1.
Hôm trước nhớ là có đọc 1 bài trên mạng về khủng hoảng tuổi 20 của một bạn MC nào đấy, định comment 1 tý mà giờ chẳng nhớ ở đâu nữa. Có 2 ý mình lưu tâm: một nói về việc "tôi thôi không nhìn mọi việc một cách tuyệt đối" và một trước đó kể về việc đọc loạn sách.
Nói cho cùng thực tế những khủng hoảng tâm lý đấy tuy không phải là đại trà nhưng cũng không quá hiếm hoi. Có lẽ nó chính là những gì D.T.Suzuki mô tả trong mấy trang đầu của tập "Thiền luận" về thoáng mở mắt lay động tận tâm can của tuổi trẻ khi đối diện cái tuyệt đối của lẽ sống:
"Thường thì hậu quả không vết tích gì sâu đậm; nhưng ở đôi căn tạng thì khác hẳn; hoặc vì những khuynh hướng nội tại, hoặc vì sức tác động mạnh của những luồng ảnh hưởng xung quanh vào bản chất dễ cảm kích, cơn thức tỉnh tâm linh ấy chấn động họ đến tận cùng cá thể. Đó là lúc phải dứt khoát chọn giữa cái “vĩnh viễn có” và “vĩnh viễn không”. Chính sự chọn lựa ấy mà Khổng Tử gọi là “học”. Học đây không phải là học kinh sách, mà chính là lặn sâu vào những bí mật của cuộc sống."
Nhưng cuộc khủng hoảng sẽ "qua đi" như thế nào?
Một mô tuýp sẽ đọc rất nhiều nhưng không trình bày được cái gì mạch lạc ra hồn. Thường đó là những người ưa sự tuyệt đối một cách chất phác. Tôi nghĩ đến nhân vật Autodidacte trong cuốn truyện thời danh "Buồn nôn" của J.P.S đọc sách trong thư viện theo thứ tự bảng chữ cái! Đây không phải chuyện nghiện ngập đọc cho lấp đầy sự trống rỗng tán tâm của bản thân mà là kiểu tâm lý sùng mộ kiến thức. Rốt cuộc đơn giản sẽ đánh mất đi khả năng suy nghĩ độc lập. Rồi mọi chuyện cũng sẽ qua đi khi anh ta tự nhủ rằng mình đã có một góc thương đau để gặm nhấm và chuyển di sang lĩnh vực của công việc, trách nhiệm...Anh sẽ gánh thật nhiều trách nhiệm, chấp nhận sự bỏ qua nhiều nguyên tắc sống vốn có để đổi lấy cảm giác hy sinh đi kèm áy náy thế chỗ cho sự bối rối dang dở kia.
Hồi lâu, anh nhận ra rằng nhìn mọi chuyện một cách tạm bợ cũng có bóng dáng của một triết lý thâm trầm. Nó cũng làm anh yên lòng hơn. Để tránh cái vòng luẩn quẩn của nguỵ biện về sự phi lý thường sẽ là vẻ uyên bác kể lể. Dấu hiệu rõ ràng nhất để nhận chân sự thực là sự thiếu vắng cảm giác thanh thản thực sự. Cái tốt thì dễ chịu. (Một phát ngôn dưới thẩm quyền kinh nghiệm-đương nhiên sẽ đi sóng đôi với sự vặn vẹo tức thì đầu chót lưỡi).
Ở đầu bên kia: bám lấy mãi cơn khủng hoảng sẽ rất dễ dẫn đến sự sụp đổ nhân cách.
Trường hợp này e là cần có một cái bạt tai ra trò.
2.
Nếu nhất quyết không chịu gánh một trách nhiệm? Nguy cơ trở thành một thứ quỹ tín thác cũng thật thảm hại.
Còn cuộc khủng hoảng thì sao?
Có lẽ là nhìn chằm chằm vào thực tại?
Ăn tát bây giờ thì hơi cú.
Đi dây thậm chí là một trò bẩn bựa hơn hết.
Người dẫn đường tốt nhất là tinh thần quyết vượt.
3.
Tái diễn
p/s: Nhưng cũng nên học hành bài bản. Lạ là làm việc gì cũng phải học hành bài bản mà có việc tối quan trọng lại ít ai làm thế.
Không phải là theo thứ tự abcxyz.
Toàn cảnh cuộc chiến tại Myanmar – Phần cuối
-
Tuy nhiên, những rủi ro liên quan đến việc thực hiện giải pháp này là rất
lớn. Trung Quốc từ lâu đã coi sự ủng hộ của phương Tây dành cho các nhóm
ủng hộ d...
5 giờ trước
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét