Thứ Sáu, 1 tháng 5, 2020

We hope for the best, but prepare for the worst

(Ghi chép về loạt bài ''Thế giới hậu COVID-19'' của Ts. Hoàng Anh Tuấn trên tuanvietnam)

- COVID-19 là thảm họa y tế cộng đồng quy mô toàn cầu lớn nhất mà thế giới từng chứng kiến. Do tác nhân của toàn cầu hóa. Sau đây toàn cầu hóa sẽ thay đổi sâu sắc.
- Đại dịch có sức tàn phá hủy diệt hơn bất cứ một khủng hoảng, thảm họa hay bất kỳ một cuộc chiến nào: hàng chục ngàn tỷ USD và còn tiếp tục tăng...
- Đây là cuộc chiến chưa từng có giữa nhân loại và virus mà các loại vũ khí truyền thống là vô dụng. Đồng thời con người hiện còn hiểu biết rất hạn chế về nó. Nếu có thắng lợi nào đó thì cũng chỉ là tạm thời. Từ nay để đối phó, sẽ phải sử dụng các biện pháp mạnh tay, đặc biệt và khác thường.

- Thế giới chưa sẵn sàng cho các kịch bản khác nhau của đại dịch. Nhiều quốc gia chưa có phương án nào cả với vấn đề có tính toàn cầu này, trong khi mối quan hệ quốc tế là ở tính phụ thuộc lẫn nhau về khả năng phục hồi.
- Có 3 kịch bản về đại dịch COVID-19: tốt nhất thì sau tháng 6/2020 sẽ khống chế được để quay lại hồi phục. Tệ nhất là mất kiểm soát toàn cầu, số ca nhiễm và số người chết vẫn duy trì đều đặn ở mức rất cao - thế giới rơi vào tình trạng bất động kéo dài; hệ thống y tế ở hàng loạt quốc gia thất thủ. Hậu quả vô cùng bi đát, phát triển của thế giới bị kéo lùi cả thập kỷ đi kèm nghèo đói, bệnh tật và bạo lực hoành hoành dữ dội, không chừa bất cứ nước nào và bất cứ khu vực nào.
- Khả dĩ hơn cả là kịch bản COVID-19 cơ bản được khống chế, nhưng vẫn tiếp tục lây lan ở mức độ thấp ở nhiều quốc gia và trên phạm vi toàn cầu từ 1 đến 3 năm cho đến khi có thuốc đặc hiệu để có thể sống chung với dịch bệnh như cúm mùa. Các hoạt động trong xã hội, giao lưu giữa các quốc gia chưa thể khôi phục ở mức bình thường, chỉ duy trì ở mức tối thiểu. Kinh tế thế giới bước vào giai đoạn suy trầm; tình hình trở thành khủng hoảng toàn diện lan sang kinh tế, tài chính, văn hóa, xã hội...Nguy cơ xuất hiện một cuộc đại suy thoái trong vòng một thế kỷ.

Một hình dung về thế giới sau đại dịch:
- Sớm xuất hiện chiến dịch dân sự lớn chưa từng có trên phạm vi toàn cầu, các hành động pháp lý truy tìm nguồn gốc, nguyên nhân, đánh giá quy trình chống dịch. Từ đó dẫn đến các chuyển dịch địa chính trị, địa chiến lược quan trọng, cũng như hình thành các liên minh, tập hợp lực lượng mới ở phạm vi khu vực và toàn cầu.
- Sự tăng tốc cạnh tranh địa chiến lược, địa chính trị trên toàn cầu. Chạy đua thoát dịch để phục hồi trước của siêu cường. Áp đặt điều chỉnh của các quốc gia lên các đại công ty; thay đổi nhận thức về ''kịch bản toàn cầu hóa mới 2.0'': xuất hiện làn sóng dịch chuyển, sắp xếp lại lớn nhất với tốc độ nhanh nhất về đầu tư, sản xuất, thương mại, cung ứng, hậu cần, dịch vụ...là những nhân tố cấu thành ''nền kinh tế chuỗi''. ''Toàn cầu hóa 1.0'' bị xem là lỗi thời, không còn phục vụ hoặc phù hợp lợi ích của Mỹ và phương Tây nữa.
- Liên kết, và hội nhập sẽ được tiến hành thận trọng và có kiểm soát. Xu hướng ''phi TQ''. Khả năng tự cung tự cấp để quốc gia có khả năng sống sót biệt lập từ 3 tháng đến 3 năm; không phụ thuộc nguồn cung của nước khác.
- Sự lên ngôi của Chủ nghĩa dân tộc/Chủ nghĩa hiện thực và bước thụt lùi của Quản trị toàn cầu/Chủ nghĩa tự do. Vai trò các quốc gia nổi lên và không thể thay thế. Mỹ giảm vai trò quản trị toàn cầu.
- Sự ra đời của hàng loạt quy định, luật lệ ở cấp quốc gia, khu vực, cũng như toàn cầu để điều chỉnh hành vi ứng xử của người dân. Người dân phải hy sinh, chấp nhận hạn chế tự do cá nhân và điều chỉnh hành vi của mình trong bối cảnh mới.
- Những cách làm mới, dịch vụ mớim ngành nghề mới sẽ có phát triển vượt bậc. CP điện tử tăng nhanh cùng các loại hình điện tử, trực tuyến cùng sự suy giảm của các trung tâm TM lớn.
- Các quốc gia sẽ phải xây dựng hệ thống ''phòng vệ quốc gia về y tế và dịch tễ''. Hoạch định chính sách sẽ là ''tam dụng'': dân sự, y tế cộng đồng, quân sự.
- ''Chiến tranh lạnh mới 2.0'' giữa Mỹ và TQ, phân chia thế giới thành 2 chiến tuyến. Làm cho TQ khốn đốn nhất có thể.
- Kinh tế toàn cầu khốn đốn. Xuất khẩu nguyên nhiên liệu, nông sản, hàng hóa thành phẩm...cũng khó còn được xem là cứu cánh cho nền kinh tế mới nổi và đang phát triển. Các gói cứu trợ là Vay nợ tương lai, tất yếu tăng gánh nợ, kéo chậm tăng trưởng, tăng nguy cơ phá sản.

Không có nhận xét nào: