Thứ Hai, 7 tháng 1, 2013

carnets. Phương tiện là tùy duyên tiếp vật


Nếu giao tiếp là trao đổi cho nhau một_điều_gì_có_nghĩa thì chúng ta giao tiếp thật nản. Và từ đó nhìn sang Silent Party thì điều đó rất rõ nghĩa.
Giống như khi triết học ngôn ngữ phân biệt diễn ngôn với lời nó ở chỗ nó trao đổi luận cứ chứ không chỉ thông tin. Đó là 1 phía của sự triệt để của lời.
Ở phía ngược lại, hãy tham khảo cuốn "Thiền trong nghệ thuật bắn cung" - nó mô tả tinh vi lĩnh vực những phạm trù, mệnh đề bất khả quy giản mà qua đó nó phải dựa vào những thứ tri thức sống, tri thức làm (Lyotard) như là nghệ thuật...những thực hành có tính đào luyện.
Con người cá nhân luận sẽ được vượt qua để thành chủ thể có đào luyện.

Hay quan sát một buổi offline, hay gặp bạn cũ chẳng hạn: chúng ta ko nói chuyện thực sự, chúng ta tìm những thứ tầm tầm (cái này rất hay để khai triển), tức là kiểu thăm dò nhau, tránh xung đột - nhưng vì sao? Là để duy trì kết nối thực tế của những chủ thể có thân xác. Có lẽ ngôn ngữ hình thể của chúng ta cũng đã có cuộc trao đổi nào đó.
Nếu ghi âm lại một cuộc tám chuyện bạn bè, sẽ nhận ra rất rõ họ có trao đổi không? Hầu hết là những khuôn mẫu. Và nếu nhìn từ góc độ tín hiệu học thì may ra: họ trao đổi những tín hiệu văn hóa nhất định, nhưng không chủ ý.
Do vậy, Silent Party mở ra một thách thức trải nghiệm hay để mở đầu. Tôi có đọc ở đâu đó về phép tu của Mật Tông (Kim Cang Thừa): họ có lần bịt mắt 3 tháng và có lần bịt tai 3 tháng để đào sâu trải nghiệm...

Tất nhiên ta hiểu rằng cũng như khi McLuhan coi phương tiện truyền thông nối dài khả năng tri giác của con người, ở đây là chuyện tắt bớt tri giác đi, ta sẽ thấy sự phiến diện của nhận thức và vai trò của cái Tâm nhận thức siêu hình. Tức là vẫn phải từ cái ý thức chủ định của chủ thể trước đã rồi những khả thể mới đến. Phép tu phải có hậu cảnh tín niệm, một event phải có 1 hậu cảnh lý thuyết nhất định thì cuộc chơi trình diễn tập thể (ko phân định nghệ sỹ - khán giả) mới có cơ hội trở thành 1 cái gì đó. Nhưng từ góc độ một trò chơi, miễn ngay từ đầu đã có một ấn tượng trực thời gây shock thì đã rất sáng tạo.

Các dự án trên Fb dựa căn bản vào tính lây truyền mạnh mẽ của nó qua các chủ thể (ảo). Nó cho ta 2 khả năng: hoặc bị lôi cuốn, biến mất, đánh mất mình trong khả năng phản tư (giữ khoảng cách với chính mình) do đó là nạn nhân của hiệu ứng PR. Nhìn từ góc độ này thì nó không có gì mới để đáng nói cả.
Trong góc độ thứ 2, tính lây lan của Fb tuy vậy vẫn không làm mất cái chủ quyền chủ thể có căn tính. Theo góc độ này thì quả thực mạng xã hội giúp ta thêm 1 không gian công để tụ hội và trao_đổi hay kết_nối. Điều này cần pha trộn với kết nối thực nữa.
Ta tìm kiếm dễ hơn và ta có thể phán đoán giá trị, nhưng ta cần kiểm nghiệm thực tế. Sau đó đánh giá chúng và không gian mạng lại giúp ta nối dài các trao đổi, và do vậy nó chuyên sâu hơn.
Thực tế các buổi sự kiện tôi tham dự gần đây cho thấy rất rõ sự khác biệt giữa hoàn cảnh nói lý tưởng và hoàn cảnh nói thực tế.
Nó bất cân xứng, do vậy việc tổ chức các dự án dựa vào mạng xã hội có ưu điểm đầu tiên là nó mở rộng công bằng, chủ động của các bên.
------------
(từ một trao đổi ngắn online về mạng xã hội với anh Gauxx)

Không có nhận xét nào: