Thứ Tư, 15 tháng 8, 2012

Đọc Nhận diện quyền lực - Noam Chomsky.p1

Với một tác giả thời danh và dễ gây tranh cãi như Noam Chomsky thì tốt nhất hãy tạm sử dụng cách chép lại, sắp xếp lại những luận điểm chính để thành một mạch lạc. Tất nhiên việc cắt dán tự nó đã có tính chủ quan (thì đã đành là tôi đọc tôi thấy thế), nhưng chẳng phải việc biên tập lại các đối thoại và ẩn đi tên người đối thoại cũng như ngữ cảnh của nó như lối cuốn sách làm đã là một lần khúc xạ? Tôi chỉ thêm vào tên các mục nhỏ và một câu chuyển. Các trích dẫn là vắn tắt tinh thần, nhưng có thể xem nguyên văn theo số trang trong ngoặc.
-------------------------

1. Truyền thông thao túng người dân qua chương trình nghị sự

- Cái cách mà trong đó những vấn đề được xây dựng cho chúng ta trong truyền thông và trong nền văn hóa chính trường chứa đựng nhiều giả định và tiền giả định đến mức bạn sẽ bị mắc bẫy nếu bạn tham gia vào một cuộc thảo luận về chúng. (419)

- (Về chủ nghĩa phản trí thức): không phải phản trí thức mà là phi chính trị hóa - nếu trí thức là những người đang sử dụng đầu óc của mình - suy nghĩ về sự vật, tranh luận về sự vật. (149)

- (Thể thao có nhiều khán giả): khán giả am hiểu sâu sắc về chuyên môn - liên tưởng đến những gì xảy ra ở những nền văn hóa không có chữ viết, không có công nghệ cao - bằng cách này hay cách khác, mọi người đều muốn sử dụng trí tuệ của mình. Vì vậy các bạn dành nhiều trí tuệ, tư duy và sự tự tin vào đó (thể thao). Chúng là một cách để hình thành chủ nghĩa sô-vanh bằng sự trung thành phi lý - sự trung thành sẽ chuyển sang lĩnh vực khác - khía cạnh cực kỳ phản xã hội trong tâm lý con người. Vai trò xã hội của nó là hướng quảng đại quần chúng chệch hướng khỏi vấn đề. (153)

- Thủ thuật tước quyền: Làm cho có vẻ những người vĩ đại làm mọi việc. (275)

Ai chủ trương việc đó? "Công ty Mỹ" - duy trì hệ thống quyền lực. Ai chịu thiệt? Đại chúng, người nghèo, xã hội - ra ngoài quá trình ra quyết định.

- Hệ thống tư bản do các công ty thống trị về cơ bản chống lại dân chủ. (211)

2. Mỹ chống ai? (Mỹ = Công ty Mỹ)

- (1958) Kẻ thù của Mỹ là chủ nghĩa dân tộc Ả rập cấp tiến: các nước độc lập, theo đuổi một tiến trình khác. (190)

- Khi các nước thuộc thế giới thứ 3 theo đuổi đường lối độc lập - (không còn là thị trường, nơi cung cấp tài nguyên, nhân công) - (Mỹ) thúc đẩy chạy đua vũ trang - quân sự - công nghệ cao - bán vũ khí (215)

- 50% mậu dịch của Mỹ là ở trong nội bộ của các công ty Mỹ - giảm mậu dịch - không phải là những sự tương tác trao đổi thị trường (406)

- Kinh tế Mỹ tăng trưởng thấp nhưng lợi nhuận tăng vọt. (538)

- Những người đầu cơ tài chính không muốn có sự tăng trưởng - họ muốn ổn định vì sự lạm phát (từ tăng trưởng cao) làm mất giá đồng tiền. Hệ thống kinh tế tăng trưởng thấp làm đồng lương nhân công thấp mà lợi nhuận cao. (540) "Chính sách được cách li với chính trị".

3. Không có Công lý, luật pháp!

- "Nếu có thể chúng tôi hành động đa phương, nếu cần thiết chúng tôi sẽ hành động đơn phương" Madeleine Albright. (223)

- Nguyên tắc can thiệp quân sự: không bao giờ tấn công kẻ nào có thể chống lại. (227)

- Người dân ủng hộ (can thiệp quân sự) hầu hết bởi vì các cuộc can thiệp xảy ra rất nhanh và thành công -  (chủ nghĩa yêu nước quá khích) và do họ không có thông tin về những gì xảy ra. (224).

- Khi bạn đưa lực lượng quân sự nước ngoài vào nước khác, họ sẽ sớm phải chiến đấu với dân chúng địa phương. (242)

- Can thiệp quân sự cần hoàn toàn nhanh chóng và hiệu quả nếu không sẽ làm sụt giảm sự ủng hộ chính trị (350)

- (Isarel là quốc gia đánh thuê cho Mỹ). "khát vọng của người Zion" Ben Gurion: Bây giờ ở chừng mực nào đó chúng ta dừng bước nhưng rồi bằng cách nào đó cuối cùng chúng ta sẽ chiếm tất. (201)

- (Quan hệ Mỹ-Indonesia 1970s). Vụ Đông Timor: mỏ dầu trong vùng lãnh hải. (424) Năm 1993 Indonesia dẫn đầu phong trào không liên kết: đã rút nghị quyết về tính pháp lý của vũ khí hạt nhân (432)

- (Về nguy cơ từ Liên Xô): Mỹ vẫn cần những chính sách tương tự để bán vũ khí cho Thế giới thứ 3.

- Phê phán vai trò của Ngân hàng Thế giới (234) Những chính sách tài chính tồi tệ - điều chỉnh cơ cấu cải cách (254)

- Tư tưởng thị trường tự do: lập luận chống lại chi phí xã hội và người nghèo (369)

- WB và IMF: "điều chỉnh cơ cấu" - đặt vào tình trạng bị thâm nhập và bị kiểm soát bởi nước ngoài. (371)

- Nước Anh dẫn đầu cuộc cách mạng công nghiệp vì họ đã sử dụng bạo lực để đẩy người dân ra khỏi mảnh đất của họ nhiều hơn ở các nước khác - Loại bỏ ra khỏi đầu người dân các ý nghĩ cho rằng họ có quyền sống cơ bản (364)

- Viện trợ cho Ấn Độ chỉ khi họ sử dụng hydro carbon của Tây Âu (254).

4. Thể chế cực quyền nhất trong lịch sử - thể chế công ty

- Liên Xô là mô hình CNTB nhà nước tập trung.(212)

- Tuyên truyền của kháng chiến ở Pháp và ở Italia (238)

- Karl Max: CNXH giải quyết vấn đề thuộc phần "con" đưa đến chỗ đối diện phần "người". (289)

- Trung Quốc: xã hội tàn bạo, đất nước tàn bạo. (419)

- (Mỹ và TQ): tỷ lệ tổng dân chúng vào tù. (419)

- Các quốc gia Đông Á là nền kinh tế phát xít - nhà nước tổ chức điều hành trong sự cộng tác với tập đoàn. (284)

5. Đó là vấn đề của thời đại

a. Hệ thống:

- Toàn cầu hóa: không có sự lựa chọn cho người nghèo (lao động chân tay giản đơn).

- Hệ thống tư bản do các công ty thống trị về cơ bản chống lại dân chủ. (211)

- Nhà nước không phải là những tác nhân đạo đức, chúng là công cụ của quyền lực hành động vì lợi ích các tổ chức quyền lực nội tại nhất định trong xã hội. (241)

- Nền dân chủ công nghiệp trái ngược với chủ nghĩa tư bản công ty (281)

- Chế độ nô lệ tiền lương là không thể dung thứ (284)

- Có một áp lực rất lớn để thích hợp trong nhóm - Sự loại trừ: bạn không còn là một phần của sự việc mà thôi. (285)

- Tivi tạo ra nhu cầu - dồn ép người dân vào tình thế gọi là bản chất của họ. Bất đồng chính kiến bị tảng lờ và bị phỉ báng. (297)

- Tin tình báo được truyền thông qua những người truyền tin cuồng tín về tư tưởng. (301)

- Alexis de Tocqueville: bạn có thể có 1 hệ thống trong đó "nghệ thuật tiến bộ nhưng nghề thủ công thụt lùi" - phi nhân văn. (Nghề thủ công: con người đầy đủ, kiểm soát việc họ làm nhưng ít hiệu quả về mặt kinh tế) (321)

- Không có những quy luật kinh tế học/lịch sử rõ ràng (331)

- Kinh tế học cổ điển: lao động cơ động, tư bản bất động - nay: lao động bất động (do hạn chế cư trú), tư bản cơ động (công nghệ). (366)

- Tư tưởng thị trường tự do: lập luận chống lại chi phí xã hội và người nghèo (369)

- Các quyền là mâu thuẫn: quyền không phải là một hệ tiên đề, vì vậy có mâu thuẫn giữa chúng - người ta phải thực hiện những xét đoán của riêng mình. - phải cho phép nhiều cách khác nhau (397)

- Internet: từ quan điểm quyền lực nó quá dân chủ. Mặt khác: nó làm người dân chệch hướng và phân tán: các bạn ngồi trước màn hình máy tính một mình/đẩy tình cảm con người ra khỏi con người. Họ gửi cho các bạn bất kỳ ý tưởng nào mà họ thậm chí chưa nghĩ kỹ, bất kỳ lúc nào họ bị thôi thúc. (401)

- Hiệp định tự do thương mại GATT/NAFTA: nó có hại cho những công nhân có tay nghề nửa vời (70% lao động). Nó sẽ làm cho nhiều người trở nên vô dụng nhìn từ quan điểm lợi nhuận. (404)

- Quyền sở hữu trí tuệ: tăng thời gian độc quyền. Rào cản đổi mới, tiến bộ công nghệ. Các công ty xuyên quốc gia sẽ độc quyền các công nghệ của tương lai. (406)

- 50% mậu dịch của Mỹ là ở trong nội bộ của các công ty Mỹ - giảm mậu dịch - không phải là những sự tương tác trao đổi thị trường (406)

- Cuối cùng cần thiết một sự phá vỡ hệ thống quốc gia nhà nước đặc biệt không có mối quan hệ với cách sống của con người được thiết lập bằng vũ lực. (450)

- Công ty tầm trung tạo ảnh hưởng đến bang: đe dọa chuyển sản xuất. Chuyển quyền lực (phân quyền) - chuyển sang tư nhân. (497)

- Cái có cơ sở pháp lý là vấn đề của quyền lực, không phải luật pháp. (496)

- (1994): ước lượng 14.000 tỷ USD dùng vào đầu cơ - tự do chuyển từ nền kinh tế này sang nền kinh tế khác: áp đảo tài chính quốc gia - ít lựa chọn cho các chính phủ xây dựng chính sách.(538) Cách mạng công nghệ viễn thông - chuyển tiền dễ dàng: tiền ở NY ban ngày ban đêm sang Tokyo - công ty quốc tế hầu như có quyền phủ quyết công việc của bất kì chính phủ nào. (538)


- Kinh tế Mỹ tăng trưởng thấp nhưng lợi nhuận tăng vọt. (538)

- Những người đầu cơ tài chính không muốn có sự tăng trưởng - họ muốn ổn định vì sự lạm phát (từ tăng trưởng cao) làm mất giá đồng tiền. Hệ thống kinh tế tăng trưởng thấp làm đồng lương nhân công thấp mà lợi nhuận cao. (540) "Chính sách được cách li với chính trị".




2 nhận xét:

Nhị Linh nói...

nhanh quá nhỉ là nhanh :)

Tung H nói...

Vầng, hứa với bác rồi tôi sẽ chống Tàu bằng Chomsky kết hợp Kim Dung ^^