Chủ Nhật, 24 tháng 6, 2012

Kí hiệu - Tín hiệu - Chỉ hiệu. Ghi chép về Sự lũng đoạn của lá cải



1.
Titi: hay lắm, mềnh học hỏi được bao nhiêu :-D Nhưng cá với các bạn, đem mí thứ này vào cơ quan nhà nước VN sẽ bị gọi là chơi trội ngay :-((


- Cái bề mặt trơ lì đó lại chính là input của thảo luận này, và là một trong các mốc tiêu của đối thoại giữa em với anh Gauxx. Nó sẽ định vị trở lại khung trò chuyện tương liên này trở lại ý tưởng ban đầu về "tính hiệu dụng của một khả thể truyền thông mới đối với những thay đổi xã hội ở quy mô nhóm (nhỏ)".


Việc chị Titi tham gia comment đã là một chỉ dấu về những thay đổi ở cơ quan nhà nước VN rồi ^^


2.
Gauxx: hoàn toàn đồng ý. cái này phụ thuộc vai trò host nhé. đối thoại liên subjects, hay bạn T có thể mở rộng đến liên văn hóa (mình từng viết xét cho cùng, liên cá nhân nằm ở trong liên văn hóa - tất nhiên không phải câu của mình) không phải là cân bằng tuyệt đối. Theo tiếp cận adaptation của intercultural (tiếp cận này cơ bản và cũng đơn giản nhất, so với tiếp cận perception và discourse), thì luôn có host culture và những cái khác (the other ^^) xoay chung quanh. bạn T ngay từ đầu đã host một cách thiện chí và cũng sexy nữa ^^

cảm ơn bạn T, mình sẽ quay trở lại sớm



- Trong lúc chờ đợi (đến giờ cái game này đã rõ dần quy luật của nó: chỉ khi anh Gauxx (người kia) đưa ra một lượng thông tin tri thức nhất định - với một số đặc điểm nhất định - thì tôi mới có thể tiếp tục thao tác được), tôi đã thử rà lại toàn bộ lịch sử trò chuyện. Rõ ràng nhận thấy nếu không có bản dịch nhỏ "Trí thức và Truyền thông" thì tiến trình đã tắc nghẽn từ đầu. Ta nói, thiện chí là thiện chí này đây: chấp thuận nhảy ngay vào dòng, đưa thẳng ra một vài luận điểm cụ thể rồi từ đó quay lại mở rộng thảo luận, kể cả về nền tảng: 


"Với sự thực dụng kiểu researcher, mà bạn T cũng từng nói về tôi như vậy, tôi thường được khuyến khích đi từ những cái người ta đang làm ở hiện tại sau đó vòng trở lại cái nền tảng, rồi lại tiếp tục cái đương thời và next.


Ngược lại bạn T là tôi phải thực hiện tròn vai người khác, khấp khểnh nhưng kiên nhẫn trò chuyện. Vì nếu tôi không làm được việc đưa ra cái khác (cái không biết đến) khung hình tư tưởng của người kia thì sẽ là thiếu thiện chí và bất công cho anh Gauxx.


"Trái lại, việc đạt tới một sự hiểu có lẽ sẽ đòi hỏi rằng tôi phải biến báo đôi chút với các mục đích ban đầu của mình. Mục đích của cơ chế hoạt động giờ đây không phải là sự chế ngự đối tượng, nói cách khác, giờ đây, tôi sẽ phải khai triển một kiểu đòn phép được thiết kế với mục đích thao túng kẻ đối thoại với tôi qua hành vi giả vờ thỏa hiệp của tôi. Mục đích này, nhìn một cách nào đó, không thể khởi hoạt nếu thiếu đi kẻ đối thoại, có nghĩa rằng, ở đây, tôi sẽ phải lắng nghe và phải trả lời, và như thế, cũng có nghĩa rằng tôi sẽ phải sẵn sàng chuyển đổi mục đích ban đầu của mình." (Tiểu luận của CT đã dẫn). 


3.
Gauxx: Tuy nhiên, tôi ủng hộ và thik cách bạn T tự lập bản đồ và đi chấm những cái nodes theo cách của bạn ấy. Tôi thấy đó là cách của một thinker. Góp ý nhỏ: trích dẫn quá dài, bạn được quyền và nên paraphase trích dẫn bất kể đó là câu của ai. Trong t/hợp này, bạn đang lấy lại từ nguồn thứ cấp, someone else reviews Gadamer, nên càng không nên quote nguyên con:) 


Qua (1) và (2) đến đây đã có thể trình bày lại với anh Gauxx điểm mấu chốt của phương pháp (nếu quả có 1 cái như thế) của em: ghi chép tiến trình dưới dạng thức bản đồ. (Về điều này em đã thực hiện dở loạt bài về nó - hiện mới có Sổ tay. 1 - Bản thảo. Ít nhất sẽ còn phần về Chứng từ và Bản đồ). Cắt, dán, tô, nguệch ngoạc, in, text, viết tay...là những yếu tố kỹ thuật đặc trưng trong lối làm việc này ^^ Việc 1 tài liệu được trình bày dưới dạng phải chuyển đổi hình thức để khớp với chuẩn tài liệu nghiên cứu KH (như anh Gauxx đề nghị) hoặc 1 dạng tư thế phát ngôn trước độc giả (như bác NL đang làm ở blog của mình) là có 1 chủ ý phương pháp. Nó giữ lịch sử đọc - viết, cảm hứng và một yêu cầu chuyển đổi thường trực - để trở lại và hoàn thiện.


Mỗi người như chúng ta khi lập blog hẳn đều có lập ý về biểu hiện, trong trường hợp này em sẽ cố triển khai vào chỗ khác giữa em và hai người (GXX & NL) trong lựa chọn biểu hiện và từ đó làm rõ cái ý đề nghị của em từ đầu: thao tác trong khung tri thức đại chúng, ở giữa hơn là kinh viện - một cách làm khác, chối bỏ thẩm quyền lập địa phát ngôn của tri thức hàn lâm (câu này vừa nghĩ vừa viết, chắc còn viết lại cho ra ý).


Cái KHÁC mà càng lúc ý tưởng về nó càng rõ hơn trong những bàn luận này sẽ được kiên trí đối chiếu chia phe với bờ bên kia (Gauxx & NL). Một quan sát nhỏ nhưng lâu dài cho thấy rất rõ một đặc điểm nước đôi, tiêu chuẩn kép trong biểu hiện trên blog Gauxx. Một mặt ảnh chọn lá cải để giao tiếp và dẫn dụ. Một mặt ảnh thường cho thấy lấp ló một giao diện khác đang được xây dựng. Câu hỏi thú vị ở đây sẽ là: liệu khi khăn đóng áo the trên giao diện khác kia (học thuật hơn chăng?) thì lá cải xưa có đủ tư cách làm chứng từ cho lý thuyết không, hay phải gọt tiện đi, kiểu "nó không chính thức, chưa phải tôi...".


Cũng vậy, blog NL thuần túy là một dạng lưu trữ những bài báo, bài viết. Nó có tính một chiều tới độc giả. Hạn chế tối đa bộc lộ đời sống cá nhân khác. Tuy vậy vẫn lấp ló yếu tố giao tiếp liên cá nhân với bạn bè đây đó. Một cách khác, nhưng giống tạng với blog Gauxx, tôi thấy các ảnh đều bộc lộ sự lưỡng lự, phân li về biểu hiện. Quan trọng hơn đối với họ điều đó có vẻ hiển nhiên, ít bị chất vấn.


Tại sao tôi lại nghiêng về phía Khác để thao tác. Vì nôm na nhất, tôi chán cái trò cứ lâu lâu lại thấy các nhân vật hùng cứ một phương sẽ phải lật đật chạy ra mở cửa đón vài thiếu hiệp đến thách đấu lấy số :P Cái số phận của việc trừu xuất hóa tri thức ra trước đám đông phiếm chỉ nó là như vậy. Liệu giữ chặt tiến trình tiến hóa bản ngã tri thức của người viết trong những tương liên luôn luôn cụ thể (nói là nói với ai, ở đâu, như thế nào và xung quanh có gì) có tránh được những cơn hấp bản năng thấp kém làm các học giả chỉ chăm chăm chửi nhau, hạ thấp nhau để lấy số má, thanh toán ân oán giang hồ? Cái gì đó ở đây thuộc về hệ hình hơn là chuyện đạo đức cá nhân.


4.
Cũng sau khi đọc rà lại lịch sử trò chuyện, tôi nhận thấy rất rõ một kỹ năng đọc-trả lời comment mà tôi đang mở rộng dần: mỗi comment không chỉ là một đơn vị thông tin trao đổi kiểu ký hiệu, nó còn là tín hiệu ám chỉ để mở rộng và hoàn thiện. Tôi liên tục áp dụng phương thức chỉ hiệu, lần mò khai mở để phát triển đối thoại. Bổ sung dần. Cái đặc điểm này, một mặt mờ nhạt hiển nhiên trên các giao thức giao tiếp blog; một mặt rất hay bộc lộ những vụ cưỡng ép ngôn từ, sai lạc thiện ý của nhau.


Cũng dẫn từ bài luận của CT, tôi cho rằng một lần nữa, cần cắt ra, dán lên bản đồ nhận thức một mẩu về nguyên tắc khoan dung:


Trong triết học và thuật hùng biện, nguyên tắc khoan dung đòi hỏi sự diễn giải duy lý một ý kiến của người nói và trong trường hợp của bất kỳ lý lẽ nào, đều phải xem xét các diễn giải tốt nhất và thuyết phục nhất có thể có. Theo một cảm thức hẹp nhất, mụcc tiêu của nguyên tắc thuộc phương pháp học này là để bác bỏ sự quy kết phản dy lý, các lỗi lo-gic hay sự sai lầm đối với phát biểu của người khác. Theo Simon Blacburn: “ nó buộc kẻ diễn giải phải làm tối đa hóa sự thật hay tính duy lý trong lời nói của người nói”. Triết gia Donald Davidson đôi khi coi nguyên tắc này là nguyên tắc của sự thích nghi duy lý. Ông tóm tắt như sau:” ta sẽ tối đa hóa sự hiểu câu và tư tưởng của người khác khi ta diễn giải nó theo cách nhìn lạc quan về sự đồng thuận”. Nguyên tắc này có lẽ được đưa ra để hiểu phát ngôn của người nói vào lúc ta không chắc chắn về nghĩa của nó-ND 


5.
NL: Có một điều hơi phiền là một phần lớn những gì bác đang quan tâm (kể cả gốc rễ của vấn đề communication) muốn nắm bắt được ổn thỏa đều phải quay về với lý thuyết văn học và ngôn ngữ học đi trước: những "mũi nhọn" của cultural studies thoát thai từ những gì extreme nhất của mấy lý thuyết gia, mà ví dụ kinh điển là Judith Butler.

Trong tiếng Việt tôi thấy hữu hiệu nhất là đọc "Bản mệnh của lý thuyết" của Antoine Compagnon, quyển sách ấy còn có lợi thế là đã bỏ qua được giai đoạn sôi sục để bình tĩnh xem xét, và nó cũng minh chứng cho định nghĩa lý thuyết theo kiểu của tôi :p, tức là nhìn những thứ hiển nhiên bằng con mắt không hiển nhiên.

Ngoài ra tôi thấy bác đọc cả trang của Hải Ngọc, chắc cũng không xa lạ gì với trang của Hoàng Phong Tuấn, rồi Lý thuyết văn học, Lý luận văn học và Phê bình văn học...



Tôi sẽ ưu tiên đi vào điểm này, còn comment trước rất thú vị xin để dành riêng cho bài sau.


Như theo nguyên tắc ông mất chân giò bà thò chai rượu tôi đã trình bày ở trên: vì bác NL chỉ đưa ra vài cái tên nên tôi phải lựa chọn một cái nào đó để đi tiếp. Nghĩ đi nghĩ lại thôi chọn luôn 1 bài viết về Văn chương lâm nguy của NL để bàn vào - là bài Nhìn lại lý thuyết. Ở đây tôi cũng dẫn giải lại vì sao trong cách tiếp cận của tôi, tôi tránh được "điều hơi phiền" của bác đã nêu.


Về đại lược, những gì bài viết nêu ra với tôi là (NL nói) Tzvetan Todorov phê phán sự tự cô lập của LTVH và đề xuất cân bằng giữa mối quan hệ bổ sung của tiếp cận nội tại (nghiên cứu mối liên quan giữa các yếu tố của tác phẩm) với tiếp cận ngoại tại (bối cảnh/lịch sử/tư tưởng/thẩm mỹ) - quay lại cái nhìn về một nền văn học cho mọi người: độc giả tìm trong đó (t/p) một ý nghĩa cho cuộc đời mình.



Để kết luận cuốn sách của mình, Todorov nhấn mạnh vào các giá trị mà lý thuyết văn học (thường) phủ nhận, hoặc ít nhất là gạt qua một bên, không mấy chú ý đến: “Văn học có thể làm nhiều việc. Nó có thể chìa bàn tay thân ái, khi ta thật chán đời, nó xích ta gần gũi hơn với nhân loại, giúp ta hiểu hơn về thế giới và giúp ta sống còn” (tr. 68). Cái nhìn của ông là một cái nhìn nhân văn: “Một độc giả thông thường, tiếp tục tìm tòi trong các tác phẩm một ý nghĩa cho cuộc đời của mình, rất có lý khi chống lại các giáo sư, giới phê bình và nhà văn, những người đã cho rằng văn học chỉ nói đến bản thân nó, hoặc chỉ dạy mỗi một môn cho con người là thất vọng” (tr. 68).

Điều thú vị nằm ngay trong đoạn thứ 2 của comment trên, nó hội tụ trở lại với câu chuyện cốt yếu của loạt bài này mà chúng ta đang nhàn đàm với nhau: truyền thông (nơi đại chúng và văn hóa là nền tảng), cách tác động trong cấu trúc xã hội (nơi câu chuyện dẫn nhập tri thức/văn hóa là ví dụ), và điểm hội tụ đang bàn là về mối đối thoại tương liên, sự tương hiểu (mượn cách dẫn Habermas) hay cách nói của Gadamer (CT dẫn) về việc đạt tới một sự hiểu (NH dịch).

Todorov cho rằng “cứu cánh của việc giảng dạy văn học […] không còn chỉ là công cuộc sản xuất giáo viên văn chương”, mà “phải lồng tác phẩm vào cuộc đối thoại lớn lao giữa con người với nhau”, và “[c]hính chúng ta - những người đã trải nghiệm, phải có trọng trách truyền lại cho các thế hệ mai sau cái gia tài mong manh đó, những tiếng nói giúp con người sống tốt đẹp hơn” (tr. 85).

Nói thực chỉ trong những câu chuyện như ở đây, lúc này, tôi mới đọc thực sự những bài kiểu này của các bác. (Nó cũng là ví dụ về hiệu quả cá nhân khi sử dụng phương pháp bản đồ tiến trình, theo dõi, để đó, kết nối, xử lý logic và đối thoại để hiệu chỉnh. Tóm lại tạo ra thị trường ý niệm để từ đó thúc đẩy khả năng từ vựng và nhu cầu tìm về với tác giả gốc). Là tôi, ngay từ đầu, điều tôi thấy chú ý nhất, quan tâm nhất là "tại sao Todorov lại thao tác phê phán trên chủ đề giảng dạy văn học trong nhà trường?". Và các bác cũng không phải nhọc công giải thích sợ hiểu nhầm với trường hợp độc giả này :P

Tôi thấy cách Todorov làm có điểm tương đồng với cách mà Francois Jullien bàn về từng chủ đề cho loạt bài triết học-minh triết Tây-Đông. Cũng tương đồng với hướng tiếp cận đối thoại tương liên mà tôi đang dẫn câu chuyện về: nó đòi hỏi một môi trường cụ thể, một đối tác đối thoại cụ thể, một vấn đề đại chúng cụ thể...để phê phán (đối thoại) rồi từ đó bàn ngược đến nền tảng để hiểu và thu nạp.

Dù hiểu cách nào, tôi vẫn thấy rõ cái sự tôn trọng tương liên quy chiếu về con người cụ thể, con người cá nhân, sống cuộc đời họ trong cách Todorov diễn đạt (thực tế là do NL dịch). Cách tiếp cận đấy ưu tiên lựa chọn chuyện giảng dạy văn học trong nhà trường để thao tác, từ đó phê phán (hàm ý tích cực kiểu Kant?) LTVH. Phê phán để chuyển đổi. Nói mạnh mồm, có lẽ ông sẽ không cần/muốn bàn trực diện vào LTVH. Vì từ chỗ KHÁC hệ hình, thì không thể phê phán một lối tư tưởng theo cùng cách sai (khác) của bên kia được. (Như tôi đọc trên báo nọ một bài thầy đời vớ vẩn, mình tác giả lập ra 1 thuyết không có nội hàm để phán, định phản đối vài câu, nhưng xét thấy nếu không tập trung làm khác đi, rõ ra, thì chả hóa ra mình cũng dùng cách của anh ta để chống anh ta, sẽ chả ai lợi lạc gì).

Về cuốn "Bản mệnh của lý thuyết" - giờ thì tôi có nhu cầu tìm mua để đọc rồi ^^ - của Antoine Compagnon, tôi chú ý đến đạo lý của sự lưỡng lự:

Tuy nhiên, đối với Compagnon, lý thuyết văn học không phải chỉ là tiêu cực. Ở chiều ngược lại, tương tự như khi lý thuyết hoành hành và không lường được sức sống của “cảm nhận thông thường”, nó là một đối trọng cần thiết vào những lúc hoành hành của “cảm nhận thông thường”. Compagnon gọi trào lưu ấy là một “cuộc phiêu lưu”, và ít nhất nó có thể “thức tỉnh đầu óc tỉnh táo của độc giả, khiến họ băn khoăn về những điều họ đã xác định”[13], và ông kết thúc cuốn sách của mình với một âm hưởng Milan Kundera như sau: “không phải là tôi đã biện hộ cho một lí thuyết trong các lí thuyết cũng chẳng biện hộ cho cảm nhận thông thường, tôi biện hộ cho sự phê phán mọi thứ lí thuyết, kể cả sự phê phán cảm nhận thông thường. Sự lưỡng lự là đạo lí văn học duy nhất”[14].

Sự lưỡng lự này là gì nếu không phải là tinh thần phản tư, cái nhìn biện chứng - là những mẫu số dùng chung cho nhiều lối tư tưởng?

Không chỉ biện hộ cho sự phê phán đó, Compagnon còn biện hộ cho một khái niệm nữa, đó là vis polemica (sức mạnh luận chiến), chính là “điều thực sự làm nên đặc tính của lí thuyết, đó là cái gì ngược hẳn lại sự chiết trung, đó là sự dấn thân của nó, là vis polemica của nó”[15]

[Đến đây có thể thú nhận được với anh Gauxx là quả tình lối đặt để văn bản gốc kiểu này của em chịu ảnh hưởng của Mr. Tin Văn (aka NL)].

Trong bài sau tôi sẽ đặc biệt triển khai một ý liên quan đến ý niệm về sức mạnh luận chiến này!

Lời biện hộ lần này của Compagnon có thể bổ sung cho lời biện hộ ông từng viết trước đó mười năm (cho lý thuyết văn học): theo ông, chừng nào nước Pháp còn gây bực bội và khó chịu đến như vậy, thì có nghĩa nó vẫn còn sống khỏe; chỉ khi nào không ai buồn nói đến những khiếm khuyết của nó nữa thì văn hóa Pháp mới thực sự chết. Cũng vậy, chừng nào lý thuyết văn học thôi quấy rầy “cảm nghĩ thông thường”, không còn làm cho ai khó chịu nữa, mà cứ thoải mái với những điều mặc định sẵn, thì chừng đó nó mới thực sự cần được đưa vào viện bảo tàng.

Lối diễn đạt này tôi đã gặp một lần khi BVNS nói về triết học Kant; đại ý dù ở phía nào, người ta cũng quay về những ý tưởng của Kant để bắt đầu - và do đó cần phải hiểu về Kant.

Quấy rầy "cảm nghĩ thông thường" là một ý niệm rất hay. Tôi nhận thấy có thể đối chiếu nó với khái niệm Khổ (Bất An) trong Phật giáo, cảm thức li cách của Erich Fromm, cảm thức suối nguồn của Karl Jasper, những phân tích của Freud về cảm thức tôn giáo đó...Tóm lại nhìn từ lối con người là con người vấn nạn, sống bắt đầu từ Khổ...thì thấy cái ý niệm kia rất tương đồng. Một mặt nó ám chỉ sự vô tri, vô minh của "cảm nghĩ thông thường" - là cái gắn với tâm thức đại chúng, đối tượng truyền thông truyền thống. Một mặt là tinh thần nội quán, phản tư của phương pháp, là cái có thể rọi chiếu từ vô số điểm khác nhau!

Trong một mạch khác chúng ta đã hoàn toàn có thể bàn luận về mối quan hệ văn chương với cá nhân và đại chúng trong cách mà xã hội giao tiếp - truyền thông (cũ và mới) :P

13 nhận xét:

doanh nói...

thk you, T. you are the man.

Titi nói...

Chính xác, đó cũng là lí do mềnh ít đưa cái gì khó hiểu lên blog. Vì tranh luận trên câu chữ rất mất thời gian và dễ mất hòa khí. Cần tranh luận thì gặp tay đôi và dùng kiến thức, khả năng thuyết phục trực diện.
Trong cơ quan nhà nước như bên chị, mục tiêu chính của truyền thông không phải sự thật, không phải sự công bằng mà là tôn vinh sự ổn định, lấy sự an toàn lên hàng đầu. Người làm an toàn, xã hội an toàn... đó là mục tiêu rõ ràng và rất xác đáng. (Nghe có vẻ không fair nhưng chị cá là chẳng có đài TH nào trên thế giới dám khẳng định tôi đưa 100% sự thật, tất cả các đơn vị truyền thông mang tầm chính phủ đều có những thế lực ngầm chỉ đạo và phải phục vụ cho thế lực ấy.)

Mục tiêu thì tốt nhưng vì ở thế độc tôn, không có mấy cạnh tranh và có khá nhiều cái đầu củ chuối ở đây nên nhiều khi tác dụng ngược :-(( Đau khổ thay !

Tung H nói...

Đã tìm được mạch lạc cho mục 5, nhưng do lý do ngoại cảnh (tiếp cận ngoại tại ^^) là Gấu và đồng bọn đã đi du học về nên mọi việc có phần chậm lại :D

Sẽ tìm cách gói ghém lại một chút trước khi các bác hết kiên nhẫn ^^

Tung H nói...

Một góc khác của hiện thực cách mạng: đoạn thời gian vừa rồi hăng hái thế có lý do ngoại cảnh là bạn Gấu nhà em về quê, tối có thêm thời gian rỗi. Là người giữ quan điểm phản tư ráo riết, em cho rằng hiện tượng này cũng là một input tốt các bác ạ ^^

Tung H nói...

À, còn nữa, mấy ngày tập trung vào đề tài này tự nhiên lên mạng không lan man mấy nữa. Thực là 1 hướng đi xử lý vấn đề lá cải của bản thân :P

Nhị Linh nói...

chiêu gạt trước hăng máu thiếu hiệp vãng lai thật là ảo dị khó lường :p

Tung H nói...

Đọc lại mấy bài VCLN mới thấy cái nick NL thật dễ làm người ta lâm nguy :P Đúng sai thế nào có thể dùng lương thức để dò. Chỉ hy vọng ở đây không bị ai tự nhiên nhảy vào thay đổi luật chơi ^^

Nhị Linh nói...

xóa hộ tôi cái trên với :)

ý tôi chỉ định nói giang hồ giao đấu nhiều khi bất kể chiêu thức và lễ nghi :p

Tung H nói...

Khi xem tập thơ Lưu Quang Vũ của Nhã Nam, tôi đặc biệt chú ý đến độ chênh giữa bản thảo và bản in (có biên tập). Nhất là những chỗ xóa (đen kịt), những chỗ viết hoa, viết thường. Chuyện viết hoa, viết thường người biên tập có vài chỗ khinh suất không để ý :P

Nhị Linh nói...

có phải vì tôi nói từ "giang hồ" mà bác liên tưởng ngay đến LQV (vạt áo xanh giang hồ)? :p btw, bản thảo ấy do Lưu Khánh Thơ chịu trách nhiệm thực hiện chính

Tung H nói...

Xin nhận ý ấy cho hay :P Ngoài ra thú thực là nhắm vào cái yêu cầu xóa bỏ dấu vết comment kia cơ ^^ Nó đã xảy ra và là một tín hiệu rồi :D Còn như nếu bác muốn đánh trống lảng thì để tôi lại xóa cái này :P

Về chuyện LKT làm chính, tôi có 1 ý nữa rằng chuyện đưa những minh họa của NTH vào làm tiêu tán mọi thế năng cảm xúc và tan rã cái chỗ ngập ngừng viết tắt và lăng nhăng tính của cố nhà thơ :P

Tung H nói...

Hình như ai đó (Kundera?) có nói về chuyện mọi tiểu thuyết cổ điển đều kết thúc ở đám cưới nhân vật chính.

Mà hình như điều đó tôi cũng đọc ở blog NL :D

Tung H nói...

http://loanhquanh.blogspot.com/2010/10/va-khong-uoc-oc-ky.html

Trong một cách nói khác :)