Thứ Năm, 29 tháng 3, 2012

Đọc NHT - Khoảng trống ai lấp được trong tư tưởng nhà văn

Làm loạt bài tập viết ngắn - tóm tắt. Khả năng nói ngắn gọn, rõ ràng và đơn giản cho thấy anh hiểu vấn đề đến đâu.
--------------

Tôi đã nảy ra ý thú viết - tập thể dục - về bài tiểu luận của NHT là do hôm đó bên facebook bác GM có dẫn link. Tiểu luận này đọc xong có cảm giác rất rõ về văn mạch, khí chất và gợi ra nhiều ý tưởng nhưng đồng thời cũng là sự mơ hồ khó nắm bắt: cảm giác không yên tâm khi tính hấp dẫn của một tiểu luận lại đến từ tính văn chương của nó.

Bây giờ tôi thử viết thật ngắn lại nội dung của bài tiểu luận này theo chỗ hiểu của tôi:

Nhà văn cần sáng tác không chỉ bằng trực giác mà phải sáng tạo với lý luận phê bình văn học của riêng mình. Lý luận phê bình văn học phải là/chính là sự tự ý thức (nội tâm) của nhà văn, của con người anh ta - con người chính trị, sống toàn thể (như mẫu hình của Khổng Tử). (Chính trị là một điều kiện của tồn tại, không phải là một vấn đề). Theo đó giá trị cao nhất của con người theo mẫu này là: tính bản thiện, điều tiết với xã hội (nền chính trị) theo lẽ hài hòa của tự nhiên (phân biệt nghĩa và lợi). Trong thời nay, chính trị tốt là có Dân chủ và Kinh tế lành mạnh. Con người chủ toàn này sẽ có tâm linh hướng thượng (không mê tín) và cảm thức về cái Đẹp như là biểu hiện của sự hài hòa. Đối với đất nước, dân tộc thì nhà văn là người có sứ mệnh thức tỉnh ý thức về chân lý của mọi người - ở vị thế ở giữa hiểu được con người tự nhiên (bản năng) và con người xã hội (chính trị đương thời).
-----------------

Xong.

Đối chiếu với những liệt kê trên thì về cơ bản theo NHT đa số là bọn cuồng giản, con ranh hoặc mục đồng. Phần còn lại thì đau đớn, vất vả, vật vã, thất bại, hoang mang :P

carnets

- NHT không thực sự triển khai theo lối luận đề mà là một khai triển liên tục theo mạch và có phần tản mạn. Nhưng vì vậy sẽ không thể đơn thuần phân tích/phản biện theo kiểu một tiểu luận mà cần xem xét khía cạnh ám chỉ, khơi gợi của nó.

- Ngay từ đầu đã ngầm định về một xã hội, thể chế ổn định (kéo dài) do đó hệ quả tất yếu sẽ là triết lý điều tiết, tư tưởng chủ toàn. (đọc thấy dấu vết Francoise Jullien, Cao Xuân Huy).

- Liệt kê vài cái tên ngay mở đầu. Lựa chọn như vậy có tiêu biểu? (lịch đại: TK19 Phương Tây, cổ đại Phương Đông) (đôi khi nó cho thấy học vấn người viết).

- Khởi đi bằng nhận thức về vị trí, tư thế cá nhân:
(+) Dẫn Khổng Tử với "chính danh" - nhưng lại nói về cơ sở lý luận - rồi lại dẫn Lê nin, cách mạng -> sự rút gọn nhãn quan hợp nhất chủ toàn: con người-tự nhiên-xã hội -> không chia tách các lĩnh vực, trong truyền thống con người quân tử. (có thể nhận ra những cố gắng vượt qua lối phân chia đối nghịch giữa văn nghệ - chính trị).

(+) Mệnh đề về con người: làm người là trở về toàn diện với tính bản thiện (hàm ý vượt quá tính nhân văn thông thường). - làm việc nghĩa (vô thượng mệnh lệnh). Những ý niệm (nghĩa, mệnh. lòng không nỡ) là những nhận thức được làm mới (F.J) trong chiều kích với toàn thể. -> Hậu quả là để móc nối trở lại với mỹ cảm nghệ thuật thì phải mượn mô hình Chân-Thiện-Mỹ. (trong này câu dẫn Đạo Đức Kinh hình như sai "Đạo hữu đạo...").

- Theo mạch "chủ toàn - điều tiết" này: người - đấy là con vật chính trị - diễn giải Tự nhiên/Xã hội -> văn học giải quyết tương quan này. (thực ra bước chuyển khái niệm này không tự nhiên đến thế vì ranh giới chính trị và tự nhiên là quá hàm hồ). 

- Bổ sung: hợp nhất chính trị - lẽ sống: tức là có vẻ giữa chiều kích xã hội và cá nhân. -> Chính trị - vương đạo = dân chủ + kinh tế lành mạnh. (đơn giản hóa đến mức không có nội hàm để thảo luận). - Thậm chí hợp nhất với vũ trụ.

- Tất yếu sẽ dẫn đến mệnh đề về tư cách con người của nhà văn:

(+) Nhà văn chính hiệu thì trước hết là con người chân chính.
(+) Sáng tác là phương cách hiện sinh của nhà văn "khi các nhà văn coi sáng tác nằm trong mệnh của họ"

- Một lần nữa, những cái tên: Nietzsche và JPS (hợp thời VN quá lâu - hiện sinh, người thật là người), Nguyễn Trãi, Nguyễn Du (thương hiệu) Ngô Thì Nhậm (thiền).

- Như đã suy luận: Chân-Thiện-Mỹ phải đến. Lần này tăng thêm cường độ hợp nhất bằng vẻ đẹp chính trị mà hầu như hiển nhiên nằm ở sự hài hòa - một đại tự sự. Vì không nói ra nên tiếp theo sẽ phải là về sự thất bại của nhà văn trong thế giới quan chủ toàn này. - Hệ quả là phải thêm vào vai trò của bên thứ ba trong sự phân chia "tự nhiên - xã hội" (từ Không sang Có đã thành ba).

- Liên tưởng về vấn đề thân phận chính trị của nhà văn (nhất là bối cảnh những năm 90s).

- Đáng ra là một bằng chứng về lẽ sống hợp nhất - nhà văn chỉ còn là một người thất bại (biết không làm được vẫn làm) - giá trị còn lại gì? - ở kẻ khác (độc giả) - nhưng như thế nào thì diễn đạt không rõ lắm.

- Như sự sụp đổ Đại tự sự đã dự báo, rồi NHT phải rút gọn quy mô chân lý xuống cấp độ tự ý thức.

- Nhưng vì tư tưởng về 1 đoàn người nên câu hỏi vai trò nhà văn bật ra: vì là một nhà văn "tức là một người thất bại chủ nghĩa" nên ông (NHT) nhận ngay chân cuối đoàn và bắt đầu nói về người khác, vị trí khác:

(+) Sự thấp kém của văn sỹ phương Đông? (Nhưng Nho sỹ thì khác).
(+) Tất yếu chỉ còn ở khả năng tự thức tỉnh (mà sau này hình như chỉ còn lại là sự trải nghiệm. Trải nghiệm và đào luyện có sắc thái rất khác nhau).

- Nhân dân yêu chuộng nhà văn vì chân lý? (xu hướng đồng nhất hóa mọi thứ vào 1).

Bài tiểu luận về sự đòi hỏi trong tư tưởng nhà văn của NHT cho thấy xu hướng triết lý Phương Đông được làm mới và gợi cảm hứng từ những tác giả F.J, E.F về tính toàn thể trong lẽ sống của con người mà văn chương có vẻ là phương cách biểu hiện. Có điều chẳng có chút tương tác nào với phần còn lại của lịch sử lý luận phê bình văn học cả ^^




5 nhận xét:

Titi nói...

Cám ơn em đã dẫn link. Chị thích từ “cuồng giản” he he :-P

doanh nói...

Bài tiểu luận về sự đòi hỏi trong tư tưởng nhà văn của NHT cho thấy xu hướng triết lý Phương Đông được làm mới và gợi cảm hứng từ những tác giả F.J, E.F về tính toàn thể trong lẽ sống của con người mà văn chương có vẻ là phương cách biểu hiện. Có điều chẳng có chút tương tác nào với phần còn lại của lịch sử lý luận phê bình văn học cả ^^ ---> hi hi, vậy mới nói ^^

Tung H nói...

Sao em không add được chị Titi bên facebook? ^^

Tung H nói...

@GXX: đọc xong mới nói ^^

doanh nói...

ghê thiệt chỗ nào cũng nói :))