Thứ Năm, 10 tháng 12, 2009

Quân tử tam lạc - Mạnh Tử

1.
Phụ mẫu câu tồn, huynh đệ vô cố, nhất lạc dã.
Ngưỡng bất quý ư thiên, phủ bất tạc ư nhân, nhị lạc dã.
Đắc thiên hạ anh tài nhi giáo dục chi, tam lạc dã.


Mạnh Tử - "Tận Tâm - Thượng".

Cha mẹ đều còn, anh em không bị gì, ấy là cái vui thứ nhất.
Ngửa mặt lên trời mà không hổ, cúi đầu với người mà không thẹn, ấy là vui thứ hai.
Được và dạy anh tài trong thiên hạ, ấy là vui thứ ba. (vi.wikipedia).

2.
Mạnh Tử thật khác so với Khổng Tử. Có người giảng là do thời thế của hai vị ấy khác nhau nên xuất xử phải khác nhau. Nếu đọc Luận Ngữ thấy sự hài hoà thích đáng và không thể nào kể rõ, không thể nào theo kịp thì đọc Mạnh Tử cái cảm giác thường xuyên là sự bức bách (dẫu rằng) của Trung Chính. Đời nay đọc đoạn "Quân tử tam lạc" kia mà ngẫm ra thì có gì mà không đúng, nhưng rõ ràng là cao quá, cứng quá, không dám nghĩ người thường có thể có hết nổi. Đừng vội nói cứng quá tất gãy, như Mạnh Tử tuy có thể nói là cuối cùng cũng chẳng gây dựng nổi vương nghiệp cho ai nhưng một đời lẫm lẫm toàn làm thầy thiên hạ, được vua chúa các nước cung phụng, thì chẳng phải là không làm suy suyển chút tâm thế nào đấy sao.

3.
Nếu lướt qua có thể nghĩ đạo Nho chỉ là những tư tưởng đạo đức chính trị để làm theo thì thực chưa kể là biết. Trên phương diện tu thân, luyện tâm, Nho gia cũng có những phương pháp để rèn luyện, thực hành hàng ngày như...tập thể dục và cũng có những ghi chép mô tả về những cảnh giới tinh thần nghe cứ phảng phất như của tôn giáo nào đó. Mạnh Tử có bàn về cách rèn luyện Bất Động Tâm và thành tựu của nó. Những môn đệ của học phái Vương Dương Minh thực hành thiền định (Nho gia cũng có phép thiền định như nhiều nhà khác chứ món này không phải độc quyền Phật gia) và một số đạt đến Bất Động Tâm và để lại những mô tả rất giống với thành tựu của PG.

Liệu có lẽ nào bí mật của cuộc sống Tận Tâm lại chỉ là triệt để thực hành những điều căn bản nhất? Như là "làm điều thiện, ngăn điều ác", những điều mà từ đứa trẻ đến người gia lão đều biết nhưng chẳng mấy ai thực hiện triệt để được?

Bố mẹ tin tưởng yên tâm về mình, vợ chồng đồng điệu trong cư xử, anh em thân thiện, bạn bè tín nhiệm, làm việc gặp người hiểu ý, luôn tự xét mình - những việc này nghe có dễ làm, dễ đạt hơn đạo lý thánh hiền không nhỉ. Thời mạt pháp nói ra những điều chân chính nhiều lúc vẫn ngượng mồm. Thật.

4 nhận xét:

HY nói...

Cái vụ "đồng điệu trong cư xử" kia mà viết cho đầy đủ ra chắc cũng dài cỡ tiểu thuyết ý nhỉ :P

Unknown nói...

Quả nhiên hay. Thánh hiền vốn dĩ nói chuyện đạo lý, còn ta là phàm nhân tục tử, nghe vậy, biết vậy. Còn làm được bao nhiêu thì còn do thời thế, vậy mới gọi là tu thân.

Cứ đọc thánh hiền mà thành thánh hiền hết thì thiên hạ có mà chán chết. Bác nhẩy

Tung H nói...

:)

phinstar nói...

Em đồng ý với bác Phú...đọc thì đọc nhưng mà thiệt em chẳng muốn thành thánh hiền