Thứ Năm, 21 tháng 6, 2012

Quên đi và yên nghỉ. Ghi chép về Sự lũng đoạn của lá cải



vh nghe nhìn là cái mà những người bảo thủ chống lại với mục đích bảo vệ vh đọc - high culture.


- Văn hóa nghe nhìn không thể có high culture? Nếu không thì việc đối lập văn hóa đọc với văn hóa nghe nhìn là một việc không cân xứng. Ít nhất thì cũng có thể có thể lai của chúng?


cá nhân và liên cá nhân luôn có thể set up và thực thi cái agendas của họ - ví dụ lên FB mà xem^^ - cái ngày nay đã được support bởi mạng lưới. 

mạng lưới phát triển tạo ra một nền tảng khác mà Manuel Castells gọi là network society thay thế cho social networks kiểu cũ.

network society cấu trúc lại xã hội và công chúng - ở đó có những điểm giao dịch thông qua phương tiện, nơi mà space được tạo ra bởi các tương tác này như là những dòng chảy (space of flows) - vừa hay là cái bạn T đang quan tâm ^^. Nó có thể tiếp tục củng cố các giá trị của các thiết chế xã hội (institutions) hay phá vỡ chúng để tạo ra các projects mới mang tính tư thân (autonomous) của các society members, hoặc cả hai tình huống xảy ra- những chuyện hay còn ở phía trước. 



- Nhớ có lần chat với 1 cậu người Pháp, mình nói sự khác nhau (hay giống nhau tùy góc độ) của Đông và Tây có thể ví dụ như thế này: với bọn mày thì 1 đường thẳng là do 2 điểm nối qua, còn bọn tao nghĩ một điểm là do 2  đường cắt nhau!


Cũng vậy, ví như vấn đề ý thức bóp còi xe khi tham gia giao thông: thực ra có thể với Tây, bóp còi là 1 tín hiệu thông báo để xử lý tình huống cụ thể; trong khi đó với Đông chỉ đơn giản tiếng còi là mở rộng trường ảnh hưởng của cá nhân như 1 chiều hướng để các chiều hướng khác điều tiết.


Nay gặp ý tưởng về các tương tác như là những dòng chảy là 1 ý niệm hội tụ rất thú vị. Hy vọng đằng sau nó có 1 nền tảng kỹ thuật đã từng được dịch và giới thiệu (^^) ở đâu đó!



Do đó, quên E.Durkheim đi khi bàn về tt hiện đại, cũng nên để Le Bon yên nghỉ - cái gọi là TLH đám đông rất là vớ vẩn.


(Ở VN mới có thêm 1 ấn bản về TLH đám đông với 1 số tác giả nữa chứ không chỉ Le Bon). Điểm này thực ra rất thú vị để bàn:

- Sách của E.Durkheim được sắp trong bộ Tủ sách Tinh hoa của NXB Tri Thức. Có thể đơn giản đối với những người tuyển lựa, xã hội VN không có lựa chọn đi tắt khi cần bắt đầu từ tiền hiện đại để có thể tới được hậu đương hiện đại ^^

- Đáng tiếc cũng như hầu hết các cuốn sách khác trong Tủ sách này, hoàn toàn thiếu những bài dẫn nhập có tính chất giới thiệu, phê phán và những dòng nhánh của các chuyên đề này hiện nay. Có thể coi là những người chủ trương thiếu hẳn một quyết tâm và ý thức/khả năng tổ chức kiểu chiến dịch truyền thông cho việc quảng bá đưa các cuốn sách vào dòng chảy xã hội. Tất nhiên có thể đổ cho tiền, nhưng nên nhìn nó là hệ quả chứ không phải gốc rễ vấn đề cần giải quyết.

- Cũng có thể nói những tư tưởng trong Tủ sách Tinh hoa chưa có bầu không khí nuôi dưỡng nó, nhu cầu tiêu hóa, phủ nhận và phê phán nó...Nó chỉ là những tiền đề để bắt đầu (ít nhất từ ý thức tuyển lựa là như vậy) - một dạng tư tưởng tác động kiểu top-down - trong khi mọi chuyện thì hầu như đã/đang ở lưng chừng rồi.

Một mặt không thể bỏ qua ED được khi chưa có ý thức về tính phê phán với học thuyết mà nhảy ngay vào dòng sau. Có đi hết tinh thần của hiện đại thì mới hiểu được tâm thế hậu hiện đại. Nói cho cùng, như BVNS nhận xét, hậu hiện đại chỉ là tái hồi trở lại tinh thần khai minh của thời kỳ Khai sáng.

Mặt kia, chính những thảo luận amateur (tức là không quá kinh viện) kiểu này đã đồng thời kích hoạt làm nảy sinh một lúc mấy nhu cầu: nhu cầu cập nhật, nhu cầu phê phán tư tưởng cổ điển, nhu cầu ứng dụng rọi chiếu trong 1 chủ đề nhỏ. Qua đó tạo ra 1 mạch lạc của tiến trình - kiểu chiến lược hơi hơi bottom-up ^^.

- BVNS có 1 tầm vóc đáng nể nhất là khi chính những bài dẫn nhập của ông tạo ra 1 bộ từ điển triết học. Cuốn Nguồn gốc các loài của Darwin đến giờ đáng nhớ nhất lại là bài giới thiệu của BVNS. Qua nó, người ta định vị sơ bộ được cuốn sách trong lịch sử tư tưởng mà chính nó góp phần tạo ra.

- Cái khoảng trống hiện nay và cơ hội cũng chính là áp dụng tinh thần học thuật hiện đại vào phê phán xã hội VN cho những cas cụ thể và tiêu biểu của đời sống đương thời. NVT là 1 giáo sư nổi tiếng với những bài viết về các vấn đề xã hội với phương pháp xử lý số liệu kiểu NCKH. Bỏ qua điểm này điểm kia cần bàn thêm (như những gì anh LVu từng nói) thì đó chính là cái mà theo mình đang thiếu ở VN và nó có tác dụng trực quan rất mạnh! Mà nói thật, mình rất ngạc nhiên khi nhiều người, cả bạn mình, những người làm đến Postdoc chuyên ngành rồi mà mỗi lần rời sang chuyện xã hội lại thể hiện cái tư duy rất thô sơ và cảm tính. Chẳng phải cái đáng kể nhất của những học vị cao như vậy là khả năng nghiên cứu độc lập và khả năng đánh giá ước lượng được nội hàm tri thức của các ý tưởng về nhiều lĩnh vực. Chỉ bọn sinh viên ngây thơ mới hay lên những đề cương vĩ đại ôm hết mọi vấn đề to tát vào giải quyết trong mấy tháng thôi chứ.

- CVD có 2 mảng, NL với những bài điểm sách và CS với những bài viết có hơi hướng bình luận xã hội kiểu châm biếm; đều ít nhiều tạo được dấu ấn. Đáng tiếc theo mình là phần giới thiệu VH của NL thì giống cho người bản xứ hơn là cho VN - không hẳn là dở, chỉ là nó không có đối tượng đối thoại khả dĩ - và phần của CS thì lại giống tản văn của 1 thị dân có good taste.

Nói cho cùng lĩnh vực của BVNS thì quá đặc thù, ít phụ thuộc ngoại cảnh thực địa. NVT thì vẫn chỉ tiếp cận thời sự qua truyền thông nên cũng không đi quá xa được theo chiều hướng thâm nhập, nhưng ít ra cũng là lấy vũ khí của truyền thông để chống lá cải! Không dễ mà đứng ở trong dòng chảy xã hội VN mà vẫn tổ chức được cái agenda của riêng mình trở thành của 1 bộ phận công chúng. Trong việc này, vai trò của tương tác đa ngành, liên kết nhóm đa dạng của người mình còn quá yếu. Như TNH dịch 1 loạt những bài về lý luận văn học hiện đại rồi cũng phì phò thở vắn than dài mà chưa thấy tạo ra được một nhóm thảo luận khả dĩ làm nguồn động lực cho những dự án sinh động thiết thực hơn.

Nhưng tất cả những chỉ dấu tích cực trong loạt ghi chép này mà tôi ghi nhận đều là qua internet, từ internet và trên internet. Điều này vẫn còn là hy vọng cho tự do lựa chọn và thích nghi của mỗi người.


- HSBC - Ngân hàng toàn cầu, am hiểu địa phương :D

17 nhận xét:

doanh nói...

"Văn hóa nghe nhìn không thể có high culture? Nếu không thì việc đối lập văn hóa đọc với văn hóa nghe nhìn là một việc không cân xứng. Ít nhất thì cũng có thể có thể lai của chúng?"

những người bảo thủ chống lại

doanh nói...

"Hy vọng đằng sau nó có 1 nền tảng kỹ thuật đã từng được dịch và giới thiệu (^^) ở đâu đó"

đã giới thiệu sơ ở tầm vĩ mô ^^

doanh nói...

"Một mặt không thể bỏ qua ED được khi chưa có ý thức về tính phê phán với học thuyết mà nhảy ngay vào dòng sau."

nói quên ED đi là sau khi đã đi tới ý "ngày nay những tương tác...."

có nghĩa là đương nhiên áp lực việc đang ghi chép lá cải này phải đi tiếp con đường, tới điểm hiện tại rồi sau đó mới vòng trở lại để phê phán, thay vì đi loanh quanh ở khúc đó không chịu tiến ^^.

Ví dụ phê phán cơ bản nhất: các "sự kiện xã hội" theo định nghĩa một mặt không bao hàm được và dễ làm hiểu lầm khi trích dẫn cho truyền thông hiện đại. Khi nghe nhìn lên ngôi, sự kiện xã hội cần phải được hiểu với nghĩa hoàn toàn khác. Mặt khác, sk xã hội là cái xảy ra trong space và places cụ thể, dù là ngoài ý thức cá nhân như ED nói, nhưng ở trong cấu trúc của social networks - trong khi mình đã "nhảy tới" network society.

ngoài ra, một lí do rất cảm tính và ỷ vào đám đông là: không ai trích dẫn ED cho truyền thông, nhất là khi bàn những core concepts của nó; và ở VN, tiếp cận tt luôn bắt đầu từ xhh - ghét cái thái độ ^^

doanh nói...

"như BVNS nhận xét, hậu hiện đại chỉ là tái hồi trở lại tinh thần khai minh của thời kỳ Khai sáng"

- cái này chính xác không lăn tăn là main idea của Habermas (và 1 số người). Bạn T xem lại trích dẫn có đúng không - thần tượng BVNS quá :-P - dễ bị đánh trượt ngay vì điểm luận theo cách này nha nếu còn đòi ngâm cứu chiên xâu ^^.

- Đề án hđ dang dở cũng gắn với tên Habermas

- hành động tương liên (communicative action) chính là cái mà Habermas đề xướng và say sưa bàn với mục đích (có phần ngây thơ) rằng để chữa cái hành động chiến dịch (strategic action) đang băng hoại cái thế giới này. Giống như Schopenhauer nói về Will (Ý chí/Lý?), Habermas nói rằng thế giới cuộc sống (lifeworld) của con người bị xâm chiếm và thực dân hóa (colonisation) bởi cái hệ thống xã hội duy lý có mục đích (strategic action - oriented to success/purpose)

- Habermas tiếc nuối và muốn quay trở về Khai sáng - khi mà những cuộc nói chuyện đặt trên nền tảng duy lý của sự tương hiểu/tương liên, chứ không phải duy lý vì một mục đích, mặc dù không phủ nhận hoàn toàn cái thứ hai. Với Habermas, media là một sự bóp méo (distortion) có hệ thống hiện thực xã hội và đưong nhiên nó thuôc về kiểu duy lý mục đích (không có thông tin nào không có ý đồ của người truyền)

doanh nói...

để đi tiếp con đường tới thời điểm hiện tại thì không thể tránh được network society

do đó, con đường hiện đại hóa ở những nước đang phát triển như VN (bỏ qua mgh con gà của trứng của chế độ chính trị) là làm một lúc 'hai cuộc cách mạng': hiện đại hóa gắn với CNH, đô thị hóa; và chuyển dịch tới một informational society (không hải information society nha) - không phải đi tắt nhảy cóc mà đi hai hàng - chuyện này bàn sau đi

doanh nói...

những người mà bạn T vừa kể ra (trừ BVNS), có thể chưa đọc hoặc không care Habermas chăng. Habermas thậm chí còn nói rằng, những quốc gia không giao tiếp theo kiểu communicative action là những quốc gia không biết giao tiếp.

do đó, có thể hiểu được, để đối thoại tương liên, cần phải cam kết rất nhìều thứ (validity claims - xin đọc lại bài sơ khởi của mình), mà chỉ cần một trong hai bên không thực hiện cam kết thì cuộc thoại trở nên đổ vỡ. Nền tảng của Habermas, do đó, chính là đạo đức diễn ngôn (discourse ethics) - ông bị phê là ngây thơ chính ở điểm này khi hoàn toàn bỏ qua yếu tố power trong bất kỳ mối tương tác xã hôi nào, kể cả liên cá nhân.

tuy nhiên, theo mình, ông vẫn đúng trong phạm vi đối thoại sạch sẽ. Và những phê phán, phản biện xh, những projects cá nhân và liên cá nhân, chiếu theo Habermas, sẽ thất bại từ khi bắt đầu, nếu đựoc set up theo hướng duy lý mục đích.

doanh nói...

ta nói, trước 75, cứ "ghép 3 ông trí thức lại với nhau thì sẽ ra một tờ báo"

hay mình rủ thêm Titi đi ^^

Nhị Linh nói...

Bác Gauxx thấy lý thuyết của Le Bon không còn dùng được nữa à? Thế một nhánh khác của tâm lý học đám đông, Riesman và thuyết "theo truyền thống", "hướng nội" và "hướng ngoại" trong "The Lonely Crowd" còn khả dụng chút nào không :p

(ở SG trước kia đã có bản dịch quyển này, tên là "Quần chúng cô đơn")

doanh nói...

- tất nhiên là Le Bon có thể được dùng khi cần đương đầu với đám đông :p

- còn The Lonely Crowd, 1950 (?), với mô hình traditional-, inner-, other- directed theo mình biết cũng đã được dùng bởi Daniel Lerner's Passing of the Traditional Society, 1958: traditional - transitional - modern society. Đó là đường đi của modernisation. 3 cái truyền thống, hướng nội, hướng ngoại (social charater - đám đông) cũng tương đương với cái Lerner rút gọn: empathy (cá nhân).

- mình cũng thích xài những thứ được mô hình hóa lắm, nhưng cuối cùng vẫn phải theo đuôi những người phê phán nguyên con modernisation.

- có thể khả dụng ở lĩnh vực khác, xhh chẳng hạn, hoặc nói riêng về middle class, thì tùy duyên.

Nhị Linh nói...

tks

hì, bác đọc thử "Small Work" của David Lodge đi, trong đó có một câu chuyện tôi thấy là very suggestive:

thời của Literary Theory (đại khái chắc bác cũng rành: Derrida, Foucault, Barthes, Engleton, Culler...) bỗng đâu có một giáo sư bên Anh viết một quyển sách về Hazlitt cổ lỗ sĩ, vô cùng "out of focus", bỗng dưng đúng vào thời điểm gió xoay chiều, các reviewer xúm vào khen quyển sách (cứ định vị luôn là rất dở hơi) thổi một luồng không khí mới mẻ, đầy chất nhân văn vào một sa mạc lý thuyết khô cằn :p

nói chung mấy quyển Lodge viết về thế giới hàn lâm thì thực sự đọc rất khoái và rất bực (vì rất bực nên khoái :p)

btw, Habermas hình như là giáo sư trực tiếp của BVNS, hoặc có thể tôi nhớ nhầm sang Gadamer "Truth and Method"

doanh nói...

hihi, sao ở trên blog của bạn Nhị nó là small world và nice work :P

mình sẽ tìm đọc, còn bản tiếng Việt chắc nhờ bạn chủ blog này mua giùm ^^

thú thực, biết là để thao tác với cultural studies thì phải đọc hiểu cơ bản literary theory, nhưng cần thêm thời gian. mấy vị đó mình cũng đọc ít nhiều, tất nhiên là chủ yếu focus vào communication & power.

thks bác đã suggested

Nhị Linh nói...

à sorry tôi viết nhầm, "Small World" (một trường hợp lapsus calimi điển hình :p)

Tung H nói...

Hôm nay chạy lông nhông cả ngày nên chưa bồi tiếp các bác cẩn thận được.

Có 1 điểm nhỏ: những cái tên mà em tùy tiện nêu ra nhưng chưa hẳn đã tùy tiện. Tùy tiện vì thực tế em cũng không có ý định điển hình hóa những cái tên ấy. Không tùy tiện vì em có lẽ đã lựa chọn những cái tên có thể trực tiếp/gián tiếp tương tác được. Bạn NL là một ví dụ. Tôi rất tự hào vì đã lôi kéo được những tương tác như thế này :P

Nhị Linh nói...

Tức là bác có âm mưu à :p? Hì thường thì tôi không hay can thiệp vào việc mình được nhìn nhận thế nào, nhưng ở đây có một ý làm rõ một chút cũng tốt: các bài viết về sách vở của tôi, tôi không quan niệm là "giới thiệu". Hẳn là gì thì tôi cũng không chắc, nhưng không phải "giới thiệu"; "giới thiệu" và "dẫn nhập" thì tôi cũng có làm, nhưng là một loạt bài riêng, số lượng không lớn lắm. Thật ra điều căn bản tôi mắc vào về mặt nhận thức là dùng dằng không quyết được ngả sang hướng "lý thuyết" hay hướng "lịch sử" (hai cái này rất rất khó dung hòa).

Mảng thứ hai thì tôi có môt hình mẫu (rất xa vời, khó thấy quan hệ, nhưng đó thực sự là cảm hứng lớn nhất của tôi): các bài trong quyển "Những huyền thoại" của Roland Barthes.

doanh nói...

"Vẫn muốn đọc lại cuốn này("Những huyền thoại"). Không phải vì cái tính cách thầy đời giải huyền của nó, mà là vì nhiều chỗ cảm thấy những điều RB viết rất hiển nhiên với lối nhìn của mình, trước khi cần gán thêm thuật ngữ gì. Vấn đề là nếu tách khỏi giá đỡ ý thức hệ phê phán thiên tả (hoặc là nói kiểu nếu ta không có lập địa nào) thì cách nhìn cấu trúc luận này cũng chả hứa hẹn cái gì vui vẻ dễ dùng cả. Nó sẽ giống kẻ làm phiền, nhưng cũng đóng luôn vai tư vấn thời thượng cho thị dân. Con Sâu có vẻ dù không cố ý thì cũng đang đi lối này. (Đây em chọn lối này đây)"

đó là nhời chủ blog này ở trên FB cách đây 1 tuần

cách đây 1 năm khi nói đt với tôi anh ta cũng đã phán thế

thừa nhận của bạn Nhị cho thấy lâu lâu chủ blog này cũng nói đúng :-P

Nhị Linh nói...

thì cũng không khó nhận ra, vả lại tôi cũng thường xuyên nói đến "Những huyền thoại" :)

tuy nhiên, ta sẽ có suy nghĩ khác nếu nhìn nhận những từ như "dễ dùng", "làm phiền" từ một góc độ khác; tôi thích cái nhìn của RB ở quyển "Mythologies", nó tươi mới, nhiều bất ngờ, cũng thể hiện một tư thế chính trị tương đối rõ ràng, điều sau này ta sẽ không thấy ở RB nữa (điểm tựa lý thuyết giúp ta nhìn sâu hơn, còn điểm tựa vị thế giúp ta nhìn sắc hơn, nếu chịu chấp nhận mình sẽ thiên kiến), và theo tôi rất ít xảo thuật trí thức, cái dù ít dù nhiều vị học giả hàn lâm nào cũng mắc hoặc sẽ mắc, mea culpa :p

Tung H nói...

Tôi sẽ thử khai triển những điểm thú vị. Nhưng phải nói rất vui vì câu chuyện đã đến đúng khúc quanh được thiết kế :D