1.
Đáng lẽ sau mấy trích dẫn về tịch chiếu ở bài trước thì bài này kể chuyện Stillness Speaks của Eckhart Tolle mới phải. Nhân vì ngẫu nhĩ lấy ra đọc nhưng bản dịch lạo xạo khiến tâm tình nhộn nhạo nên bỏ đấy mà lan man sang chuyện khác: chuyện Kinh chữ to.
Mấy loạt sách của Trí Việt có kiểu thiết kế bìa (theo tôi) quê quê. Vẫn biết có kiểu thiết kế bìa theo mẫu chung cho 1 loạt sách nhưng tôi cho rằng mỗi quyển sách phải là một sản phẩm duy nhất. Bìa mỗi cuốn sách nên là một sự đồng điệu tương giao của nghệ thuật minh hoạ chứ lẽ nào chỉ là phép đánh số thứ tự? Đồng nhất hoá về hình thức những cuốn sách là vô hình chung xếp loại chúng vào các ngăn kéo định kiến nghèo nàn - một kiểu tự kiêu hơi vớ vẩn của nhà xuất bản; "hãy xem nội dung đã được ấn chứng (bằng sự lựa chọn của chúng tôi), chúng tôi không vẽ rắn thêm chân", là kiểu đó chăng? Cá nhân tôi thấy nó giống sự nguỵ biện của nghèo nàn và lười biếng hơn là thanh thế của một thương hiệu. Tất nhiên ý kiến cực đoan này áp dụng chung cho lối làm bìa sách hàng loạt của mọi nhà xuất bản chứ chẳng riêng bác nào. Và cũng không liên quan gì đến nội dung các cuốn sách của họ cả :)
Tôi không thích bản dịch Stillness Speaks của Nguyễn Văn Hạnh lắm. Vốn dĩ sự thu hút của nhân cách Eckhart Tolle bắt nguồn từ sự riêng biệt tự do của cá tính tâm linh, không lệ thuộc vào bất cứ một định kiến tôn giáo sẵn có nào. Chính thẩm quyền của kinh nghiệm chuyển hoá nội tâm tự mình của ông đã đem đến cảm hứng tâm linh mới mẻ cho thế giới hiện đại chứ không phải bất cứ viện dẫn nào khác. Đọc bản dịch "Sức mạnh của Tĩnh lặng" của NVH có cảm giác dịch giả đã chế biến những kiến giải của E.T cho vừa với mọi truyền thống tâm linh. Câu chữ mất đi vẻ giản dị và mới mẻ nhưng xác tín cần có. Cái cần thiết với người đọc là lối diễn đạt của E.T về những vấn đề muôn thuở nó ra sao chứ nếu bàn về nội dung câu chữ thì chẳng thà đọc 4 câu kệ của Tuệ Trung Thượng Sỹ cho ngắn gọn. Có vẻ lối dịch này còn có thể gặp khá nhiều ở một số dịch giả "miền Nam" trước đây (1975. Aka BG xin được coi là 1 cas riêng tuy có vẻ xứng đáng nêu tên đầu tiên). Kể cũng khó: không cho là mình hiểu thì ai dám dịch. Nhưng thiết nghĩ dịch ở đây là dịch chứ không phải là Dịch :P
2.
Mặc dù có thể nói leo lẻo về chuyện trực chỉ nhân tâm nhưng mỗi khi đi tìm mua hay đọc Kinh sách, tôi rất "dị ứng" với các bản Kinh in chữ to-vốn dùng cho việc nhật tụng của các cụ già. Tôi biết điều đó không ổn thoả nhưng tâm trí tôi ngấm ngầm mong muốn bản kinh đó phải "bình thường"-theo ý tôi. Nói thẳng ra là phải kiểu sách dành cho nghiên cứu cơ (lol). Hoá ra có thể căn cứ vào việc lựa hình thức sách mà biết được cái Biết của người khác chăng? Biết ở đây là biết, không phải là Biết.
3.
Khán tận Di-đà Kinh
Niệm triệt Đại Bi chú
Chủng qua hoàn đắc qua
Chủng đậu hoàn đắc đậu
Kinh chú bản từ bi
Oan kết như hà cứu.
(Minh Tâm Bảo Giám)
Chiến lược cân bằng của Việt Nam và triển vọng hợp tác Việt – Trung – Phần I
-
Việt Nam coi Trung Quốc và Mỹ là 2 mục tiêu ưu tiên lớn trong chiến lược
đối ngoại của mình. Cùng với việc Trung Quốc trỗi dậy mạnh mẽ, Việt Nam cho
rằng T...
11 giờ trước
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét