Mảnh vườn xưa cây mỗi ngày mỗi xanh
Bà mẹ già tóc mỗi ngày mỗi bạc
Hai ta ở hai đầu công tác
Có bao giờ cùng trở lại vườn xưa?
Hai ta như ngày nắng tránh ngày mưa
Như mặt trăng mặt trời cách trở
Như sao hôm sao mai không cùng ở
Có bao giờ cùng trở lại vườn xưa?
Hai ta như sen mùa hạ cúc mùa thu
Như tháng mười hồng tháng năm nhãn
Em theo chim đi về tháng tám
Anh theo chim cùng với tháng ba qua
Một ngày xuân em trở lại nhà
Nghe mẹ nói anh có về anh hái ổi
Em nhìn lên vòm cây gió thổi
Lá như môi thầm thì gọi anh về
Lần sau anh trở lại một ngày hè
Nghe mẹ nói em có về bên giếng giặt
Anh nhìn giếng giếng sâu trong vắt
Nước như gương soi lẻ bóng hình anh
Mảnh vườn xưa cây mỗi ngày mỗi xanh
Bà mẹ già tóc mỗi ngày mỗi bạc
Hai ta ở hai đầu công tác
Có bao giờ cùng trở lại vườn xưa?
(Vườn xưa - Tế Hanh)
Hồi đọc bài này lần đầu hình như cũng là năm thứ nhất đại học rồi. Đọc trong một cuốn tuyển tập thơ loại bỏ túi, có hình minh họa nét kiểu ký họa. Không chú ý thuộc, chỉ lướt qua, nhưng thấy thích và nhớ cảm giác - dù lần đầu tiên thấy từ "công tác" nó không chối. Lần nào đọc lại cũng như vậy. Sau thấy hóa ra nhiều người cũng thích bài này.
Có lẽ tại tính phổ quát của những ẩn dụ như "vườn xưa", "mẹ già", "năm/tháng", "vòm cây", "giếng sâu"...chăng?
Có những chỗ lâu lâu mình lại quay về, một forum bỏ hoang, một blog vắng vẻ, cũng là cùng một cách về lại vườn xưa.
Nhưng riết ráo ra thì VƯỜN XƯA có thể là những gì? Bao gộp cả những gì mơ hồ không thể gọi rõ ra được ấy.
Cơ sở lý luận về cấu trúc trong quan hệ quốc tế – Phần IV
-
Do sự tương tác lẫn nhau giữa các lĩnh vực nên các cấu trúc lĩnh vực vẫn có
sự giao thao và tổng hòa với nhau để hình thành nên cấu trúc tổng thể hay
cấu t...
4 giờ trước