Thứ Bảy, 18 tháng 6, 2011

Erich Fromm, Phân tâm học và tình yêu. 6

- Một yếu tố khác để xác định bản chất của tình yêu Chúa là trình độ trưởng thành mà cá nhân đạt được từ đó.
            - ...chúng ta có thể đánh dấu sự phát triển của một tình yêu thuần thục ngay trong sự phát triển của tôn giáo phụ hệ.
                        +...Khởi thủy, chúng ta tìm thấy một Thượng Đế chuyên chế, đố kỵ, coi con người mình tạo ra như là những tư hữu của mình và được phép làm những gì mình thích.
                        +...Một giai đoạn mới bắt đầu: Chúa ký một hiệp ước với Noah, trong đó ngài hứa không bao giờ hủy diệt loài người nữa; một hiệp ước mà ngài đã ràng buộc mình vào đó.
            > Không những ngài bị ràng buộc bởi những lời hứa của mình, mà ngài cũng bị ràng buộc bởi nguyên tắc của chính mình: nguyên tắc công bằng. (Từ biểu tượng nhân hình đến nguyên tắc).
            > Đà phát triển còn đi xa hơn nữa là biến đổi Thượng Đế từ khuôn mặt của 1 tộc trưởng chuyên chế thành người cha yêu thương - thành người cha tự ràng buộc mình bởi những nguyên tắc mà mình chấp nhận. Nó đi vào chiều hướng từ khuôn mặt người cha thành 1 biểu tượng của những nguyên tắc của người: những nguyên tắc công bằng, chân lý và tình yêu - Chúa là sự thật. Chúa là lẽ công bằng.
            > Thượng Đế thôi là một nhân cách, một con người, một ông cha; ngài trở thành biểu tượng của nguyên lý nhất quán đằng sau những hiện tượng đa thù, biểu tượng của cái nhìn về đóa hoa sẽ nảy nở từ hạt giống tâm linh ở trong con người.
                        > Thượng Đế không thể có 1 tên gọi. (coi Thượng Đế thành nguyên lý, biểu tượng là từ phương Tây, còn phương Đông?)
            > (Mặc khải của chúa cho Moise)
            - Cái "ta-đang-trở-thành" có ý nghĩa rằng Thượng Đế không phải là hữu hạn, không phải là một người, không phải là một hiện thể.
            > Sự cấm chỉ không được tạo thành hình tượng nào về Chúa...nhắm đến giải thoát con người khỏi ý tưởng rằng Thượng Đế là một người cha, là một con người.
                                                                                    Ý tưởng ấy được đẩy xa thêm trong nguyên tắc người ta cũng không được gán cho Thượng Đế một thuộc tính thực tại nào cả.
            > Nói về Thượng Đế là một cái gì đó cũng hàm ngụ nói về cái gì mà Thượng Đế chẳng phải là - tôi càng có nhận thức về Thượng Đế.
- Ý niệm trưởng thành của nhất thần giáo đưa đến một kết luận duy nhất: hoàn toàn không đề cập đến tên gọi của Thượng Đế, không nói về Thượng Đế - ngài là những gì mà ngài đang tự tiềm thể, đấng độc nhất, một sự ngượng ngập không thể diễn tả, quan hệ đến lẽ nhất quán làm nền tảng cho vũ trụ hiện tượng, căn bản của tất cả hiện hữu, Thượng Đế là tôi, bởi vì tôi là một con người. (Tự nhiên xét lại: khi cho tình yêu chân chính là một hoạt động tính, nó đòi hỏi hành động theo các nguyên tắc chứ không theo chủ thể - liệu điều này có dẫn đến sự quy kết rằng đây là cách diễn đạt của truyền thống suy lý trong đó cho là có các nguyên tắc bao hàm lên mọi sự? Vậy từ phương Đông thì sao?).
- Thật rõ ràng, dòng tiến hóa từ nguyên lý nhân hình đến nhất thần thuần túy tạo ra sự sai biệt hoàn toàn đối với bản chất của tình yêu chúa.
            > Chúa từ chỗ có thể được yêu, có thể được sợ - từ chỗ tôi không hoàn toàn vươn ra khỏi ước vọng ích kỷ nhắm đến sự toàn trí, toàn năng; tôi chưa thâu đạt được khách quan tính để thỏa nhận những giới hạn của tôi như một con người, chưa nhận được sự ngu dốt và yếu đuối của tôi...(tự do là tất yếu khách quan nhận thức được?)
                        +...như một đứa trẻ, tôi vẫn yêu sách là phải có một người cha cứu rỗi tôi, cảnh tỉnh tôi, trách phạt tôi...phần lớn mọi người đã không vượt qua được giai đoạn ấu trĩ này và do đó đức tin là niềm tin ở một người cha cứu giúp -> một ảo tưởng trẻ con.
- Sự phê bình về ý niệm Thượng Đế, như đã được Freud diễn tả, hoàn toàn chính xác. Tuy nhiên, điều sai lầm là ở chỗ ông không biết đến các khía cạnh khác của nhất thần giáo khi nó đi đến chỗ phủ nhận khái niệm về Thượng Đế đó một cách minh bạch.
            > Kẻ thực sự có Đạo, nếu kẻ ấy theo dõi yếu tính của ý niệm Nhất thần thì không cầu nguyện cho cái gì cả, kẻ ấy không yêu Chúa như một đứa con yêu cha hay mẹ của nó -> kẻ ấy đã đạt đến được tính khiêm tốn là cảm nhận những giới hạn của mình, đến độ biết rằng mình không biết được gì về Thượng Đế.
                        > Đối với nó, Thượng Đế trở thành 1 biểu tượng mà trong đó, con người vào giai đoạn sơ thủy trong dòng tiến của nó, đã diễn tiến toàn thể tính của cái mà con người phấn đấu cho - cái đó là lĩnh vực tâm linh, của tình yêu, chân lý và công bằng.
                                    > Nó có niềm tin ở những nguyên tắc mà "Thượng Đế"  biểu hiện cho, nó nghĩ về chân lý.
                                    - Sống bằng tình yêu và công bằng, và xét rằng tất cả sự sống của mình chỉ có giá trị khi nào nó mang lại cho mình cơ hội để đạt đến chỗ triển nở trọn vẹn hơn những quyền năng nhân tính của mình - như là thực tại duy nhất trọng yếu, như là đối tượng duy nhất "phải theo đuổi đến cùng" và sau hết, nó không nói gì về Thượng Đế - cả đến tên họ của ngài. (Đến đây, tình yêu chúa đã trở thành 1 mẫu cho tình yêu hoạt động tính chưa?)
                                                > Yêu Chúa, nếu nó dùng từ ngữ này, có nghĩa là khát vọng đạt thành năng tính yêu thương toàn vẹn...khát vọng thể nhận cái mà "Thượng Đế" biểu hiện cho trong chính mình.
            > Từ quan điểm này, hậu quả hợp lý của tư tưởng nhất thần là phủ nhận tất cả "thần học", phủ nhận tất cả "nhận thức về Thượng Đế".

- Song le, vẫn còn sai biệt giữa 1 quan điểm phi thần luận như thế - là 1 hệ thống phi hữu thần luận, như chúng ta thấy trong Phật giáo Nguyên Thủy hay trong Lão giáo chẳng hạn.
            - Trong tất cả những hệ thống hữu thần, ngay cả 1 hệ thống phi thần luận có sự mặc nhận về thực tại của lĩnh vực tâm linh, như là một thực tại siêu việt con người, mang lại cho con người những năng lực tâm linh và mang cho sự phấn đấu cho giải thoát và cho sinh khởi nội tại của nó có ý nghĩa và có hiệu lực.
- Trong 1 hệ thống vô thần, không có lĩnh vực tâm linh nào tồn tại bên ngoài con người hay siêu việt con người.
            > Lĩnh vực của tình yêu, lý tính và công bằng tồn tại như là 1 thực tại chỉ vì, và duy chỉ vì, con người đã có thể phát triển những năng lực trong chính mình ấy xuyên qua quá trình tự tiến hóa của mình.
            > Trong quan điểm này, sự sống không có ý nghĩa gì cả, ngoại trừ ý nghĩa mà chính con người mang lại cho nó - con người hoàn toàn đơn độc trừ ra khi nào nó trợ giúp kẻ khác. (Sắc thái sai biệt Đông/Tây: không cần viện dẫn đến nguyên tắc như là cái bên trên sự vật - khi khẳng định là không-có-ý-nghĩa).

1 nhận xét:

Tung H nói...

Những ghi chép này giờ bắt đầu có tính lịch sử cá nhân :D

Nhưng cứ bắt đầu như thế để chuẩn bị làm 1 quả hàng nhái "Những cách thấy"