Thứ Tư, 14 tháng 4, 2010

Sa mạc và viễn tượng

1.
Khi bàn về tôn giáo hay triết lý, ngôn từ thể hiện tính hai mặt rất rõ rệt. Bây giờ tôi sẽ thử nói lại, nói ngắn gọn một_cái_ý xem nó có lặp lại được cái gì đó không. (Nhì nhằng, u uẩn, quanh quẩn và nghiệt ngã, oái oăm - chúng ta còn gặp nó còn nhiều).

- Tiền đề của cảm thức tôn giáo là kinh nghiệm. Kinh nghiệm vượt ra khỏi cái ngã mạn nhỏ bé cá nhân. Nhưng ngay sau đó sẽ là thăm thẳm chông gai của lựa chọn thái độ và điều tiết. Không biết tới, không hiểu gì về cái kinh nghiệm đó thì đừng vội bàn về tôn giáo. Nó chệch hướng và không thiết cốt. Nếu định lấy đạo đức để biện minh cho tôn giáo, đó là 1 ý tưởng tốt nhưng cũ rích. Trò chơi chữ này khởi đi tự lâu rồi. Một cuốn sách gần đây nhất, có bản dịch tiếng Việt nói về điều này là "Xác lập cơ sở cho đạo đức-F.Jullien".

- Triết lý tự khởi nguồn từ một nỗi thúc bách tinh thần. Nó không phải sở thích hay ý muốn. Nó PHẢI được thu xếp-một cuộc tàn phá và gầy dựng lại sơn hà đại địa. Mỗi người đều có triết lý nhưng để trở thành triết gia-người suy tưởng-thì cần nhiều hơn là những ý tưởng sơ khởi. Đó cũng là chỗ phân biệt kẻ điên và triết gia. Mỗi tư tưởng có một hệ sinh thái ngôn từ riêng của nó. (Về điều này Phan Huy Đường có một bài đề tựa rất hay cho cuốn "Tư-duy tự_do" của mình). Bàn nghiêm túc về bất cứ chủ đề triết lý nào không khỏi phải tái tạo lại ngôn ngữ, kết quả là phải viết thành 1 cuốn sách! Nên trao đổi chỉ có thể là bàn tán loạn.

2.
Một người điên trong mắt nhà tâm phân học thường khi lại "bình thường" hơn rất nhiều người bình thường chúng ta. Ông BG là một người điên, thường rất nỗ lực diễn giải Albert Camus trên bình diện một người nỗ lực vượt qua cả hư vô chủ nghĩa và nhân bản thuyết.

"Nhân-bản-thuyết không làm phiền bực tôi: trái lại tôi khoan khoái. Nhưng có điều là tôi thấy nó nông cạn-A.C: Carnets".

BG trích M.H (M.H&Vấn đề Hữu Thể):

- Nhưng đâu là chốn hoành hoành của hư vô chủ nghĩa? - Quên lãng Hữu-Thể-Tồn-Lưu và ru rú ở mép rìa hiện sinh động náo - vâng, chính đó là hư vô chủ nghĩa.

- Ngược lại, quyết tâm hướng về Hữu Thể, dấn mình đi cho đến giới hạn của Hư Vô, và tóm thâu luôn cả Hư Vô vào trong vấn đề của Hữu Thể, đó là cái dấn bước đầu tiên, cái bước duy nhất rạt rào, để vượt thoát hư vô thuyết.

- Nhưng cái gì tồn lưu liễu tại, thì thi nhân thiết lập nó ở giữa dòng...

3.
“Tôi muốn thiên hạ phải coi trọng những hoạn nạn của tôi”.

Luôn luôn là như vậy, con người ít khi biết mình là như thế nào lắm. Rớt từ trên trời xuống với một cái máy bay thì chẳng xa xôi gì so với từ một tinh cầu. Phải, hẳn là từ một lần nọ rơi máy bay xuống hoang mạc kia anh mới nhận ra tình trạng của mình, mới ý thức về tinh cầu nội tâm của anh.Sự vụ kia đã thay đổi nhãn giới của anh, khiến anh cao lên một tầng nữa, xa thêm một tầm nữa. Phải, có phải từ đó, anh đã biết, đã gặp một “Hoàng tử bé” - một nhân vị mong manh mà duy nhất không? Cái vụ rớt máy bay trong hoang mạc thì anh đã trở về rồi. Nhưng còn tinh cầu của anh, bây giờ đây, làm sao anh trở lại? Giờ đây anh đã mang đã biết tới một nỗi buồn thật da diết, thật riêng tư-Bây giờ riêng đối diện tôi, còn hai con mắt khóc người một con.


(Sa mạc và viễn tượng - trong một bài viết cũ)


"Bệnh tật là một tu viện có luật tắc riêng, tâm thuật khổ hạnh riêng, những im vắng và những cảm hứng riêng-A.C: Carnets".

3 nhận xét:

HY nói...

Đã lâu rồi tớ chẳng phân biệt người điên hay không điên, tớ chỉ chú ý vào lời của họ và cảm nhận xem lời ấy thế nào thôi.

Mỗi người đi một con đường và thấy những cảnh đời khác nhau ở những chừng mức khác nhau. Người nhìn sâu vào cái giếng, người ngửa mặt ngắm trời cao. Tất cả lời kể của họ vẽ nên thế giới này.

Nặc danh nói...

Vượt qua giới hạn của Hư Vô, tóm được cái Không Ta,tuyệt đối Hư Vô lại là khoảng khắc đạt đến sự Hữu Thể nhất!
Mình thích câu " mọi Khái Niệm đều có mục đích của nó" :)
Chúc happy weekend!

Tung H nói...

Cảm ơn các bác đã chia sẻ :)