...và một vài dị bản khác "đẩy, dấy...ở giữa trời". Bài này té nước theo mưa từ bài của bác NL (nói toàn chuyện cũ rích nhưng rất nhiều tên sách :)
1.
Đi.
Nhắc đến đúng là gãi vào chỗ ngứa của nhân gian. Ngày trước bên blog cũ có 2 tag mình quan tâm nhất là "đi" và "đọc" nhưng 360 hay trục trặc nên về sau tag ít được dùng. Vì hình như để nhiều bài trong 1 tag quá là nó mất tiêu luôn. Trong khi hầu như những điều mình nghĩ và viết đều có thể quy về đi và đọc. Chính vì thế nên rồi nó trở lên khó nắm bắt và rộng đến độ loãng ra không còn theo dõi được nữa. Hầu như cũng tính là một chủ ý của mình: đi vòng quanh chủ đề để một lúc nào đó tự nó hình thành một không khí, một giọng riêng của câu chuyện - vốn dĩ chẳng có gì để kể. Viết bài này để tạo lại tag "đi". Xong mới để ý có 1 tag về "những chuyến đi" nhưng nó cũng có hơi khác về sắc thái. Những chuyến đi là những chủ đề khá xác định và đủ nội dung. Còn đi như là một tâm thế thì vẫn nên tạo riêng ra.
2.
Chịu không tìm được đoạn phát triển cái ý tưởng về chuyển động và trải nghiệm là đã từng viết ở đâu. Đại ý mình thấy rằng chính khi chúng ta chuyển động trên một chiếc xe, chúng ta trải nghiệm cái cảm giác vừa phóng chiếu vào tương lai vừa tri nhận một khuôn khổ thực tại khá gọn ghẽ: ta gần như nhìn thấy tương lai trong 1 khoảnh khắc và ngay trước mắt. Nó tạo ra một ảo giác về sự hợp nhất do vậy nó thú vị và gây say mê. Nhưng như Erich Fromm từng phân tích, dấu hiệu của mọi chứng nghiện là luôn phải tăng cường độ đến khi suy sụp, đi - theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng - cũng chỉ là một giải pháp giả tạm. Sau cơn hưng phấn sẽ là cảm giác trống rỗng và mệt mỏi. "Về" chỉ là một phép đảo ngược dễ dãi của ngôn ngữ. Thoát khỏi là một câu chuyện khác.
Đừng chạm đến - hãy còn mùa thu ở đó
Giữa hai dòng là nỗi nhớ về em.
Sau dấu chấm anh thành người hay vội vàng tham việc
Gạch đầu dòng những gì của ngày mai
Mẩu giấy con con choán hết một ngày dài
Những câu ngắn, vội vàng, nhỏ mọn...
Hôm nay là tất cả những gì đã gạch xóa, vo tròn và ném vào sọt rác.
Ngày mai lại cong cớn, vội vàng trên cánh cửa...
Gió cũng nhẹ trong sân nhà chung cư
Mưa cũng khẽ chả bao giờ bị dột
Cửa sổ nhà này nhìn thấu nhà kia
Những giấc ngủ e dè khép chặt
Gió trở về trong những giấc mơ...
Những cơn gió nóng mùa hè, những cơn gió bấc mùa đông xoáy xiết không gian chập chờn khắc khoải
Giật tung những cánh cửa im lìm
Gió tạt vào mặt vào miệng vào những kẽ tay
Nước mắt dàn dụa lưỡi nghe vị mặn của biển, ẩm ướt của rừng lẫn trong mùi hăng thảo nguyên mùi khét sa mạc
Nghe tận cùng...vị ngái của mùa thu
Và kiệt sức, khốn cùng, quỵ giữa cánh đồng hoang
Anh bật cười, rao bán những giấc mơ.
Chỉ_khi_trắng_tay _hoàn_toàn Anh mới được trở_về.
Những dòng này viết hồi 20 tuổi. Bấy nhiêu đến giờ vẫn vậy. Loay hoay rao bán giấc mơ mà chửa xong.
3.
Này thì "đi" và "Huế" này em MT. (Nhặt 1 đoạn từ bài viết cũ bên 360)
Hồi trước đọc tập thơ đầu tiên là tập thơ Nguyễn Bính. Huế với mình là một xứ lạ, xa xôi. Biết là xứ Huế mưa dai dẳng trắng trời qua những câu thơ "Giời mưa ở Huế sao buồn thế/ Cứ kéo dài ra đến mấy ngày..." Bắt đầu thích cái cảm giác lữ thứ, thú thương đau của phiêu bạt giang hồ. Thích những câu thơ trong bài "Hành phương Nam", tưởng tượng như đâu đó trong một quán nhỏ giữa chợ vắng trong buổi chiều mưa trắng trời
Ta đi nhưng biết về đâu chứ?
Đã dấy phong yên khắp bốn trời
Thà cứ ở đây ngồi giữa chợ
Uống say mà gọi thế nhân ơi !
Thế nhân mắt trắng như ngân nhũ
Ta với nhà ngươi cả tiếng cười
Dằn chén hất cao đầu cỏ dại
Hát rằng phương Nam ta với ngươi
Ngươi ơi ! Ngươi ơi ! Hề ngươi ơi !
Ngươi sang bên ấy sao mà lạnh
Nhịp trúc ta về lạnh mấy mươi...
Có lẽ vì vậy mà những năm tháng sau này đến Huế làm mình thấy có gì hẫng hụt, nao nao. Vài ngày xô bồ chả bao giờ cho mình cảm giác đấy cả. Không phải Huế của năm tháng kia, không cả như "Tuổi thơ dữ dội" nữa. Biết là phải trong những ngày dài nào đó, nhạt nhoà, đơn bạc nơi góc phố cuối thôn, phải nhạt nhoà nữa nữa..mới gặp được những hư hao 1 thuở. Thuở ngầm ngậm buồn với cái xóm nhỏ xa xôi nào đó ngoài kia, mai này...
(...) Năm tháng qua đi, nhớ lại câu chuyện hồi 15 tuổi, cũng trong một ngày mưa gió nằm bó gối trong căn nhà trọ tận ngõ hẻm của thành phố xa lạ cũ kỹ, đã cãi một cách cả quyết và tin tưởng về những dự định tương lai sau này. Mình đã kể ước mơ của mình là đi-suốt đời làm một chuyến đi vô định, phiêu bạt chân trời góc bể. Một thằng bạn, một ông anh ngoài 20, họ đã cười lăn cười lóc vì cho là mình viển vông mơ hồ. 'Mày ăn bằng gì? Đi bằng gì?" Thì sẽ đi bộ chứ sao. Thiên mã hành không, độc vãng độc lai. "Mày có thấy ai không có tiền mà sống được không?". Rất ấm ức. Ấm ức không phải vì chứng cớ hay lý luận - họ đã phải công nhận là có thể như thế được khi mình dẫn ra (1 cách yếu ớt) 1 anh chàng người Pháp đi khắp 5 châu, viết sách rồi lại đi - mà là họ đã không thể chia sẻ niềm tin quyết liệt trong mình là mình có thể dành toàn bộ cuộc sống để theo đuổi 1 điều gì đó xa xôi, sâu thẳm. Đi là biểu hiện của sự kiện hoán đổi rằng sống không phải để làm duyên làm dáng mà sống là tận lực máu xương, là lựa chọn và chấp nhận.
Chiều hôm ấy, trong ánh sáng lờ mờ của ô cửa sổ dưới gác xép kia mình cũng lờ mờ nhận ra 1 sự thực rằng đôi khi chúng ta sẽ rất lẻ loi trong cuộc sống này như một thứ dị dạng, chập chập...chỉ để pha trò cho cuộc chơi khác. 1 thoáng se mình khép lòng lại. Như đứng trước cơn mưa giã bão đang ràn rạt ngoài kia. Lạnh lặng lẽ thấm vào thăm thẳm.
4.
Một vài ghi chép khác cũng nhấc lên đây.
Người ta nói "trở về", "quê hương"-tức là người ta luôn cảm thấy sống-có cái gì đó giống với chuyến đi/hành động đi. Đặc điểm là gì?
+Phải bước tới
+Mọi cái thay đổi và mình cũng thay đổi
+Phải hướng đến đâu đó
+Chưa đạt đến
+Để lại phía sau
+Gắn với tiến trình
+Tương tác với tha nhân/người khác
+Mệt mỏi
+...
-------------
5.
Những chuyện thế này có bao giờ hết được?
(Đánh võng sang bài của bác GM về tiếng Việt): thực tế mình viết blog theo giọng đọc văn nói, chú ý đến lấy hơi và tiết điệu hơn là cấu trúc ngữ pháp. Kiểu viết này lợi ở chỗ dễ gợi ý nhưng dở ở chỗ rất khó sửa thành một cái gì rắn rỏi ra hồn.
Toàn cảnh cuộc chiến tại Myanmar – Phần cuối
-
Tuy nhiên, những rủi ro liên quan đến việc thực hiện giải pháp này là rất
lớn. Trung Quốc từ lâu đã coi sự ủng hộ của phương Tây dành cho các nhóm
ủng hộ d...
8 giờ trước
2 nhận xét:
à nếu mà ý tưởng về tốc độ của bác là như vậy thì reference sẽ không phải Kundera, mà là Thomas de Quincey
Ý bác là về tốc độ hay là về nghiện? Hay là ông Tô mát kia vừa đi vừa hút :D
Đăng nhận xét