Chủ Nhật, 16 tháng 5, 2021

Sống đời của chợ - Nguyễn Mạnh Tiến. NXB Hội nhà văn. 2017

 

Hiểu Việt Nam

Sống đời của chợ - Nguyễn Mạnh Tiến. NXB Hội nhà văn. 2017


 

21. Chợ ở ngoài làng để phòng người lạ vào làng.

23. Chợ gần như luôn trải ra ngoài làng nhưng dựa vào lũy tre

26. "phần thâm sâu, tâm hồn chợ, cái bản chất của chợ trong cấu trúc làng thực sự là gì?" Chợ trong tư cách thực thể chợ làng, một đơn vị hoàn chỉnh, với các tính chất kinh tế - văn hóa đặc thù?

- Xác lập hệ chức năng của chợ trong cấu trúc làng

28. Tóm lại, những cái chợ, khi soi mình trong lịch sử riêng, có phần bé mọn và ẩn danh, nó đang kể những câu chuyện nhỏ (tiểu tự sự) mang dấu ấn làng, hay một đôi làng. Nhưng chính ở đó, có thể, ta sẽ có cơ hội hiểu cái tổng thể từ những thân phận bé mọn.

30. Phân loại chợ:

- Theo tư duy không gian

- Theo tư duy thời gian (phiên)

- Theo tính chất, quy mô trao đổi hàng hóa (đầu mối etc)

- Theo loại hàng hóa

- Theo quy mô chợ

- Theo sự kiện, hiện tượng

45. Khu phố chợ phân thành 2 phía. Chợ với không gian mở, có các cầu chợ - một kiểu nhà trống vách, lợp rơm rạ, mỗi cầu chợ tương ứng sẽ buôn một mặt hàng…Phía bên kia đường, thuộc khu tứ xứ quần cư là khu buôn bán gia súc, trâu bò, lợn…(chợ Phủ Quốc)

53. Trong "diễn ngôn" của BQL HTX TM-DV chợ Phủ Quốc (mấy ông quản lý chợ), chợ trước đây chỉ là một thực thể lều lán tạm bợ, với hai dãy cầu chợ, người bán lôm nhôm, tụ bạn tự do, tiểu tiện bẩn thỉu, ngồi bán buôn mà không ai quản lý…Chính quyền cải tạo lại khang trang: "kín" theo nghĩa đen, gói trong những bức tường bao quanh với 3 hướng cửa…Nếu không nhờ đám người lố nhố bán mua huyên náo trước các cổng chợ thì thật khó mà phát hiện – cái cổ truyền lại ngóc đầu dậy một cách ngoạn mục. Người phố sát chợ làm nhà thành ki ốt tại gia – Chợ Phủ lại kéo dài mấy trăm mét bám lộ, chợ lại "mở"

55. Chợ mới dành chỗ bán buôn cho ngày phiên và dân tự doanh, giữ lại 1 phần kiến trúc cũ.

58. Vẫn tồn tại những gánh hàng rong lộn xộn cổ truyền "phá luật một chút ít"

60. Chợ là một thành tố kiến tạo "bản sắc", "căn cước" một vùng đất.

71. Siêu thị sau vài tuần hoạt động đã phải "chợ làng hóa", mở thêm một quầy hàng bên ngoài

72-73. Địa điểm họp chợ thuận tiện, xây dựng quy mô và mở nhưng chợ Bồ Đề cũng chỉ có độ đôi chục người đến bán – thua xa chợ thôn. Người quanh vùng và cán bộ thôn thường giải thích, vì dân quen đi mấy chợ kia rồi nên không thích.

CHỢ TRONG CẤU TRÚC CHỨC NĂNG LÀNG XÃ

Chợ với mạng lưới kinh tế làng xã

114. Từ chợ mà điều chỉnh nhận thức về làng như xã hội VN truyền thống "thuần nông", bị bắt chết vào định danh "nền văn hóa lúa gạo", "văn minh lúa nước"

117. Không giản đơn để có thể nói theo lối quy giản, ở xh nông nghiệp, người nông dân khinh miệt thương mại. Diễn ngôn "trọng nông, ức thương" dường như chỉ duy trì ở tầng lớp trên, và được ghi chép trong thư tịch, tạo nên một quán tính nhận thức chưa hẳn là chuẩn xác với cuộc đời thực vốn có trong xã hội nông dân.

Chợ - sự triển nở không gian của làng

122. Nhìn từ chợ, thảo luận về tính mở của làng. Làng có nhiều cách để triển nở không gian như: luồng di dân, hội lễ, chế tài quân sự chính trị nhà nước…nhưng hơn hết và thường xuyên hơn cả là nhờ vào sự phát triển của chợ.

- Chu kỳ mùa vụ: di dân tạm thời lúc nông nhàn

- Chu kỳ năm: nhờ hội lễ

- Chu kỳ đời người (nhiều đời): di dân lập làng, nạn đói, chạy giặc…

- Chu kỳ cấp ngày: chợ

129. Chợ vì mục đích kinh tế mà làm co dãn không gian làng. Nhưng còn phái sinh chức năng giao lưu văn hóa: chợ còn để đi chơi, gặp gỡ.

Chợ - nền thương mại đàn bà

Chợ - môi trường điển chế luật pháp, thị phạm quyền lực quốc gia với người dân quê

165. Gia hình ở chỗ đông người

175. Chợ là chốn không gian công quan trọng nhất có thể huy động được đám đông khổng lồ tụ tập về thường xuyên theo phiên dày đặc của mạng lưới chợ.

176. So với không gian công quan trọng khác của làng là đình và chùa, mỗi năm chỉ vào ngày hội hè, đình đám, giỗ chạp mới huy động được đám đông thì chợ vượt trội ở ưu điểm tập hợp đám đông người khổng lồ thường xuyên quanh năm suốt tháng. Hơn thế vì tính thiêng của chùa và đình mà những sự vụ thế tục là cấm kị.

Không gian chợ có "thế mạnh" của tính thế tục và đặc điểm của cái phàm là đặc điểm quan trọng của người hàng chợ.

178. Chợ - pháp trường: bản chất đám đông luôn có xu hướng thủ ác, nhìn ngắm và vui thú với tai họa của kẻ khác…

179. "Lời nói đầu đường xó chợ cũng như chuyện đồn nhảm". Vô thưởng vô phạt, có khi nguy cơ bạo loạn. Phức tạp đông đúc, khó kiểm soát. Thuận tiện cho tình báo, gián điệp, nơi cung cấp và sản xuất những nguồn tin giật gân.

Chợ - Mạng lưới thông tin, làn sóng dư luận và tiến trình hình thành tâm lý đám đông làng xã

185. Môi trường tiếp xúc xã hội thường xuyên…

186. Đám đông vì mang mang căn cước tập thể, nên duy trì và củng cố các không gian công, thành quán tính. Không gian công của người dân quê ấy là hội làng, là sân đình, sân chùa, chợ, cây đa, bến nước, giếng làng…những không gian có thể tụ tập, hình thành, củng cố và thỏa mãn nhân cách tập thể, kiến tạo bản sắc đám đông, tâm lý tập thể làng xã. Vì thế trong các kiến trúc công của làng, ta thường thấy các tổ hợp: chợ-chùa, chợ-đình, chùa-am, chùa-miếu…Sự kết hợp ấy là cùng bản chất: nhằm kiến thiết, nở rộng các không gian công, "dưỡng chất" nhằm cung cấp, nuôi sống con người đám đông làng xã.

187. "một nền luân lý còn khiếm khuyết; lương tâm đóng một vai trò rất mờ nhạt và dư luận mới là đáng kể" (Cadiere 2010: 131)

190. Chợ quê được vận hành trong cơ chế niềm tin của lối kinh tế đạo đức và đậm màu thân tộc, bởi phần lớn những người ra chợ đều "trong họ ngoài làng" cả. Nên người ta tin nhau. Chợ, vì thế lên ngôi hình thức "mua bán chịu".

Chợ là nơi thông đạt thông tin nhanh nhạy nhất, mà mọi thông tin cá nhân được đưa ra bàn tán đều theo nguyên tắc "ẩn danh".

191. Cái thế tục là đặc điểm nổi trội của chợ…Ở chợ người ta thường văng tục tĩu, bông lơn, đánh chửi, giằng xé "thoải mái" với nhau…Nó làm thành đặc tính của ngôn ngữ chợ búa.

192. Tục tĩu ngay cả trong ma thuật "đánh vía"

Chợ - Không gian văn hóa, hội hè làng mạc và bảo tồn nghệ thuật, dân gian

199. Phiên chợ có dáng vẻ của ngày hội.

203. Người kể chuyện, người làm xiếc rong, người nhào lộn, người làm hề ngoài phố, diễn tuồng, kéo đàn, ca hát…

204…có nghệ thuật dân tộc, vào buổi tàn tạ của nghề, người nghệ sĩ chỉ còn biết cố gắng bám vào chợ để duy trì sự sống: "Hát bội ở miền Nam, chỉ có những gánh cha truyền con nối, đóng đô ở những rạp gần chợ, để thu hút khách xem từ vùng quê lên họp chợ, là còn cố bám víu lấy ít nhiều truyền thống xưa" (Phạm Duy 2017: 156)

209. Ngày nay, chợ quê không còn giữ chức năng vui chơi hội hè rõ như trước, nhưng nó lại có một chức năng phái sinh từ thời hiện đại, mang đậm tính chất dân tộc học sinh hoạt dân gian.

Chợ còn là nơi trưng bày nuôi sống các mỹ nghệ dân gian.

210. Đi chợ là để thỏa mãn cái dạ dày vì "chợ nào mà chợ chẳng có quà". Quà chợ, vì thế, mở một lúc vào nhiều không gian. Không gian mơ tưởng cho người đương thời nhớ quà đương thời. Không gian kí ức hoài niệm cho người Nam nhớ Bắc, người nay nhớ xưa. Chợ do vậy là nơi mà nghệ thuật ẩm thực dân gian lên ngôi. "Các món quà chợ" vì thế đi vào ca dao, và được các nhà chép địa chí danh tiếng kê vào, như một đặc trưng vùng đất.

216. Bảng so sánh lịch H'Mông và lịch Việt để thấy vai trò của chợ

222. "cắt đúm" ở chợ Hoàng Xá (Vân Đình, Ứng Hòa, Hà Tây)

Chợ - Ma thuật thương mại của người dân quê

225…chợ khi vận động trong tâm thức tín ngưỡng tôn thờ thần quỷ mãnh liệt của người dân quê Việt Nam lập tức kiến tạo nên một "hệ thống" tín ngưỡng niềm tin đặc thù, phong phú, tương thích liên quan đến thực thể chợ. (kiêng kỵ, nghi lễ thờ cúng, ma thuật biểu trưng)

229. So với các không gian khác của làng thì tính phong thủy của chợ là khá yếu ớt

231. Chợ bị gạt ra ngoài, cùng với các xứ đồng, nghĩa địa những không gian lạnh lẽo, tạm bợ, của cái dung tục (chợ), sự chết chóc (là nghĩa địa)…Chợ vì thế, là một kiến trúc "phi kiến trúc", tức là một tập hợp hỗn độn, bẩn thỉu của lều lá, tụ bạ, lố nhố…

232. Có lẽ, xét về mặt vệ sinh, chợ chỉ hơn được mỗi nhà xí công cộng ở làng

233. Chợ - bán buôn – đàn bà – thấp hèn…nhưng phụ nữ VN là nguồn cảm hứng nuôi dưỡng và phát sinh tinh thần tôn giáo.

234. Tín ngưỡng thờ thần chủ đất của chợ (Thổ Công/Thổ Kỳ/Thổ Địa)

239. Tục "vén váy" ở miếu Trung Hiền (chợ Mơ, HN)

240. Thờ nhân thần bảo hộ chợ

242. Bà Chúa chợ

248. Đốt vía đốt van – ma thuật thương mại

252. Tốt vía mở hàng. Mua may bán dại (bán bằng được)

253. Tri ân tượng trưng – Nghi lễ "cầu cạnh" Cadierre: đầu năm dán giấy vàng bạc vào công cụ sinh lợi (tín ngưỡng vật linh)…Người ta tìm mọi cách để "lấy lòng" các thế lực linh thiêng ở chợ.

256. Ở VN người sx cũng là người chạy chợ. Thờ tổ nghề là một tín ngưỡng phổ biến cho dân hàng chợ.

257. Thầy bói mù ở chợ: vị thầy hướng dẫn tinh thần, giải đáp cho dân quê những nỗi lòng không biết tỏ cùng ai. (Tình duyên, mất trộm…). Bộ ba: Bà hàng nước, bà hàng ăn và ông thầy bói.

261-262. Chợ Âm phủ: người ta đi chợ để âm dương gặp nhau, giao tiếp với thiêng liêng: người ma, tiên. Sản vật mua về vừa để dùng, vừa để cầu may. Trần sao âm vậy

263. Chợ liên kết với không gian thiêng

265. Chợ Chùa – Chợ Tam Bảo (Khi PG thất thế so với Nho giáo (Đình)

KẾT

276. "Kinh chiếm đầu chợ, Tày chiếm đầu ruộng, Dao chiếm đầu nguồn nước, H'Mông chiếm núi đá" (Cái nhìn của người H'Mông)

"Kẻ chợ: người khôn ngoan, biết phép lịch sự, đối với mọi rợ" (Huỳnh Tịnh Paulus Của 1895). Cặp đối Thượng/Kinh là Châu/Chợ

277. Chợ chính là một trong những căn cước định dạng tộc người Việt ở châu thổ nhằm phân biệt với các tộc người khác ở trung du và miền núi cao (cách nhìn từ miền núi về xuôi)

279. Chợ chính là nhân tố quan trọng giúp xã hội VN hiện đại hóa: "Thành thị dựng lên quanh cái chợ" (Gourou 2003:9) – là công thức đô thị hóa ở VN.

280. Phường buôn ở chợ, một "hình thức hợp tác của những người sản xuất nhỏ, tư hữu nhỏ, là đơn vị kinh tế - xã hội dựa trên lợi ích nghề nghiệp, tính chất tự nguyện và bình đẳng" – kiểu tổ chức xã hội dân sự được biết dến khá sớm trong cơ cấu xã hội VN truyền thống. Chợ góp phần thúc đẩy, chuẩn bị các phẩm chất cho xã hội VN đối diện với tính hiện đại.

285. Chợ là một hình thức kinh tế sinh hoạt thuộc về người nghèo, của người nghèo và cho người nghèo; mở rộng ra, cho cả cận nghèo và người có thu nhập trung bình. Xã hội VN vẫn là một xã hội nghèo, trong đó hơn 90% dân nghèo tập trung ở nông thôn.

286. Người buôn bán nhỏ ở chợ hay gánh hàng rong vẫn giữ cấu trúc cổ xưa trong thời hiện nay, vẫn có một ý nghĩa quan trọng, bởi: "Bán hàng rong là một loại hình kinh tế ngày càng trở nên quan trọng vì nó vốn là khu vực kinh tế thu hút lao động dư thừa ở nông thôn và nhiều khu vực làm việc khác kể cả ở thành thị" (Lê Thị Mai 2004: 140).

287. Chính phủ muốn hiện đại hóa nhưng đã không có một chiến lược quy hoạch kinh tế nông thôn và đô thị tương thích nên gây ra nhiều cảnh hỗn loạn cho đám người buôn thúng bán bưng….Kết quả là cả nhà nước và tiểu thương đều khốn đốn vì lãng phí và thất thoát tiền của.

Không có nhận xét nào: