(Adrian Poole. Đinh Hồng Phúc dịch. Nxb Tri Thức, 2012)
17. Với Milton, bi kịch không phải là cái gì xảy ra hằng ngày.
- Nó là một ý niệm được gắn với một hình thức kịch đặc biệt được trình diễn vào những thời điểm và nơi chốn đặc biệt: trong những buổi lễ hội tôn giáo của người Athens cổ đại và trong triều đình của những ông vua và những nhà quý tộc hiện đại.
18. Những dịp đặc biệt, những con người đặc biệt: bi kịch đã mô tả số mệnh của những người đàn ông và đàn bà danh tiếng – các nhân vật truyền thuyết thần thoại như Oedipus và Medea – bằng lời văn cao nhã.
19. Bi kịch bao giờ cũng được quý trọng nhưng mong manh, như thể có cái gì đó nguy hiểm sẽ chiếm lấy nó hay thoát khỏi nó. Tốt hơn là hãy gạt những thằng hề - kẻ tầm thường và kẻ bỉ lậu – ra.
21. Vì con người luôn bị đe dọa rơi trở lại kiếp thú, cho nên tính thuần túy của bi kịch xét như là một thể loại luôn bị đe dọa từ “những kẻ bên dưới” của nó.
21. (thời cận đại) cái ý tưởng cho rằng bất cứ ai cũng có thể là chủ thể của bi kịch mới thực sự có ảnh hưởng. “Bi kịch” không mất đi bất cứ ý nghĩa nào. Từ này vẫn tạo ra sự cao quý, hàm ý đến thanh danh và ngụ ý đến phẩm giá. Nó tuyên bố rằng tai ương này là khác thường, là chủ đề của các tít báo. Nhưng các tít báo kéo dài được bao lâu? Và ngày nay, nếu không có những bức hình thì nó hầu như không có gì gọi là tin tức cả. Điều này khiến người ta ngẫm nghĩ về các bi kịch lúc nào cũng có thể được nghe, được đọc và được ghi hình lại – và về những bi kịch sẽ không bao giờ xảy ra.
23. (những mô tả của Aristotle) những tình tiết truyện được xây dựng hay nhất để khơi dậy niềm tiếc thương và nỗi kinh hoàng, “những xúc cảm có khả năng bị khuấy động mạnh nhất khi một sự việc xảy ra đầy bất ngờ lại có nguyên nhân bởi sự việc khác”: nghĩa là, các tình tiết vừa gây ngạc nhiên vừa hợp logic.
23. Hơn 200 năm qua, bi kịch được giải phóng khỏi lĩnh vực nghệ thuật, nhưng nó không từ bỏ lĩnh vực này.
23. Tin tức mang bi kịch đến tận nhà chúng ta.
- đáng chú ý nhất là ở cách nó nêu ra câu hỏi về “những cái ngẫu nhiên có tính bi kịch”
25. Quan niệm hiện đại về tính Ngẫu nhiên vs May rủi – Số Mệnh – Số phận
(…)
163. Lời nói, lời nói, lời nói
Im lặng có thể là đẹp, hạnh phúc, anh hùng, thống khổ, gây não lòng. Điều ấy phụ thuộc vào việc sự im lặng của ai và vào lúc nào. Nó cũng phụ thuộc vào từ ngữ và âm thanh, đáng mong ước và đáng sợ, mà ta có thể nghe, hoặc nói ra và không nói.
164. Điều cốt yếu là các hành động chứ không phải các hoàn cảnh – tức hành vi im lặng và bị làm cho im lặng, từ chối nói, ngăn cản việc nói.
Đau đớn hơn, còn có sự im lặng giữa những con người thân tình vốn phải có khả năng thoải mái trao đổi lời nói.
166…về sự chịu đựng đã diễn ra mà không được ai chú ý, không được nghe, không được ghi chép lại.
178. Nói được lên lời ngay giữa đam mê – tức giận, ham muốn, sầu khổ - thật đáng mơ ước biết bao, thế nhưng khi chúng ta gặp nó trong thực tế, nó thường có vẻ bề ngoài, một lời nói chót lưỡi đầu môi và khéo miệng mà thôi.
184. Ở đâu có bi kịch, ở đó có một mức độ đo lường âm thanh. Nó phụ thuộc vào cảm thức xa xưa nhưng bền bỉ về vị trí của con người giữa thần thánh và thú vật – chứ không chỉ giữa việc ta phần nào chia sẻ bản tính của cả hai. Khi chúng ta nhìn lên, ta hình dung mình đang trò chuyện với các thiên thần…Bất kể niềm tin tôn giáo của họ là gì, các nhân vật chính vĩ đại trong bi kịch Hy Lạp, trong Marlowe, Shakespeare, và Racine, đều nỗ lực bay vút trên đôi cánh lời nói của họ, ở trên cao hơn những kẻ khác, ở trên dòng dõi, sự tầm thường, sự dại dột. Bi kịch tôn vinh những khát vọng cao vời ấy, nhưng cũng trừng phạt chúng.
185. Tiếng kêu thống khổ giáng cấp ta xuống hàng thú vật…Đây là lí do tại sao những lời cảm thán vì nỗi đau không thốt thành lời được mang vào trong kết cấu của bi kịch lại là quan trọng.
186. “Nhịp điệu, hình thức thông thường trong thi ca giống như cái mặt nạ cho phép ông vượt khỏi tiếng kêu thét như một phản ứng trước các sự kiện mà trong cuộc sống thường ngày sẽ khiến bạn phải thét lên.” (Tony Harrison).
Vượt khỏi tiếng thét, tức là các thách thức: không chỉ để cất tiếng nói lên sự thống khổ của các nạn nhân, mà còn tạo ra cái mặt nạ cho nghệ thuật thông qua đó họ có thể nói và nhờ đó họ được nhìn thấy và nghe thấy.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét