không? Thực tế cái đó trong tương quan với cái đang_là_tôi suy nghĩ là ntn?
Với đa số mọi người, ý nghĩa, giá trị của họ nằm trong sự đánh giá, ghi nhận của người khác. Điều này có bình thường, hiển nhiên không?
Đầu tiên là từ cái tương quan ta- với người đã. Con người lịch sử, con người xã hội. Nhưng vấn đề luôn bắt đầu từ "tôi là gì". (Một tiếng vọng "tôi là gì").
Đau đớn là dấu hiệu chắc chắn nhất về bản năng của níu kéo tồn_tại. Có sinh thành hoại diệt nhưng như thế nào mới là quá trình vô ngã?
Văn học: truyền thụ điều mình cảm thụ vào trong những điều mình mong muốn người khác cảm thụ được. Vậy thế nào là đời sống riêng của "cảm thụ". "Nhà văn không nhất thiết phải có tư tưởng"-câu này có đúng không? Ví dụ như âm nhạc-lý tính của âm nhạc được nhận diện như thế nào?
"Cảm thụ" tức là cái tri giác nghiệm sinh tổng thể của cá nhân. Nó không dẫn lối cá nhân nhưng tác động đến ngã rẽ, lựa chọn của họ. Làm sao để nói 1 câu chuyện bình thường tách rời cái tuyệt đối mà vẫn có ích?
"Đời sống biến thành định mệnh vào lúc chết-1 thứ định mệnh cho kẻ khác"-cũng còn 1 ý nữa: "trong bao lâu?". Có vẻ không quá 3 thế hệ. 100 năm. Trăm năm trong cõi người-ta.
Hình ảnh đời sống dưới hình thù 1 định mệnh-là khi người ta luôn nhìn về những cái đã xảy ra và gán ghép cái mong muốn của mình. Nó không liên tục.
Văn học: "riêng cái nhịp chuyển động là phải được phục hồi nguyên trạng". Nhịp chuyển động của cái gì? Cảm xúc? Hay cảm thức?
"Những âm vang kia là 1 ngôn ngữ mà ngày nay tôi là kẻ một mình nghe ra trong kỷ niệm".
Hoài vọng luôn đượm màu trìu mến và rộng lượng. Bởi không chứa những định kiến? Bởi chỉ biết yêu thương? Và không còn trong hiện tại (chua chát) nên luôn dễ xếp loại? Nhưng quả thực nó làm cho người ta biết đến khả năng lớn hơn của lựa chọn yêu thương.
"Không phải cho tôi"-"cõi đời này không phải cho tôi"-Hay là không phải cho riêng tôi?
"Dầu sao đi nữa"-đặt mình vào vị trí người khác.
"Ly biệt là quy luật, ngoài ra là ngẫu nhĩ"
"Một tấm lòng không cay đắng chát chua"
"Mọi nhầm lẫn khởi từ lối bài trừ độc đoán"
Nhưng cơ hội, trường hợp lại ép buộc phải lựa chọn-"bởi nghe lời thiếp nên cơ hội này"
"Cùng góp phần hồi phục cuốn sổ ghi của con người và đưa chúng mình trở lại quê chung".
Lối lập ngôn lờ đờ, lưỡng lự, dầu sao đi nữa...
Triển vọng của Con đường tơ lụa kỹ thuật số của Trung Quốc và hàm ý chính
sách cho Việt Nam – Phần III
-
b/ Thay đổi các tiêu chuẩn quốc tế hiện có và gia tăng ảnh hưởng Các nền
tảng quốc tế chính để thiết lập tiêu chuẩn công nghệ và quản trị là Liên
minh Viễn...
8 giờ trước
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét