Thứ Ba, 18 tháng 12, 2012

Đọc Một đề dẫn về lý thuyết nghệ thuật - Cynthia Freeland.2

a.
Chương 6, Nhận thức, sáng tạo, thấu tỏ

- Nghệ thuật truyền thông: nó có thể truyền thông cảm xúc và sự xúc động, hoặc tư duy và ý tưởng. (248)

- Diễn giải đóng vai trò quan trọng bởi nó tường giải việc nghệ thuật làm thế bằng cách nào. Nghệ thuật có được ý nghĩa phần nào từ chính văn cảnh của nó. (248)

- Dẫu không một diễn giải nào là "đúng" theo nghĩa tuyệt đối, dường như có một số diễn giải nghệ thuật tốt hơn những cái khác. (250)

- Các diễn giải tốt nhất luôn tập trung vào cả phong cách mô dạng lẫn nội dung tác phẩm (của Bacon). (255)

* Lý thuyết biểu lộ:
- Nghệ thuật biểu lộ và truyền thông sự xúc động tới công chúng.
- Tuy nhiên nỗi xúc động không cố định trong nghệ sỹ - "tính biểu lộ nằm trong tác phẩm"
- Vả lại nghệ thuật có thể biểu lộ, truyền tải các ý tưởng cũng như cảm xúc
                    -> Mở rộng định nghĩa cảm xúc
                    -> Mối quan hệ với chính mình trong sáng tác của nghệ sỹ (xem thêm Bohm về sự thông đạt - On dialogue)

*Lý thuyết nhận thức: thuyết dụng hành
- John Dewey: (i) tri thức sử dụng (knowledge how), (ii) tri thức cảm xúc (emotional knowledge).
- Nghệ thuật là công cụ - tạo khả năng nắm bắt thực tại - phong phú tri giác - truyền thông những thứ bất khả quy giản thành mệnh đề.

- Nelson Goodman: Các ngôn ngữ nghệ thuật (Languages of Art) - chịu ảnh hưởng từ ngành tâm lý học tri giác (perceptual psychology).


Chương 7, Số hóa và sự truyền bá

[Mở rộng khả năng tri giác và thay đổi có tính cách điều kiện, sự phản tư]

- Walter Benjamin: anh hoa (aura) bị uế tạp - quyền năng tôn giáo/sự duy nhất.
                       + Điện ảnh nới rộng khả năng tri giác.

- Marshall McLuhan: "phương tiện truyền thông chính là thông điệp"
                       + Truyền hình: khuyến khích kiểu tư duy phi tuyến tính và theo lối tranh khảm.
                       + nhấn mạnh xúc giác/thính giác/biểu lộ nét mặt.

- Bill Viola: [phản đối ý kiến truyền thông mở rộng khả năng tri giác] nghệ sỹ phải làm việc trước đã, rồi mới đạt tới sự tri giác nâng cao.

- Jean Baudrillard: công chúng không chỉ lơ đãng mà biến mất (trước màn hình vi tính, trong những đường hầm).
                        + Hiện thực phì đại (thậm phồn?): hyperreal
                        + Bản đội lốt (simulution): đám cưới trong những cảnh quay phim...

* Không gian số: 2 lựa chọn
- Sự vắng rỗng, cái ác vô hình/sự tự quyến dụ trước đám đông thông qua bản đội lốt...
- (hay) nơi chốn cho kết nối cộng đồng cũng như sự khám phá cảm giác - đem lại ích lợi, trí tuệ, sáng tạo...

*Kết luận:
- Richard Anderson: "nghệ thuật là ý nghĩa quan trọng về mặt văn hóa, được mã hóa khéo léo trong một chất liệu gợi cảm và gây xúc động"

- Robert Irwin: "nghệ thuật là một khảo sát liên tiếp vào nhận thức tri giác của chúng ta và là một nới rộng liên tiếp cho nhận thức của chúng ta về thế giới xung quanh"

[Xem thêm]
- Diawa Raffman: Ngôn ngữ, âm nhạc, và trí tuệ (Language, Music, and Mind)


b.
Ở phần trước tôi thử cố gắng viết theo kiểu tóm tắt điểm sách có mạch lạc. Nhưng trong mạch lạc có cái gì đó bị thất thoát. Nên ở phần này tôi xếp bên cạnh một dạng bản chép tay (carnets) - để_ngắm_nghía. Vừa hay ngẫu nhiên đọc lại ghi chép "Bên cạnh đúng-sai" ngày trước thấy có nhiều điểm thú vị để suy nghĩ thêm. Nhét thêm một đống labels để lấy từ khóa tìm sách đọc ^^

1 nhận xét:

Tung H nói...

Hừm, giờ thì mình đã hiểu vì sao cuốn sách hay thế mà ế - đang giảm giá 60% kìa ^^