Thứ Bảy, 18 tháng 6, 2011

carnets - Luận ngữ XIII, 24 - F.J


- Toàn bộ đức hạnh của con người là ở con người và biểu lộ ra hễ có hai người: “Nhân”
- Thấy mình phù hợp với bản tính của mình: “Thành”
- Phán xét ý thức của người xuất phát từ ý thức của chính mình – xúc tiến giác quan về đức nhân của mình và mở rộng tới những người khác: “Thứ”
- Tình cảm nhân đức thật lòng: “Trung”
- Nỗi lo lắng nội tâm: “Ưu”
- Nỗi lo xoay xở đến từ cuộc đời, chỉ liên quan đến những phúc lợi bên ngoài: “Hoạn”.
- Vượt qua lợi ích của cá nhân và vì phúc lợi của mọi người “Đồng”/”Công”
- Một tính nhậy cảm dồi dào tràn trề: “Khí hạo nhiên”
- Đại nhân đứng ra cải hoá cho đời: “Bậc Thánh”
- Khi đạo đức chân chính đạt tới “sung mãn”, “chắc thiệt” thì gọi là “Mỹ”. Khi mỹ đức toả sáng thì gọi là “Đại”.
- Đến lúc bậc Thánh sở hành và trí huệ “không ai hay ai biết” thì vị thánh hoà lẫn với sự “hiệu quả vô hình”: “Thần” – nó điều khiển thế giới.

- Trung Hoa: đọc là để cho văn bản “tiêu tan” trong tâm trí, thấm vào ý thức, là “thưởng thức”. Đọc không phải như một sự kết cấu lý thuyết (do đó có tính chất giả thuyết – như là hành động có suy nghĩ) mà được sống như là một quá trình (tập cho quen và đồng hoá)

Luận ngữ XIII, 24

Tử Cống vấn viết: ”Hương nhân giai hiếu chi, hà như?”. Tử viết: “Vị khả dã” – “Hương nhân giai ố chi, hà như?” Tử viết: “Vị khả dã, bất như hương nhân chi thiện giả hiếu chi, kỳ bất thiện giả ố chi”.

- Tử Cống hỏi: “Mọi người trong làng đều ưa, người đó ra sao?”. Khổng tử đáp: “Chưa hẳn là người tốt”. (Lại hỏi) “Mọi người trong làng đều ghét, người đó ra sao?” Khổng tử đáp: “Chưa hẳn là người xấu. Không bằng người mà người tốt trong làng đều ưa, những người xấu trong làng đều ghét”.

1 nhận xét:

Tung H nói...

Ghi chép cũ. Trong đó nhặt nhạnh vài giải nghĩa khác của một số khái niệm đã trơ mòn từ Francoise Jullien.