Thứ Hai, 30 tháng 9, 2013

Bàn về hoạt động giải trí thì phải có tác dụng thư giãn trước đã :3

Khi được cậu bạn hỏi ý kiến về việc lấy ví dụ phân tích dùng cho môn dẫn nhập về hiểu truyền thông dành cho sinh viên, tôi đã gợi ý nên nói về trường hợp game show "The Voice Kids Vietnam 2013" thay vì Huyền Chíp hay Bà Tưng. Lần gặp lại cậu thông báo kết quả có vẻ không tác động được như ý muốn tới sinh viên lắm. Ngoài việc họ không hiểu rõ, có vẻ sự kiện không nằm ở trung tâm sự quan tâm của sinh viên, hoặc giả là họ thấy có gì đó không thuyết phục lắm khi ghép cas này với quan điểm lý thuyết phân tích/hiểu truyền thông. Điều này tạo động lực khiến tôi thử viết lại những quan sát của mình về đề tài này; cũng một phần vì cảm thấy áy náy khi cậu bạn kia phải soạn lại giáo án :P

Nếu bạn quyết định tham gia một game show - trò chơi truyền hình thì điều đầu tiên bạn phải chấp nhận là bạn đang tham dự một TRÒ CHƠI! Sự kiện đó là một trò, trước hết tạo ra để mua vui, giải trí; tuy có luật lệ và phần thưởng nhưng luôn kèm theo đó là yếu tố may rủi! The Voice Kids (TVK) là một trò chơi truyền hình điển hình với cấu trúc phân vai gồm: Người chơi (các em nhỏ thi ca hát), Trọng tài (một bộ ba nhóm), Người dẫn/MC, Khán giả trong trường quay, Khán giả truyền hình và bản thân Truyền hình cũng là một vai.

Tất cả các vai đều tuân thủ theo LUẬT CHƠI. Nó là một cấu trúc 2 lớp: lớp hiển ngôn là những điều lệ hướng dẫn cách mà cuộc thi sẽ diễn ra; lớp thứ 2 là cấu trúc kịch bản ngầm mà ở đó mỗi vai sẽ chủ động hoặc bị động thực hiện các vai trò được phân công của mình dưới bàn tay điều khiển của tổng đạo diễn là Công ty sản xuất. Công ty này sản xuất chương trình truyền hình thực tế (ở đây là một cuộc thi tài năng tương tác thực tế) để bán lại cho hãng truyền hình (hay công ty quảng cáo).

Đối với hãng truyền hình và công ty quảng cáo thì cái người ta mua là số lượng người xem (cùng sự quan tâm chú ý của họ). Người xem trả tiền cho hãng truyền hình và quan trọng hơn là họ sẽ trả tiền mua những sản phẩm được quảng cáo trong thời gian gắn trình chiếu trò chơi trên truyền hình (tất nhiên điều này sẽ thông qua một cơ chế rộng lớn và phức tạp hơn, tuy nhiên có thể chấp nhận dễ dàng luận điểm này bằng sự tồn tại thực tế của những công ty quảng cáo với doanh thu khổng lồ hàng tỷ USD).

Đối với khán giả-người xem truyền hình thì cái họ bỏ tiền ra mua là sự "giải trí", thư giãn tối tối, sau một ngày làm việc. Nói chung nhu cầu giải trí là một nhu cầu bình thường và lành mạnh. Vấn đề chúng ta sẽ soi rọi dần ở đây là liệu mọi sự giải trí có giống nhau? Hoặc có gì để nói thêm/sâu hơn về nó không?

(còn tiếp)

2 nhận xét:

Tung H nói...

http://sgtt.vn/Goc-nhin/183557/Dem-tre-ra-lam-xiec.html

Lưu lại để tham khảo ^^

Tung H nói...

http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130928/truyen-hinh-thuc-te-co-thuc-te.aspx