Thứ Năm, 21 tháng 6, 2012

carnets. Thời đại của những thứ "hậu" - Jeffrey Nealon

- Cái biểu đạt, mặc dù mang tính “võ đoán”, không phải là một sự thiên vị cá nhân.


Vì “võ đoán” nghĩa là “được kiến tạo về mặt xã hội” theo Saussure, tất yếu nó cũng có nghĩa là “kháng cự lại sự thay đổi”. Các tập quán xã hội đã trở nên thâm căn cố đế, và các quy ước xã hội, bởi thế, không thể thay đổi chỉ qua bất cứ một hành động của cá nhân nào. Ngôn ngữ, như Saussure chỉ ra, có lẽ là ví dụ tuyệt vời nhất cho điều này:  ngôn ngữ là một hệ thống xã hội về ý nghĩa mang tính võ đoán dựa trên những quy ước đã duy trì từ lâu nên nó có sức kháng cự rất cao đối với sự thay đổi.


Nói khác đi, điều đáng ngờ đối với một nhà hậu cấu trúc luận là dấu vết của một khẳng định mang hơi hướng thần học hay tính chất siêu nghiệm nào đó về “cấu trúc” theo quan điểm của cấu trúc luận. Tuy nhiên, các cấu trúc dường như chi phối các thực hành văn hóa bản thân chúng cũng là sản phẩm của các thực hành văn hóa. Đây là bài học của chủ nghĩa hậu cấu trúc và cũng là điểm nào mà nó dễ móc nối với chủ nghĩa hậu hiện đại nhất: Cả các nhà hậu hiện đại và hậu cấu trúc đều nhấn mạnh và làm nổi bật bản chất tạm thời của mọi khẳng định về sự thật/chân lý.Các sự thật/chân lý chỉ xuất hiện trong ngữ cảnh đặc thù, điều đó không có nghĩa bất kỳ điều gì chúng ta nghĩ cũng đúng cả (như ta thấy xuyên suốt văn bản này), mà đúng hơn là các sự thật/chân lý phụ thuộc vào các ngữ cảnh đặc thù.


http://hieutn1979.wordpress.com/2012/06/17/jeffrey-t-nealon-thoi-dai-cua-nhung-thu-hau-phan-2/

2 nhận xét:

HY nói...

"- Nói khác đi, điều đáng ngờ đối với một nhà hậu cấu trúc luận là dấu vết của một khẳng định mang hơi hướng thần học hay tính chất siêu nghiệm nào đó về “cấu trúc” theo quan điểm của cấu trúc luận. Tuy nhiên, các cấu trúc dường như chi phối các thực hành văn hóa bản thân chúng cũng là sản phẩm của các thực hành văn hóa. Đây là bài học của chủ nghĩa hậu cấu trúc và cũng là điểm nào mà nó dễ móc nối với chủ nghĩa hậu hiện đại nhất: Cả các nhà hậu hiện đại và hậu cấu trúc đều nhấn mạnh và làm nổi bật bản chất tạm thời của mọi khẳng định về sự thật/chân lý.Các sự thật/chân lý chỉ xuất hiện trong ngữ cảnh đặc thù, điều đó không có nghĩa bất kỳ điều gì chúng ta nghĩ cũng đúng cả (như ta thấy xuyên suốt văn bản này), mà đúng hơn là các sự thật/chân lý phụ thuộc vào các ngữ cảnh đặc thù."

Đọc đọan này tự nhiên nhớ đến câu: "Chúa đã bỏ loài người, Phật đã bỏ loài người" :)

Tung H nói...

X ở đây không phải là X mà là X.

X= Chúa/Phật

^^