Thứ Ba, 25 tháng 2, 2025

Chris Barker: Nghiên cứu văn hóa – Lý thuyết và thực hành, Nxb VHTT 2011.

 

PHẦN 1: VĂN HÓA VÀ NGHIÊN CỨU VĂN HÓA

Chương 1: Nhập môn nghiên cứu văn hóa

50. Văn hóa không tinh khiết, không xác thực và không bị giới hạn ở địa phương. Chúng là những sản phẩm hổ lốn và bị lai tạp của các tương tác qua không gian.

52-53. Duy lý và giới hạn của nó

Các nền văn hóa phương Tây chủ yếu cho rằng đời sống con người là có thể giải thích được về sự lựa chọn theo lý trí của những người hành động đơn lẻ. Hành động dựa trên lý tính là điều có thể biện minh được trong một bối cảnh văn hóa riêng biệt. Nghiên cứu văn hóa sẽ không muốn kế thừa khái niệm về người hành động theo lý tính, người tính toán các cách để tối ưu hóa quyền lợi của mình. Tuy vậy có một giả định ngầm rằng lý tính có thể cung cấp những giải thích theo logic cho các hiện tượng văn hóa. Ví dụ, một giả định thông thường là chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và phân biệt giới tính sẽ bị đuối khi lập luận có lý.

Trong nghiên cứu văn hóa thường vắng mặt những khía cạnh phi tuyến tính, phi lý tính và bị thúc đẩy bởi tình cảm của hành vi con người. Ngoại lệ của quan sát này là việc đưa phân tâm học vào lĩnh vực nghiên cứu văn hóa. (…) Dù thế thì phân tâm học cũng có những vấn đề của nó, ít nhất là lý thuyết vị dương vật và tuyên bố không xác thực đối với ngành khoa học khách quan. Nhưng dù vậy, có những lý lẽ xác đáng cho việc tại sao nghiên cứu văn hóa với tư cách một ngành học lại cần phải phát triển tiếp theo những vấn đề về tác động và tình cảm. Nhiều nỗi kinh hoàng của thế giới chúng ta xảy ra do phản ứng tình cảm, và thay đổi xã hội không bao giờ là một vấn đề đơn giản của lập luận và phân tích.

54. Sự thật được hiểu là sự chấp thuận xã hội chứ không phải là bức tranh chính xác về một thế giới khách quan độc lập. (Thuyết phản – thể hiện luận, một hình thức của thuyết tương đối)

55…Chúng ta luôn bị đặt vào trong khuôn khổ tri thức do hậu quả của tiếp biến văn hóa. Chưa có từ vựng cuối cùng trong ngôn ngữ mà là "đúng" theo nghĩa phản ánh một cách chính xác một thế giới khách quan độc lập gọi là hiện thực. Những từ vựng của chúng ta chỉ là cuối cùng theo nghĩa hiện đang không có thách thức nào trụ lại được. Do đó, điều cá cược tốt nhất của chúng ta là tiếp tục kể các câu chuyện về bản thân mình, những câu chuyện có mục đích đạt được mô tả và sự sắp xếp có giá trị nhất về hành động con người và các thể chế.

58. Không có sự khác biệt mang tính nền tảng về nhận thức luận giữa dân tộc học và một tiểu thuyết nhiều lớp. Đối mặt với cả hai, mục đích của chúng không nằm trong việc tạo ra một bức tranh "thật" về thế giới mà là tạo ra sự thấu cảm và mở rộng phạm vi đoàn kết con người (Rorty, 1989).

64. Lý thuyết có thể được hiểu như những câu chuyện tìm kiếm để phân biệt và giải thích những đặc điểm chung, những cái mô tả, xác định và giải thích những sự việc diễn ra không ngừng được nhận thức.

Lý thuyết không vẽ nên bức tranh về thế giới một cách ít nhiều chính xác; thay vào đó, lý thuyết là một công cụ, dụng cụ hoặc logic cho việc can thiệp vào thế giới. Điều này được đạt đến thông qua cơ chế mô tả, xác định, dự đoán và kiểm soát. Việc xây dựng lý thuyết là một công việc diễn ngôn tự phản hồi, tìm kiếm để diễn giải và can thiệp trong thế giới.

Chương 2: Những vấn đề văn hóa và hệ tư tưởng - khái niệm cơ bản

70. Ý nghĩa không phải được sinh ra bởi các cá nhân đơn lẻ mà chúng được sinh ra bởi tập thể, do đó tư tưởng của văn hóa đề cập tới ý nghĩa chung.

Nói hai người cùng thuộc về một nền văn hóa nghĩa là nói rằng họ diễn giải thế giới theo cùng những cách như nhau, và có thể thể hiện bản thân, ý nghĩ và tình cảm của mình về thế giới theo những cách mà người kia sẽ hiểu được.

72. "con người tự tạo nên lịch sử của chính mình, nhưng họ không tạo ra lịch sử như họ muốn; họ không tạo ra nó trong những hoàn cảnh do chính họ lựa chọn, mà là trong những hoàn cảnh họ trực tiếp đối đầu, những hoàn cảnh nhất định, được tạo nên và được chuyển đến từ quá khứ" (Marx, 1961: 53)

73. Giai cấp hình thành khi một số người, do kết quả của những kinh nghiệm phổ biến (được thừa kế hay là kinh nghiệm chung), cảm nhận và khớp nối sự đồng nhất trong những lợi ích của họ, và những lợi ích đó đối lập với những người khác, những người có mối quan tâm khác (và thường là đối nghịch) với lợi ích của họ (Thompson, 1963: 8-9).

74. Chúng ta phải phân biệt ba cấp độ văn hóa, thậm chí trong định nghĩa chung nhất của nó. Có nền văn hóa đang sống, tồn tại trong một thời gian và địa điểm nhất định, chỉ những người sống ở thời gian và địa điểm đó mới tiếp cận được nền văn hóa đó một cách đầy đủ. Có nền văn hóa được ghi lại, về mọi thứ, từ nghệ thuật cho tới thực tế thường ngày nhất, đó là nền văn hóa của một thời đại. Còn có nền văn hóa của truyền thống chọn lọc, như là yếu tố kết nối nền văn hóa đang sống, tồn tại với nền văn hóa của một thời đại (Williams, 1965: 66).

75. Văn hóa như một trải nghiệm sống

            Tóm lại, đối với Williams, văn hóa được cấu thành bởi:

            - Ý nghĩa được sinh ra bởi những người đàn ông và đàn bà bình thường;

            - Trải nghiệm sống của những người tham gia vào nó;

            - Những văn bản và thực hành được đưa vào bởi mọi con người trong khi sống cuộc đời mình.

            Ý nghĩa và thực hành được sinh ra trên mảnh đất không phải do chúng ta tạo nên thậm chí chúng ta cố gắng để định hình một cách sáng tạo cuộc đời mình. Văn hóa không trôi nổi tự do khỏi những điều kiện vật chất của cuộc sống. Trái lại, đối với Williams:

            Ý nghĩa của nền văn hóa phải được khám phá trong khuôn khổ bối cảnh những điều kiện tạo ra chúng. Theo nghĩa này, văn hóa được hiểu là "một cách tổng thể của đời sống".

76. Sự đánh giá (cao/thấp) không phải là một công việc bền vững đối với nhà phê bình. Thay vào đó, trách nhiệm của họ là mô tả và phân tích việc tạo ra ý nghĩa.

77. Nghệ thuật có thể được hiểu như một phạm trù được tạo ra về mặt xã hội gắn với những ký hiệu bên ngoài và nội tại nhất định.

78. Nghệ thuật không phải là sự sao chép thế giới mà là sự thể hiện riêng biệt được tạo nên về mặt xã hội.

…Nghiên cứu văn hóa phát triển các lập luận xoay quanh những hệ quả xã hội và chính trị của việc tạo nên và phổ biến những sự thể hiện riêng biệt về thế giới.

79. Chúng ta không thể trốn chạy khỏi những đánh giá đạo đức và chính trị, và chúng ta không cần phải tìm cách để làm như vậy. Đời sống con người về cơ bản liên quan đến việc đưa ra quyết định dựa trên những giá trị của mình.

80. Thị hiếu và đánh giá văn hóa vạch ra ranh giới giai cấp, năng lực văn hóa và nguồn vốn văn hóa. (Pierre Bourdieu: 1984).

80."Văn hóa đại chúng" bị hàng hóa hóa của tư bản chủ nghĩa là:

- Không chân thực vì nó không phải được tạo ra bởi "dân tộc đó";

- Lôi cuốn vì mục đích trước tiên của nó là để cho người ta mua;

- Không làm thỏa mãn vì nó chẳng đòi hỏi mấy sức lực để tiêu thụ, và do đó nó không làm phong phú thêm số lượng người tiêu thụ.

80-81. Văn hóa như một sự dối trá đại chúng

(Adorno và Horkheimer) Họ lập luận rằng các sản phẩm văn hóa là những món hàng được tạo ra bởi nền công nghiệp văn hóa, trong khi có mục đích trở nên dân chủ, cá nhân và đa dạng hóa, trên thực tế lại mang tính độc đoán, tuân thủ và được chuẩn hóa cao độ.

(đối với Adorno) Nghệ thuật phê bình là cái không hướng tới thị trường mà là cái thách thức những chuẩn mực về tính dễ hiểu của một xã hội được cụ thể hóa.

82…trường phái Frankfurt bị chỉ trích là nó quá nhấn mạnh đến tính thẩm mỹ và kết cấu bên trong của các sản phẩm văn hóa. Nó nắm lấy phản ứng của khán giả từ phê bình nội tại.

82. (về hoạt động tạo ra ý nghĩa mang tính sáng tạo của người tiêu dùng): Ở đây, người mua trở thành người lắp ghép, chắp vá (bricoleurs). Họ lựa chọn và sắp xếp các yếu tố của mặt hàng vật chất và những ký hiệu có ý nghĩa.

83. Fiske lập luận rằng văn hóa quần chúng được cấu thành bởi những ý nghĩa mà mọi người tạo ra nó chứ không phải những ý nghĩa có thể xác định được trong văn bản.

86. "trong những xã hội tư bản, không có cái gọi là văn hóa dân gian xác thực mà người ta dựa vào đó để đo lường "tính không xác thực" của văn hóa đại chúng. Vậy nên, khóc than cho sự mất đi của những cái xác thực là một việc làm vô bổ trong nỗi hoài cổ lãng mạn" (Fiske, 1989a: 27).

88-89. Tóm lại, đối với chủ nghĩa Mác xít, văn hóa mang tính chính trị bởi vì:

- Nó thể hiện các mối liên hệ xã hội của quyền lực giai cấp.

- Nó tự nhiên hóa trật tự xã hội thành một "thực tế" không tránh khỏi.

- Nó che đậy những mối liên hệ cơ sở của sự bóc lột.

89. Nét đặc trưng của văn hóa

Phần lớn các nhà tư tưởng trong nghiên cứu văn hóa bác bỏ thuyết giản hóa luận kinh tế vì nó quá đơn giản, không mang lại nét đặc trưng riêng nào cho những thực hành văn hóa.

90. Williams: tổng thể và những khoảng cách thay đổi của thực hành

…những mối quan hệ xã hội được gắn vào quá trình lao động tiền lương là tập hợp các mối liên hệ xã hội quan trọng và chủ đạo. Những mối liên hệ và thực hành khác được định ra ở "những khoảng cách thay đổi" so với tập hợp các thực hành trung tâm này cho phép những mức độ quyết định, tự chủ và nét riêng biệt. (…) Theo cách lý luận này, nghệ thuật được tạo ra bởi cá nhân mang tính tự chủ hơn so với truyền hình được sản xuất cho đại chúng.

91. Cấu trúc luận coi văn hóa là tương đương với (hay được cấu trúc giống như) một ngôn ngữ.

98. Tóm lại, diễn ngôn hệ tư tưởng tạo nên các vị thế chủ thể hoặc các vị trí cho chủ thể mà từ đó thế giới có ý nghĩa.

…ý thức giai cấp không phải là một điều không tránh khỏi cũng không phải là một hiện tượng hợp nhất.

99. (Đối với Althusser) hệ tư tưởng tồn tại trong một bộ máy và trong những thực hành liên quan tới nó; do đó ông chỉ rõ một loạt các thể chế "là cơ cấu của các vị trí theo hệ tư tưởng", cụ thể là:

- Gia đình

- Hệ thống giáo dục

- Nhà thờ

- Phương tiện truyền thông đại chúng

100. Quan điểm của Althusser mang định hướng chức năng luận; Đe dọa đưa sự phân tích trở lại với thuyết giản hóa luận kinh tế; Bị kẹp trong vấn đề về sự thật và tri thức.

101. Gramsci, hệ tư tưởng và quyền lãnh đạo

…có một dải những ý nghĩa mà có thể được gọi là ý nghĩa chủ đạo. Quá trình tạo ra, duy trì và tái tạo lại những tập hợp ý nghĩa và thực hành biểu thị quyền uy này, theo Gramsci (1986), được gọi là quyền lãnh đạo.

102. Trong phân tích của Gramsci, hệ tư tưởng được hiểu về mặt các tư tưởng, ý nghĩa và thực hành, những cái mà, trong khi định là sự thật phổ quát, lại là những lược đồ của ý nghĩa duy trì những nhóm xã hội có quyền lực.

103. Hệ tư tưởng và văn hóa quần chúng

Hệ tư tưởng là trải nghiệm sống…nó thường có những ý nghĩa rời rạc của quan niệm thông thường của mọi người vốn cố hữu trong các hình thức thể hiện đa dạng.

Quan niệm thông thường trở thành địa điểm quan trọng của xung đột hệ tư tưởng và cụ thể là, cuộc chiến để hình thành nên "cái tốt".

"Mỗi một trường phái triết học đều bỏ lại đằng sau nó sự lắng đọng của "quan niệm thông thường"; đây là tư liệu về tính hiệu quả lịch sử của nó. Quan niệm thông thường không cứng nhắc và không bất động mà nó liên tục tự biến đổi, tự làm phong phú thêm bằng các tư tưởng khoa học và bằng những ý kiến triết học đã đi vào đời sống hàng ngày. Quan niệm thông thường tạo nên văn hóa dân gian của tương lai, nghĩa là như một giai đoạn tương đối cứng nhắc của tri thức phổ thông tại một thời gian và địa điểm nhất định" (Gramsci, 1971: 362).

104. Đối với Gramsci, một cuộc đấu tranh của khối lãnh đạo đối đầu như vậy cần phải tìm kiếm để đạt được uy thế trong khuôn khổ xã hội dân sự trước khi thực hiện bất cứ nỗ lực nào đối với quyền lực nhà nước. (Cuộc chiến giành vị trí)

105. Phân tích văn bản và phân tích hệ tư tưởng của quảng cáo nhấn mạnh việc bán không chỉ các mặt hàng mà còn bán các cách nhìn ra thế giới. (…) Mua một thương hiệu không chỉ là mua một sản phẩm. Đó còn là việc đi vào các phong cách sống và giá trị.

108. Trong khi Gramsci chỉ nói về hệ tư tưởng của những người có quyền lực, những cách giải thích khác nhìn nhận hệ tư tưởng là cái biện minh cho hành động của tất cả các nhóm người.

111. Khái niệm hệ tư tưởng chỉ nên được hiểu là ''những tư tưởng trói buộc và biện minh'' của bất cứ nhóm xã hội nào. Định nghĩa này về hệ tư tưởng không đòi hỏi một khái niệm nào về sự thật.

Chương 3: Văn hóa, Ý nghĩa, Tri thức: Bước ngoặt ngôn ngữ trong nghiên cứu văn hóa – Những khái niệm cơ bản

113. Ngôn ngữ xây dựng nên ý nghĩa. Nó sắp xếp việc những ý nghĩa nào là có thể hay không thể được chủ thể nói áp dụng trong những hoàn cảnh quyết định.

118. Nội hàm là chỉ ý nghĩa được sinh ra bằng cách kết nối những cái biểu đạt với những mối quan tâm xã hội rộng hơn.

118. Khi nội hàm trở nên được tự nhiên hóa, nghĩa là, được chấp nhận là những cái "bình thường" và "tự nhiên", chúng có vai trò như những lược đồ khái niệm của ý nghĩa, bằng cách đó khiến thế giới thành có ý nghĩa. Đây là những thần thoại.

119. Theo Barthes, thần thoại và hệ tư tưởng hoạt động bằng cách tự nhiên hóa những diễn giải ngẫu nhiên về những con người đặc trưng về mặt lịch sử.

120. Tư tưởng cho rằng ký hiệu có thể có ý nghĩa bền vững, cái được hàm ý bởi tư tưởng bề những cặp nhị nguyên và ngoại biểu, sẽ bị suy yếu trong những công trình sau đó của Barthes, Volosinov/Bakhtin và Derrida.

121. Thay vào việc có một ý nghĩa ngoại biểu bền vững, Barthes ở thời kỳ sau đó nói rằng các ký hiệu là đa nghĩa. (…) Do đó, văn bản có thể được diễn giải theo rất nhiều cách. Ý nghĩa đòi hỏi sự tham gia tích cực của độc giả và năng lực văn hóa mà họ áp dụng lên văn bản – hình ảnh.

121. Bakhtin: mọi cách hiểu đều mang tính đối thoại. Ký hiệu không có những ý nghĩa cố định; thay vào đó, ý nghĩa được sinh ra trong khuôn khổ mối quan hệ hai mặt giữa người nói và người nghe, người đề cập đến và người được đề cập đến.

123. Thuyết hậu cấu trúc luận và tính liên văn bản

123. Thuyết hậu cấu trúc luận bác bỏ tư tưởng về một cấu trúc nền tảng thiết lập nên ý nghĩa. Đối với thuyết hậu cấu trúc luận, không có ý nghĩa ngoại biểu rõ ràng, mang tính mô tả và bền vững; thay vào đó, ý nghĩa luôn luôn bị trì hoãn và biến đổi.

124. "từ thời điểm có ý nghĩa, chẳng có gì ngoài các ký hiệu. Chúng ta chỉ nghĩ bằng các ký hiệu." (Derrida, 1976: 50)

…lời nói cung cấp một bản sắc gữa các ký hiệu và ý nghĩa. Nghĩa là ký hiệu không sở hữu ý nghĩa rõ ràng và cố định.

124. Derrida chỉ ra rằng tự nhiên luôn luôn là một khái niệm trong ngôn ngữ (nghĩa là văn hóa), chứ không phải một tình trạng tinh khiết của sự tồn tại bên ngoài các ký hiệu.

124…chính tư tưởng về ý nghĩa theo nghĩa đen được dựa trên tư tưởng về "chữ cái" (letter), đó chính là chữ viết. Ý nghĩa theo nghĩa đen luôn luôn được củng cố bởi ẩn dụ - cái đối lập hiển nhiên với nó.

125. Theo Derrida, Socrates coi lời nói trực tiếp đi ra từ trung tâm của sự thật và cái tôi. Ngược lại, chữ viết được coi là một hình thức của sự hùng biện và tu từ.

125. Derrida lập luận, việc ưu tiên cho lời nói dựa vào tư tưởng không thể biện minh được rằng có sự tiếp cận trực tiếp với sự thật và ý nghĩa bền vững. Tư tưởng này là sai lầm bởi vì, trong việc thể hiện một sự thật mà "tồn tại" bên ngoài sự thể hiện, người ta cần phải thể hiện lại nó. Nghĩa là không thể có sự thật hay ý nghĩa nằm bên ngoài sự thể hiện. Không có gì khác ngoài các ký hiệu.

126. Việc tạo ra ý nghĩa trong quá trình biểu đạt liên tục bị trì hoãn và được bổ sung.

127. Ý nghĩa lưu thông mà không có bất cứ nguồn hay đích đến có căn cứ tuyệt đối nào. Lý trí không thể cố định và xác định ý nghĩa của các khái niệm.

128. không có gì bên ngoài văn bản hoặc không có gì ngoài các văn bản.

128. Tư tưởng về viết đóng một vai trò quan trọng trong nghiên cứu của Derrida.

- Viết được nhìn nhận không phải là thứ yếu so với lời nói (như ý nghĩa tự hiện hữu) mà là một phần quan trọng của lời nói và ý nghĩa.

- Những tuyên bố về ý nghĩa và sự thật luôn luôn phụ thuộc vào viết. Chúng chịu những tuyên bố tu từ, ẩn dụ và các chiến thuật của việc viết.

128. Giải cấu trúc nghĩa là tách rời ra, làm lại, với mục đích tìm kiếm và trình bày những giả định về một văn bản.

129. Giải cấu trúc tìm kiếm để phơi bày những điểm không rõ ràng của văn bản. Đây là những giả định chưa được biết đến mà thông qua đó những điểm rõ ràng hoạt động. Điều này bao gồm cả những địa điểm, nơi mà chiến thuật tu từ của một văn bản hoạt động chống lại logic của lập luận của chính nó, nghĩa là, sự căng thẳng giữa điều một văn bản định nói và điều nó bị buộc phải nói.

132. Thực hành diễn ngôn

132. Đối với Derrida, ý nghĩa có khả năng sinh sôi nảy nở thành vô tận. Ngược lại, Foucault khám phá các cách thức mà ý nghĩa tạm thời ổn định hay quy định thành diễn ngôn. Việc lập trật tự ý nghĩa này đạt đến thông qua hoạt động của quyền lực trong thực hành xã hội. Đối với Foucault, diễn ngôn "hợp nhất" cả ngôn ngữ và thực hành.

138. Giải cấu trúc chủ nghĩa Mác xít

138. Laulac và Mouffe đặc biệt phê phán về thuyết bản chất luận, duy bản luận (foundationalism) và giản hóa luận của chủ nghĩa Mác xít. Họ bác bỏ tư tưởng rằng có những khái niệm thiết yếu, phổ quát (ví dụ như giai cấp, lịch sử, phương thức sản xuất) mà nói tới những thực thể không thay đổi trên thế giới.

138. Trong chủ nghĩa Mác xít, giai cấp được quan niệm là một bản sắc thống nhất cơ bản giữa cái biểu đạt và một nhóm đặc trưng những người cùng chia sẻ các điều kiện kinh tế - xã hội. Ngược lại, Laclau và Mouffe nhìn nhận giai cấp như hệ quả của diễn ngôn. Giai cấp không đơn thuần là một thực tế kinh tế khách quan, mà là một vị trí chủ thể tập thể được hình thành về mặt diễn ngôn. Ý thức giai cấp không phải là một điều không thể tránh được mà cũng không phải là một hiện tượng thống nhất. Các giai cấp, trong khi cùng có chung những điều kiện tồn tại nhất định, không tự động hình thành một ý thức giai cấp cốt lõi thống nhất. Thay vào đó, giai cấp bị cắt chéo bởi những quyền lợi mâu thuẫn, bao gồm cả những quyền lợi về giới tính, chủng tộc và độ tuổi. Do đó, chủ thể không phải là những tổng thể nhất thể. Chúng là những chủ thể rời rạc, những nắm lấy những vị trí chủ thể đa nguyên.

145. Ngôn ngữ như sự sử dụng: Wittgenstain và Rorty

146. Ngôn ngữ là hành động và là cái dẫn dắt đến hành động.

148…ngôn ngữ tốt nhất không nên được mô tả như một hệ thống chặt chẽ hay tập hợp các mối liên quan cấu trúc, mà nên được mô tả như sự dàn xếp của những dấu vết và tiếng động để phối hợp hành động và để thích nghi với môi trường.

149. (Theo Lyotard) Triết lý hậu hiện đại bao trùm những tri thức địa phương, đa nguyên và không đồng nhất. Nó bác bỏ những câu chuyện siêu hình hay những câu chuyện giải thích tổng thể lớn (đáng chú ý là chủ nghĩa Mác xít). Trong cách diễn giải này hàm ý "tính không thông ước được" hay tính không thể chuyển đổi của các ngôn ngữ và văn hóa.

149. Rorty: Chúng ta có thể học được những kỹ năng của ngôn ngữ để khiến cho việc giao tiếp giữa các nền văn hóa trở thành có thể.

151. Rorty và tính ngẫu nhiên của ngôn ngữ.

151. Rorty: con người sử dụng tiếng động và những ký hiệu mà chúng ta gọi là ngôn ngữ để phối hợp hành động và thích nghi với môi trường.

151. Không có điểm tựa, mà từ đó người ta có thể, một cách độc lập, chứng thực sự thật của mô tả cụ thể về thế giới (nếu sự thật được coi là sự tương ứng giữa thế giới và ngôn ngữ).

151. Cũng không có điểm lợi thế như của Chúa trời để từ đó khảo sát thế giới và ngôn ngữ nếu chúng ta cố gắng thiết lập nên mối quan hệ giữa chúng.

151. Chúng ta không thể đưa ra tuyên bố về một sự thật phổ quát mà chỉ có thể đưa ra tuyên bố về một sự bào chữa.

152. (Rorty): Chúng ta cần phải phân biệt giữa tuyên bố rằng thế giới ở ngoài đó và tuyên bố rằng sự thật ở ngoài đó. Nói rằng thế giới ở ngoài đó, rằng đó không phải là sự sáng tạo của chúng ta, nghĩa là nói bằng lý trí thông thường, rằng phần lớn các vật trong không gian và thời gian là hệ quả của những nguyên nhân mà không bao gồm trạng thái tư duy con người. Nói rằng sự thật không ở ở ngoài đó chỉ đơn giản là nói rằng ở đâu không có các câu, ở đó không có sự thật, rằng câu là yếu tố của ngôn ngữ con người, và rằng ngôn ngữ con người là những sự sáng tạo của con người. Sự thật không thể ở ngoài đó – nó không thể tồn tại một cách độc lập bên ngoài tư duy con người – bởi vì các câu nói không thể tồn tại như vậy, hay ở ngoài đó. Thế giới ở ngoài đó, nhưng những mô tả về thế giới thì không. Chỉ những mô tả về thế giới có thể là sự thật hay giả dối. Thế giới là tự bản thân nó – không được trợ giúp bởi những mô tả về hoạt động của con người – không thể.

152. Sự thật như sự chấp thuận xã hội

152. Rorty tin rằng phần lớn những niềm tin mà chúng ta tuyên bố là "sự thật" thực sự là "có thật". Tuy nhiên, từ "có thật" không nói tới sự tương ứng giữa ngôn ngữ và hiện thực. Thay vào đó, nói rằng phần lớn những niềm tin của chúng ta là có thật tức là nói rằng chúng ta đồng ý với những người khác về đặc tính của một sự kiện.

153. Sự thật là một sự chấp thuận. Nó là cái mà chúng ta coi là tốt.

154. Sự cần thiết tự hỏi chúng ta những câu hỏi về việc chúng ta muốn trở thành người như thế nào xuất phát từ thực tế rằng không có sự thật siêu việt và không có Chúa trời siêu việt có thể trả lời câu hỏi này cho chúng ta. Chúng ta hỏi những câu hỏi về bản thân với tư cách là các cá nhân – tôi muốn trở thành ai? – và những câu hỏi về mối liên hệ của chúng ta với những con người khác – tôi sẽ có mối quan hệ như thế nào với những người khác? Đây là những câu hỏi thực tế, gợi ra những câu trả lời có giá trị chính trị.

155. Chúng ta không cần những nền tảng phổ quát để công nhận giá trị của những giá trị chính trị hay hành động chính trị. Thay vào đó, những công cuộc chính trị cần phải được bào chữa về mặt chủ nghĩa thực dụng liên quan tới những giá trị của chúng ta.

155. Văn hóa như một cuộc đối thoại: có những giới hạn cho sự tương đương giữa văn hóa và cuộc đối thoại. Những nội hàm thường được hiểu của "cuộc đối thoại" có thể dẫn chúng ta tới việc ưu tiên giọng nói tường thuật so với hành động, ưu tiên những cái nói bằng miệng hơn so với cái mang tính trực quan, và ưu tiên lời nói hơn cơ thể.

156. Văn hóa như thực hiện: chúng ta cần phải thoát khỏi tư tưởng cho rằng việc thực hiện cần phải là hệ quả của ý định. Thay vào đó, những câu chuyện của chúng ta mang tính thể hiện ở chỗ chúng thể hiện và cấu thành cái mà chúng định mô tả.

Ẩn dụ (thực hiện) liên đới tới:

- Ngôn từ và hình ảnh

- Từ ngữ và cơ thể

- Trạng thái tĩnh và sự chuyển động

- Hiện vật và không gian

- Văn bản viết và ứng tác

- Ý đinh và mô tả

156. Giống như mọi ẩn dụ, ngôn hành phù hợp với một số mục đích hay đối tượng này hơn là những mục đích hay đối tượng khác.

158. Tri thức không phải là vấn đề có được bức tranh chính xác về hiện thực. Thay vào đó, nó là vấn đề học cách đấu tranh để chiến thắng thế giới trong sự theo đuổi những mục đích đó.

159. Khái niệm ý nghĩa là cốt lõi đối với việc giảng giải văn hóa. Nghiên cứu văn hóa nghĩa là khám phá cách ý nghĩa được tạo ra về mặt biểu tượng trong ngôn ngữ như một hệ thống biểu đạt. Ở đây, ý nghĩa được sinh ra thông qua điểm khác biệt, mối liên quan của một cái biểu đạt với cái khác, chứ không phải thông qua sự tham chiếu đến những thực thể cố định trong một thế giới khách quan độc lập.

159. Ý nghĩa không bao giờ bị cố định mà luôn luôn chuyển động và liên tục được bổ sung.

159. Tuy nhiên, trong thực hành xã hội, ý nghĩa tạm thời ổn định.

- Đối với Wittgenstein, điều này xảy ra thông qua sự sử dụng ngôn ngữ, quy ước xã hội và việc gắn các từ vào những câu chuyện thực tế.

- Đối với Rorty, nó kéo theo việc sản xuất ra những "từ vựng cuối cùng" ngẫu nhiên.

- Đối với Foucault, đó là việc sức mạnh điều chỉnh ý nghĩa thành diễn ngôn và sự hình thành diễn ngôn.

Trong bất cứ trường hợp nào, văn hóa là vấn đề thực hành cũng như là vấn đề ý nghĩa. Hay đúng hơn, ý nghĩa được sinh ra trong thực hành và thông qua thực hành.

Văn hóa còn là vấn đề tình cảm.

Chương 4: Sinh học và văn hóa – Những vấn đề về thuyết giản hóa luận và tính phức tạp

161. Kết hợp có hiệu quả cả nghiên cứu văn hóa và sinh học tiến hóa làm sụp đổ một loạt phân biệt nhị nguyên như trí óc và cơ thể, văn hóa và sinh học, nhận thức và tình cảm.

162. Vấn đề giản hóa luận:

- Các tác giả trong lĩnh vực này tìm kiếm để chống lại sự giản hóa văn hóa thành những yếu tố kinh tế. Điều này diễn ra trên cơ sở hiểu văn hóa không thể mang hình thức của riêng giải thích kinh tế, bởi văn hóa có những hình thức riêng biệt và những cơ chế hoạt động riêng biệt của nó.

- "Giải cấu trúc" sự đối lập giữa tự nhiên và văn hóa từ cả hai phía: Một mặt, văn hóa là sản phẩm tự nhiên của việc con người học hỏi và thích nghi trong môi trường tự nhiên và của tổ tiên để lại. Nhưng mặt khác, tự nhiên không chỉ là khái niệm trong ngôn ngữ (và không phải là một trạng thái tinh khiết của việc nằm bên ngoài các ký hiệu), mà thế giới tự nhiên chịu ảnh hưởng của tri thức và bản năng con người.

162. Các hình thức giản hóa

- Thuyết giản hóa luận sinh học có thể được hiểu là có những đặc điểm bất biến trong khả năng thiên phú di truyền của con người mà những đặc điểm đó

 

 

 

 

 

350. Bản sắc dân tộc là một hình thức đồng nhất hóa với sự thể hiện về những trải nghiệmlịch sử chung. Những cái này được kể lại qua các câu chuyện, văn học, văn hóa phổ thông và phương tiện truyền thông.

- Những câu chuyện về tính dân tộc nhấn mạnh các truyền thốngtính liên tục của dân tộc như nó nằm "trong bản chất của các sự việc". Chúng thường nhấn mạnh một thần thoại nền tảng về nguồn gốc tập thể. => điều này vừa thừa nhận vừa tạo ra mối liên kết giữa bản sắc dân tộc và một dân tộc độc đáo, tinh khiết hay truyền thống "dân gian".

STT

Danh mục ký hiệu/diễn ngôn

 kiến tạo bản sắc dân tộc

Truyền thông

Ghi chú

1

Câu chuyện

 

 

2

Biểu tượng

 

 

3

Hình tượng

 

 

4

Nghi lễ

 

 

5

Tín ngưỡng

 

 

6

Phong tục

 

 

7

Nghệ thuật

 

 

8

Sự kiện

 

 

9

Ngôn ngữ

 

 

10

Văn bản

 

 

 

350. Cộng đồng được tưởng tượng

- Các bản sắc dân tộc được liên kết bên trong với các hình thức của sự liên lạcđược cấu thành bởi các hình thức của sự liên lạc.

351. Anderson (1983):

- "Dân tộc" là một cộng đồng được tưởng tượng ra và bản sắc dân tộc là một cách cấu trúc được ghép lại thông qua các biểu tượngnghi lễ trong mối liên quan đến các phạm trù lãnh thổ và hành chính.[TH1] 

+ Dân tộc được tưởng tượng ra vì các thành viên không bao giờ biết hết nhau nhưng trong tâm trí mỗi người hình ảnh về nhóm của họ vẫn sống.

+ Dân tộc được tưởng tượng là có giới hạn vì vẫn có những biên giới có giới hạn.

+ Nó được tưởng tượng là có quyền tối cao vì khái niệm đó được sinh ra trong một thời đại mà trong đó sự khai sáng và cách mạng phá hủy tính hợp pháp của lĩnh vực triều đại theo tôn ti trật tự, được sắp xếp một cách rõ ràng.

+ Nó được tưởng tượng là một cộng đồng bởi vì, bất kể tính bất bình đẳng và sự bóc lột thực sự có thể thịnh hành trong mỗi dân tộc, dân tộc luôn luôn được quan niệm như tình bằng hữu sâu sắc theo chiều ngang.

- Truyền thông trợ giúp việc xây dựng ngôn ngữ chunggiúp cho xây dựng sự thừa nhận chung về thời gian (thời hiện đại thì thông qua lịch và đồng hồ). => Khuyến khích chúng ta tưởng tượng sự việc xảy ra đồng thời của các sự kiện qua những dải thời gian và không gian rộng lớn. Điều này đóng góp vào khái niệm dân tộc (là cái lịch sử chung) và vị trí của nhà nước trong khuôn khổ một hệ thống toàn cầu được phân bố về mặt không gian.

Nhận xét:

- Cảm thức chung và ngang hàng, chia sẻ cả không gian và thời gian cụ thể - cái làm ra sự phân biệt chúng ta và chúng nó. Trên truyền thông, một bản tin hàng ngày sẽ phải điểm ra trên bề mặt là những sự kiện của chúng ta, có liên quan đến chúng ta, trong không gian của chúng ta – mà ở đó ẩn hiện vai trò quyền lực của nhà nước[TH2] . Nói cho cùng thì chủ nghĩa dân tộc là để biện minh cho tính chính danh của quốc gia, quyền lực nhà nước.

- Làm sao để biết dễ nhất về cái chung của chúng ta? Chính là cách giải quyết cùng nhau một vấn đề chung – mục tiêu chung thì càng tốt. Thứ mục tiêu mà chỉ có nguồn lực cấp độ dân tộc mới giải quyết được. Biến mọi vấn đề được nhắc đến thành vấn đề chung. Nhất là trong sự đối chiếu với các giá trị chung.

- Hiện tượng về quê khi phong tỏa bởi đại dịch: vấn đề chung, nhưng đã bộc lộ những vấn đề riêng khiến cá nhân phải ra quyết định về nơi mà mình thuộc về.


 [TH1]

 [TH2]

Không có nhận xét nào: