Thứ Tư, 27 tháng 6, 2012

Song thoại đối chiếu. Ghi chép về Sự lũng đoạn của lá cải

1.
Titi: Trong cơ quan nhà nước như bên chị, mục tiêu chính của truyền thông không phải sự thật, không phải sự công bằng mà là tôn vinh sự ổn định, lấy sự an toàn lên hàng đầu. Người làm an toàn, xã hội an toàn... đó là mục tiêu rõ ràng và rất xác đáng. (Nghe có vẻ không fair nhưng chị cá là chẳng có đài TH nào trên thế giới dám khẳng định tôi đưa 100% sự thật, tất cả các đơn vị truyền thông mang tầm chính phủ đều có những thế lực ngầm chỉ đạo và phải phục vụ cho thế lực ấy.) 

Mục tiêu thì tốt nhưng vì ở thế độc tôn, không có mấy cạnh tranh và có khá nhiều cái đầu củ chuối ở đây nên nhiều khi tác dụng ngược :-(( Đau khổ thay !


Điều này (sự an toàn) cũng chính là điểm khởi đầu trong bài đầu tiên khi em dẫn FJ ở mục 3 ("phải tỏ ra hoàn toàn thống nhất và đồng thuận; kết quả là, (...) tất cả những sự thay đổi đường hướng phải được cân nhắc, vòng rào thật kín, trùm lên tính liên tục của lời lẽ những công thức. Một thứ diễn ngôn hầu như mờ đục...") để đánh dấu sự khác biệt: trước hết là ở cấu trúc chính trị - xã hội (và dần dần về sau sẽ là hệ hình tư duy, lựa chọn khác của nền văn hóa...). Cũng là lý do của loạt bài này, thử nghiệm cố gắng đi lên về phía thượng nguồn của các lựa chọn, để tránh đơn giản hóa sự khác biệt của các xã hội vào trình độ phát triển.

Việc so sánh ngoại suy với các nước khác theo em tính thuyết phục là yếu :) Vì mình đâu có so với BTT, mình chỉ hàm ý những nước phát triển (về kinh tế/văn hóa?) hơn nó cũng thế. Nhưng chuyện này sẽ đi quá xa nếu bàn rẽ nhánh này. Do đó ở bài 1 (Trứng luộc dầm nước mắm), sau khi đồng thuận rằng lá cải là phân kỳ tất yếu đầu tiên của xã hội VN thì em  chỉ thử tìm xem có những chỉ dấu tích cực nào không? Nếu có thì đó là do ăn may hay là có một khả năng tiềm tàng khác của truyền thông "mới" ở VN? Ngoài ra em cũng nêu giả định rằng sự khác biệt xét về văn hóa và hệ hình tư tưởng còn có tính chất quan trọng và sẽ tác động tới chiến lược thay đổi ở xã hội VN về phía hiện đại hóa. Tức là nó sẽ theo kiểu đối thoại tương liên chăng?

Nhân tiện rà lại, bài viết thứ 2 (Bùng nổ và biến đổi khôn lường), dựa vào bài dịch của anh Gauxx, em tìm hiểu vào góc độ nhóm xã hội và cơ hội của internet. Trong đó xét vai trò trí thức, giả định của em không tập trung theo góc độ phản biện mà dưới chủ đề dẫn nhập văn hóa và tư tưởng hiện đại. Xuất phát từ cái nhìn tương liên, và từ vai công chúng, em cho rằng nó phải theo kiểu hơi hơi bottom-up (theo cách nói của anh Gauxx). Những ý này được so sánh và có vẻ tương đồng với cách-nói-chuyện của anh Gauxx. Đặc biệt là tiềm tàng ý niệm về so sánh đối chiếu giữa ý thức cá nhân và đám đông, trong đó là vấn đề cơ chế đối với cá nhân có khác với đám đông không?

Khi anh Gauxx phê phán ý tưởng sử dụng xã hội học của ED để tiếp cận vấn đề, trong bài 3 (Quên đi và yên nghỉ), em cho rằng đấy không phải lỗi của nhân dân đại chúng chăm học là em, và do vậy với internet, cần đẩy mạnh vai trò của dẫn nhập văn hóa có tính thực hành phê phán trong từng cas văn hóa đại chúng. Và hiện tại thì cách làm ấy theo em chưa có chiến lược hiệu quả lắm. Nó thiếu cái giá đỡ triết học mà đổ cho sụp đổ đại tự sự của hậu hiện đại thì làm biếng không chuẩn. Anh Gauxx có chìa thêm ra món network society, em thấy có vẻ hay nhưng không thao tác được gì.

Thời may, nhân tiểu luận của CT về triết học Gadamer, trong bài 4 (Cấu trúc 1 trò chuyện) em có thể nương theo để đoán nhận những yếu tố chính của cách tiếp cận đối thoại tương liên. Nó bao quát từ liên cá nhân đến liên văn hóa. Đến đây câu chuyện tạm ngơi ra vì anh Gauxx chưa bổ sung những điểm phê phán tiếp cận văn hóa. Chưa rõ là đến thế này thì chính là CS của ảnh chưa, phê phán cái gì ở đâu, đối chiếu bằng cái gì nữa :P Tuy vậy, nhân dân là em thấy thế là dùng tốt rồi nên đề xuất áp dụng thử luôn cho mô hình nhóm nhỏ ^^ Xét ra, trong cas nhân dân quần chúng là em đây mà mô hình chạy không tốt thì mở rộng ra về mặt ý tưởng có thể hay nhưng kỹ thuật thì như thế nào đây?

Vì vậy, trong bài 5 (Ký hiệu - Tín hiệu - Chỉ hiệu), em thử phác thảo ra một số đặc điểm kỹ thuật của đối thoại tương liên theo kiểu hiểu của em. Cái này em không định nghĩa ngay mà chồng nhiều ý niệm lên để ngắm nghía: đối thoại tương liên, hội thoại tranh luận, song thoại đối chiếu...Ý niệm chính là hướng về cách em hiểu về phương pháp của FJ sử dụng trong triết học (điểm tinh tế, nếu quay sang bắt ông kết luận sẽ khác nhiều), và lập trường là đứng vai xóm Đông để cãi xóm Đoài. Món đầu tiên xóm Đông xài là kỹ thuật ghi chép tiến trình tư duy kiểu bản đồ. Món này hàng nhà tự chế, dùng cho trường hợp sinh ở nông thôn, bố mẹ là nhân dân. Tuy nhiên nó đang tỏ ra khá tương thích khi có một anh giai xóm Đoài nào thảo tính ^^

Sự khác biệt đầu tiên là không trừu xuất tri thức khỏi cá nhân. (Trước tác lưu danh thiên hạ dị/Dĩ thân vi giáo thế gian nan). Hướng đến sự hiểu người khác, cái khác (để sau xem có bàn đến nổi sự ngộ không). Đây đó đã lấp ló sự so sánh nguyên tắc khoan dung của sự hiểu với thái độ luận chiến của trí thức truy tầm mục tiêu nhận thức (sẽ viết dưới đây) mà nhờ sự tham gia của bạn NL bổ sung vào. (Đấy các bác thấy chưa, em chăm học mà ^^).

Đặc điểm kỹ thuật thứ hai chính là thực hành ngay bằng chính toàn bộ hội thoại này (giờ có 4 người và ít nhất 1 quan sát viên thầm lặng ^^). Trong một ý thức phản tư ráo riết, một diễn ngôn về tính hiện đại phải được trình bày một cách hiện đại tận căn, đúng không bạn M ^^

Như vậy, sau bài thứ 6 có tính minh họa này, sẽ chỉ cần thêm 1 bài nữa là gói được 1 cấu trúc. Sẽ ngây thơ nếu nghĩ nó sẽ đem lại 1 ý tưởng cụ thể. Nó chỉ phác họa ra một ý hướng để tìm tòi, tuy vậy, em nghĩ nó gợi cảm hứng về phía thái độ ý thức và có cái để bàn tiếp. Điểm đáng giá của nó là chứng minh rằng làm việc với đại chúng nó khó thế nào về mặt kỹ thuật, chứ chả nhẽ bàn chuyện đời mình mà đụng lĩnh vực nào cũng phải làm học giả, tiến sỹ mới sống được à? Chả có nhẽ (@ Chu Văn Quềnh) :P

2.
NL: khi ta đã có chút độ lùi thời gian, việc nhìn vào văn chương trong liên quan với vị thế tác giả (ở mặt chính trị) trở nên vô cùng kỳ lạ: có vẻ như là các nhà văn đậm mùi chính trị (hiểu đơn giản là nhà văn khuynh tả thành thực) bỗng mất hết phép mầu: ví dụ lớn là Jean-Paul Sartre và Mario Vargas Llosa; ở Việt Nam cũng vậy, cái này thì hẳn các bác ai cũng tự có ví dụ riêng rồi :p vấn đề là tại sao như vậy? tôi tin không đơn giản là vì họ đã hết "mốt", rằng cái ideology mà họ ủng hộ đã lỗi thời, mà còn là cái gì đó nữa, một tương liên hỏng giữa chính trị và văn chương (nhìn chung là khó diễn tả)


"phép mầu" - Ngay lập tức tôi liên tưởng trong cách diễn đạt này có điểm tương đồng kỳ lạ với cái không khí sôi động lôi cuốn của những trận đấu vật mà R.Barthes đã mô tả trong bài "Nơi người ta đấu vật" - Những huyền thoại. Đây theo tôi cũng là đặc điểm quan trọng khi nói về truyền thông: bị thao túng và chống bị thao túng (media literacy). Câu hỏi tự nhiên sẽ bật ra là: ở giữa chính trị và văn chương - điều gì đã thực sự xảy ra? Có ngầm ẩn một cơ chế nào không? Tôi cho là có một cơ chế như vậy trên bình diện đại chúng, với đám đông.

Tuy nhiên cứ thong thả mà nói, cũng phải làm rõ chuyện "mất hết phép màu" này là đối với ai? Đối với lứa hậu sinh thì là dễ hiểu vì họ có thời sự khác, thần tượng khác. Còn đối với độc giả cũ (gồm cả những tâm thế hoài cố - tín nhi hiếu cổ) thì chẳng những tác giả thay đổi mà chính họ cũng thay đổi cùng một thời đại cũng đã thay đổi. Những thanh niên hippie rồi cũng già, có con cái, muốn ổn định hơn, trở nên bảo thủ hơn là điều dễ hiểu. (Chưa kể cánh tả phần nhiều là ảo tưởng, lol). 

Nhưng có thể bỏ qua nhánh này để bàn vào một góc độ cốt yếu hơn, liên quan đến cái cơ chế một mặt hấp dẫn công chúng, mặt kia, qua đó mê hoặc và thao túng họ. Theo đó, ta có thể thử làm một khảo sát thô về mối quan hệ (tác giả-độc giả)/thời đại trong mối liên hệ (chính trị - văn chương).

- Khi xét vị thế chính trị của một nhà văn khuynh tả thành thực, theo một lối quy nạp tương đồng, ngay lập tức với tôi điều đó có nghĩa là đấu tranh/chia phe/luận chiến - theo cái nghĩa tích cực là con đường của lý thuyết, của nhận thức luận. “điều thực sự làm nên đặc tính của lí thuyết, đó là cái gì ngược hẳn lại sự chiết trung, đó là sự dấn thân của nó, là vis polemica của nó” (NLLT)

- Những đặc điểm đó khiến tôi liên hệ đến kịch tính/tính kịch khi nhìn nhận mối liên hệ giữa tác giả/tác phẩm với công chúng trong những nhận xét về kịch (bi kịch) của Aristote trong tập "Nghệ thuật thy/thơ ca" - chả hiểu sao phải thêm chữ "thy". Khi bàn về thi pháp của kịch, Aristote đã diễn đạt những tiêu chuẩn để hấp dẫn công chúng dựa vào một cơ chế của nhận thức của đám đông về vở kịch. (Đây là một nhánh hứng thú của tôi, về cơ chế thao túng tâm trí, khi mở rộng cho kịch, phim, phim ngắn, truyện kiếm hiệp - một số đã rải rác trong blog này).

Có thể còn phải nói lại cho rõ hơn, nhưng những nguyên tắc mà Aristote đề cập đến vẫn còn có thể đọc lại từ một góc khác trong bài về đấu vật của R.Barthes. Mà R.B lại chính là một đối tượng của câu chuyện này.

- Bằng cách nói cái gì thích hợp và không thích hợp, có thể nhận thấy những đặc điểm chính về những tiêu chuẩn, tính mục đích của kịch theo Aristote. Kịch mô phỏng hành động, theo lối cường điệu, làm nổi bật góc độ tính cách trên nền bình thường nhập nhoạng của đời sống. Dồn nén trong một quy mô ngày thường (1 ngày), để khán giả dễ nắm bắt, nhận ra những biểu tượng, khơi gợi cảm xúc (những cảm xúc được lựa chọn theo thể loại) để từ đó thanh tẩy (thanh lọc) tâm hồn.

Có thể mở rộng cho cả văn chương (thời đó tất cả 1 rọ) như phân tích của phần phụ lục cuối tác phẩm của 1 nhà nghiên cứu: trong khi triết học là về cái chung thì văn chương là dùng cái chung để mô tả những cái duy nhất, để dẫn dắt, khơi gợi nơi độc giả trải nghiệm về những cái có thể xảy ra (cũng như Aristote đã nóiKhông phải nói về cái thực sự có thể xảy ra - nói về cái có thể xảy ra). (Hy vọng điều này cũng góp phần vào câu chuyện "học văn để làm gì" của bạn TNH).

Những đặc điểm làm ra sự lôi cuốn, hợp thức của 1 vở kịch, theo Aristote, như vậy là quy mô của sự kiện, tính biểu tượng thông qua sự cường điệu (lên trên bình diện người thường, đời thường), đối chiếu đến những giá trị, dựa trên những cảm xúc rõ ràng, cường độ cao, qua tính bất ngờ, tính nhân quả tự nhiên (giống như thực) của những sự kiện. (Tôi còn nhớ có đọc đâu đó về những mối liên hệ đến khả năng nghe rõ, nhìn rõ trong bối cảnh những buổi diễn kịch ngoài trời ở Hy lạp cổ đại).

- Có 1 điều gì đó quen thuộc, tương đồng với lối tư tưởng của phương Tây - Hy lạp, trong cách trừu xuất những ý niệm/khái niệm lên bình diện siêu hình (cái này phải để viện dẫn FJ sau cho rõ ràng) bên trên bề mặt của thực tại.

Cũng vậy, ta sẽ thấy điểm tương đồng đó trong những phân tích của R.Barthes về những đặc điểm được ưa chuộng của công chúng trong 1 buổi đấu vật trình diễn: khoảnh khắc, sự trọn vẹn của hành động, cái bề mặt (nó cũng chính là cái được cường điệu để tượng trưng), sự thanh lọc từng cảm xúc rõ ràng qua kịch tính và cao trào.

- Qua hai câu chuyện song song này chúng ta có thể rút ra vài đặc điểm cốt yếu đã thu hút sự say mê náo động của công chúng (cái phép mầu ấy): kịch tính, sự cường điệu, bất ngờ, quy mô của chủ đề/sự kiện, tính đơn giản bề mặt có thể nắm bắt, có thể nhận thức được. Giống như việc trừu xuất lên bình diện siêu hình của những ý niệm giúp ta nhận_thức về thế giới toàn triệt, đối đầu với nghi ngẫu và bất an của đời thường. Kịch giúp công chúng nhìn thấy được những ý niệm rõ ràng về thế giới (hoặc tốt hơn, hoặc xấu hơn, nếu giống chúng ta thì gặp chẳng may - những đối tượng của bi kịch). Cao trào của cảm xúc, cái mãnh liệt, rõ ràng của nó, trong cảm thức cộng thông chia sẻ của đám đông có tính chất an thần rất tốt cho tâm trí - để chống lại cái nghi ngẫu bất an của đời thường, ngày thường, của số phận.

- Quay lại những nhà văn khuynh tả thành thực, đương thời họ đã đóng vai gì trong cái cơ chế tương liên giữa họ/tác phẩm của họ với công chúng trên nền thời sự chính trị của thời đại đó? Ví như R.Barthes, qua tập Những huyền thoại, đã vô tình đóng vai nào trong vở kịch lớn đó?

Sự giải huyền mang màu sắc tri thức của giải cấu trúc luận thực tế cũng đã đóng vai trò trừu xuất thực tại hỗn độn lên một bình diện của những ý niệm mới. Nơi đó công chúng được trải nghiệm nhận thức (theo một lối mới) để đến với những ý niệm mới, rõ-ràng-hơn-xưa. Vị thế chính trị khiến họ được chọn phe để thông qua đấu tranh chính trị (ý niệm chính trị như là cái ý thức về quyền tự do lựa chọn sống của cá nhân khi đối diện với hiện thực đời thường phức tạp và đè bẹp cá nhân tính) đạt tới 1 kịch tính từ đó thanh lọc cảm xúc, để cái đời thường bất an từ bản chất trở nên có thể chịu đựng được. (Cái đời thường thời Chiến tranh lạnh, của nguy cơ chiến tranh hạt nhân, lại càng dễ diễn giải).

Những chủ đề nho nhỏ, đa dạng, góc này góc kia, vốn dĩ rất đời thường, bỗng nổi bật lên từng hôm theo tuần báo, đã đáp ứng được yêu cầu về sự đa dạng của những cái duy nhất (từ một cái chung phương pháp luận và quan điểm phê phán) với quy mô vừa độ nhận thức của công chúng, đáp ứng hoàn hảo những yêu cầu của sự hấp dẫn hợp quy luật nhận thức của một vở kịch cổ điển như Aristote từng đề ra.

Cái tác dụng an thần xuất phát từ đặc tính đa dạng phong phú của những cái duy nhất có tính nghiệm sinh này do đó một mặt là có thể hiểu được, một mặt sẽ bị giới hạn bởi chính tính duy nhất của nó. Chúng ta không thể xem đi xem lại 1 vở kịch mà không thấy chán. Cũng vậy, nếu khổ đế xây dựng từ cảm thức bất an, cũng như E.Fromm phân tích trong Phân tâm học và Tình yêu, cái gì nếu không được giải quyết tận căn để thì chỉ có tính chất giả tạm, và do đó giống như ma túy, nó đòi hỏi sự lặp lại với cường độ cao hơn, và không bền vững. Ở đây sự giả tạm của văn chương giải cấu trúc luận chính là ở sự thiếu triệt để của nó. Nó sẽ bị phê phán để vượt qua và đi tiếp. Cũng có thể nói đơn giản hơn ở bình diện cá nhân, chỉ có ý thức phản tư rốt ráo là cái còn lại để bàn tiếp. Mọi cái khác đều cần bị vượt qua.
-------------
(Ở bài khác, ta sẽ thử nhìn đối chiếu từ góc độ của sự hiểu/nguyên tắc khoan dung như là điểm đối chiếu với thái độ luận chiến của lý thuyết xem những vấn đề này sẽ đi đến đâu).

8 nhận xét:

doanh nói...

mình nói lung tung trúng vào đâu thì trúng.

- một trong những đặc trưng của network society là nguyên tắc inclusion/exclusion (một ông bạn mình goi là khắc nhập/khác xuất). Mạng lưới một mặt giải trung tâm quyền lực, một mặt có thể cuốn vào nó hoặc loại thải ra những cá thể không nương theo hoặc chống lại.

- cuộc đối thoại tương liên quan trọng nhất, theo mình hiểu, và Gadamer cũng nhấn mạnh, là cái khắc nhập - inclusion, những thành viên của nó.

- ngay từ đầu cuộc đối thoại này được set up trên cơ sở close relationship - bạn bè, giữa các đối tác; và một cách 'tinh vi' - loại thải những thiếu hiệp đến lấy số.

- cũng theo mình hiểu, trung tâm của Gadamer là thông diễn học mà ông nương theo để làm vũ khí để hiểu về the other. Gadamer thực ra là nối dài của Heidegger. Sự hiểu này dựa trên cam kết đạo đức, cũng là cái mà Habermas đề cao.

- tinh thần openness của thông diễn học là ta treat kẻ khác trên tinh thần đạo đức - cái lại phụ thuộc vào close relationship - như cách mà bạn T diễn về Gauxx (có thể là Tôi) và bạn NL. Ít nhất về cái-có-thể-là-Tôi chưa ai diễn một cách đạo đức để triệt để hiểu như thế - nên Tôi đã cám ơn ban T và gọi him bằng 'the man' :-p

- đối thoại thông diễn như vậy có nguy cơ đóng khép trong những close friendship, và mâu thuẫn với cái preposition ngay từ đầu của nó là openness - đây là ý mà Gadamer bị criticised - không phải ý của mình. Tinh thần tương liên, do đó, một mặt là nhắm vào đạo đức phổ quát - openness - không phải tạo nhóm (không phải mọi liên cá nhân đèu làm nên nhóm); mặt ngược lại, nếu phải là nhóm thì là nhóm đã preexist (câu này mình hỏi, không phải khẳng định).

- ngoài ra, các others tham gia vào quá trình này cũng sẽ được/bị generalised cho phù hợp với cuộc thoại - tự bản thân nó đã sẵn có exclusion.

- nói thêm: việc lập bản đồ và chấm các nodes - có một hấp lực kích thích các anh giai hảo tâm bên thôn Đoài tham gia vào. Nhưng vì Đông và Đoài ở sát cạnh nhau nên có thể chứa chan thâm tình.

- Trước mắt, có vẻ như nó còn nghiêng về benefit của người khởi xướng, kích thích anh ta tiếp tục đi chấm bản đồ, và trong quá trình thông diễn the other, anh ta có nguy cơ giữ lại những điểm đã chấm một cách bảo lưu (thủ) :-P - điều này có tiếp tục exclusion không?

- tìm được lối đi vào đại chúng, một mô hình đối thoại khả dĩ vẫn còn để ngỏ chờ bạn T tiếp tục tìm kiếm hoặc là bảo vệ cái bạn vừa tìm thấy.

P/S: sẽ phải cố gắng cưỡng lại hấp lực này trong vòng 1 tháng nữa :-P

Tung H nói...

hihi, rất nhiều cái hay để nối điêu. Em để dành cho bài 7. Điều hay ho là những điểm anh nêu đã được nguệch ngoạc tự phát từ hôm qua.

Do vậy, khi trương độ ngạc nhiên đạt đến mức nhất định thì mới trình hiện phần đó được chứ :P

doanh nói...

ăn gian :p

Titi nói...

Vì văn hóa của VN đang chạy tà tà theo sau đít của phát triển kinh tế nên có lắm chiện giở khóc giở cười. Những ý kiến đổi mới phát huy tính nhân văn, sự bao dung , tôn trọng cá tính, cộng lực đồng triển, kết nối sự khác biệt... đều đi ngược lại văn hóa đậm tính bảo thủ, gia trưởng, trọng nam khinh nữ, cố thủ, yếm thế trong chữ TÌnh. Tình là cảm xúc, là thứ mong manh dễ thay đổi, là thứ không thể tin được, cũng là thứ làm cho con người trở nên yếu đuối hơn bản thân người ấy. Vì thế, văn hóa VN là nền văn hóa của những cơ thể rệu rã, những cái nhìn không xa quá cái mũi, những nếp nghĩ không bao giờ hết sợ hãi, những trái tim nóng lạnh phụ thuộc vào dạ dày, những cái đầu u u mê mê và đặc biệt tâm thế vô sỉ của kẻ mất gốc, mất nền tảng tư duy, như em nói là không có cơ sở triết học để sống, tư duy, làm việc.
Vì thế, việc học tập tiếp thu kiến thức nhân loại ở VN vấp phải nhiều rào cản. Cho dù kiến thức đó đúng mười mươi, tốt lành mười mươi nhưng vẫn phải chịu sự ghẻ lạnh của cộng đồng gồm hầu hết là những nhà, à không, những biệt-thự văn hóa thuần Việt :-P

Tung H nói...

@Gauxx: hehe, em tính đặt tít cho bài 7 là "Giải cấu trúc phản thân" :P

@Titi: Với em, mối quan hệ kinh tế - văn hóa hàm chứa nhiều khả năng rất khác nhau.

Cũng như quan hệ giữa kinh tế - chính trị, giới kinh tế học vĩ mô cũng có rất nhiều nghiên cứu và tranh luận kinh điển, không dễ chọn phe tí nào. Em cũng hay đọc mót trên blog của các chuyên gia kiểu như blog Giang Le, Đỗ Quốc Anh :D

Tung H nói...

Vụ biệt thự văn hóa thuần Việt của chị Titi thì hoàn toàn chia sẻ một số cảm xúc. Như đã nói, chỉ là phải tìm một cách khác để đi vòng qua mấy căn biệt thự đó ^^

Titi nói...

Tự do của xã hội phụ thuộc vào việc xã hội đó sản xuất được bao nhiêu của cải, sẽ không có tự do cho bất kỳ ai, xã hội nào bị phụ thuộc kinh tế !

Tung H nói...

Đối thoại tương liên không chỉ cần thiện chí mà còn cả độ tập trung của cường độ nữa. Ngơi ra mấy hôm mà viết tiếp thì ngại tiệt các bác ạ :D