Thứ Bảy, 7 tháng 9, 2024

Carnet. Gen: Lịch sử và tương lai nhân loại

 (661)

1. Gen là đơn vị thông tin di truyền cơ bản 

2. Mật mã di truyền là phổ quát

3. Các gen ảnh hưởng đến hình hài, chức năng hoạt động và số phận, nhưng những ảnh hưởng này thường không xảy ra trong tỷ lệ 1:1 (Nhiều gen, môi trường và sự tình cờ)

4. Các biến dị gen góp phần tạo nên những biến dị về đặc điểm, hình thái và hành vi.

5. Khi chúng ta tuyên bố tìm thấy "những gen" tạo ra những đặc điểm hay chức năng nhất định ở người, đó là kết quả của việc xác định đặc điểm ấy một cách bó hẹp. 

6. Thật vô nghĩa lý khi nói về "nhân tố tự nhiên" hay "sinh dưỡng" trong ý nghĩa tuyệt đối hay trừu tượng.

(gen và môi trường = tự nhiên và sinh dưỡng)

7. Mỗi thế hệ người sẽ sản xuất những biến dị và đột biến; đó là một phần không thể tách rời bản chất sinh học của chúng ta. (Bình thường là phản đề của tiến hóa)

8. Nhiều bệnh tật ở người - bao gồm vài căn bệnh trước kia chừng liên quan tới chế độ ăn uống, sự phơi nhiễm độc hại, môi trường, và yếu tố may rủi - thật ra chịu tác động mạnh mẽ hoặc có nguyên nhân từ gen. (hầu hết là đa gen, khó kế thừa)

9. Mỗi "bệnh" di truyền là sự bất tương hợp giữa hệ gen của cơ thể và môi trường sống của nó.

10. Trong những trường hợp ngoại lệ, sự bất tương hợp về di truyền có thể sâu sắc đến nỗi chỉ những biện pháp bất thường, như chọn lọc di truyền, hay những can thiệp di truyền có định hướng, là chính đáng.

11. Không có gì trong các gen hay hệ gen khiến chúng tự nhiên kháng cự lại sự thao túng về mặt hóa chất và sinh học. (không giới hạn biến đổi trạng thái)

12. Bộ ba lý do cân nhắc - sự thống khổ cùng cực, những kiểu gen có độ thâm nhập cao, và những can thiệp chính đáng - cho đến nay đã ước thúc những nỗ lực can thiệp vào vận mệnh của chúng ta.

13. Lịch sử lặp lại chính nó, phần nào vì hệ gen cũng lặp lại chính nó. Và hệ gen lặp lại chính nó, phần nào vì lịch sử lặp lại chính nó. (chọn lọc tự nhiên là 1 quá trình phi ngẫu nhiên)

(Lược ghi Những bài học khoa học, triết học, đạo đức của hệ gen tương lai. Siddhartha Mukherjee)

Không có nhận xét nào: