Ngôi nhà – Nơi trú ngụ của trái tim
Tâm lý học nhà ở và nội thất
Tomoda Hiromichi
12. Nội dung và chất lượng của cuộc giao tiếp sẽ khác
nhau tùy thuộc vào khoảng cách khi hai người đứng hay ngồi đối diện trò chuyện
với nhau. (The hidden dimension, Edward T.Hall)…Đối với khu dân cư, khoảng cách
giữa nhà với nhà, giữa nhà với lối đi có liên quan sâu sắc đến vấn đề riêng tư
cá nhân.
22. “nhà bạn chơi thân với nhà nào?” “ba ngôi nhà phía
trước mặt và hai ngôi nhà ở hai bên” nếu lấy đường đi làm trục chính: họ sẽ gặp
nhau ở ngoài đường, trước cửa nhà, khi quét dọn thềm nhà, khi rửa xe ở sân
nhà…và tần suất gặp được cho là khá cao.
28. Ranh giới lãnh thổ của động vật: Nhà - Khu vực tấn
công (không để kẻ thù xâm chiếm) – Khu vực phòng vệ (không để kẻ thù lấy thức
ăn) - Khu vực cảnh báo. (Lãnh thổ của động vật luôn ở dạng hình tròn và có diện
tích rộng: lấy thức ăn và chống xâm nhập)
29. (Nhận thức về không gian và thói quen) Lãnh thổ
chính là ranh giới mà ở trong đó dựa vào việc mọi thứ đã trở nên quen thuộc đến
nỗi bạn có thể làm bất cứ điều gì mà không cần suy nghĩ hay phải tập trung chú
ý.
35. Cảm giác an tâm – cảm nhận của cư dân về phạm vi
lãnh thổ: sử dụng sân chơi, mở cửa…(trong khu nhà – sân chơi giữa các tòa nhà –
phòng cầu thang)
40. Thiết kế sân chơi (khoảng vườn nhỏ) để làm nơi đứng
trò chuyện của các bà nội trợ và nơi vui chơi của các con – giúp không gian vui
chơi gắn bó với khu nhà, trở thành động lực thúc đẩy hoạt động ngoài trời.
43. Trong tòa nhà chung cư, các căn hộ thường có thiết
kế xếp chồng lên nhau, cách xa mặt đất dẫn đến việc phạm vi lãnh thổ của những
căn nhà đó mất đi tính tự nhiên. Nếu có những phương án thiết kế hợp lí để tăng
tính tự nhiên, gần gũi với thiên nhiên thì giá trị tòa nhà sẽ được nâng lên.
62. (Cách sắp xếp hình quả trứng và rào chắn của con
người)
- Rào chắn của con người hơi khác so với rào chắn đồng
tâm của Utraman bởi nó phụ thuộc vào hướng đến. (rào chắn bao bọc con người ở
phía trước rộng rãi, hai bên chật chội còn phía sau thì rộng hơn một chút).
78. (Khoảng cách trò chuyện và bộ bàn ghế liên quan
đến tâm lý hành vi của các kiểu giao tiếp): Sofa là kiểu giao tiếp dựa lưng
và ngồi cách nhau 1,5m. Bàn Kotastu ngồi cách 90cm và không tựa lưng – cho phép
tự do thay đổi khoảng cách bằng cách đẩy ghế lùa ra sau.
81. (Việc bố trí sofa sao cho các thành viên trong gia
đình có thể quây quần bên nhau thì kiểu chữ L phù hợp và thuận tiện hơn khi ngồi
xem Tivi – thay vì phải nhìn nhau trò chuyện thì họ thích được ngồi xem TV cùng
nhau ở phòng khách hơn.)
- Vị trí ngồi của các thành viên trong gia đình: bố ngồi,
mẹ nằm dài và con ngồi dựa trên sàn.
84. (Khoảng cách với ánh nhìn và mối quan hệ giữa con
người với con người)
- Giai đoạn 1: ngồi nhìn ra 1 phía bên chiếc bàn bán
nguyệt – có thể xa, có thể gần.
- Giai đoạn 2: Chiếc ghế xích lại gần nhau
- Nếu 2 người có thể ngồi đối diện nhau và nói chuyện
thật lâu với khoảng cách đó thì mối quan hệ đã bước vào giai đoạn ổn định.
- Không gian sang trọng được giàn dựng kĩ lưỡng (chuẩn
bị kết hôn)
93. Một ngôi nhà vừa cần bảo vệ sự riêng tư của những
thành viên vừa là nơi để giao tiếp, trò chuyện.
93. Về sự trưởng thành của con cái:
- Cảm giác về riêng tư cá nhân và giao tiếp giữa đứa
trẻ 3 tuổi và 15 tuổi là khác nhau.
114. Phòng gác mái với lối vào từ hiên nhà: độc lập
quá mức và nhiều bất tiện nhưng mang lại nhiều ý nghĩa khác nhau – sức hấp dẫn
của phòng gác mái tách rời cuộc sống sinh hoạt thường ngày. “so với việc
chơi ở phòng khách thì ở trên này có gì đó khác khác ấy” (chồng ngủ, con
chơi game trên gác mái – bày bừa rồi chơi một mình hẳn là một chỗ thú vị)
118. (Không gian yêu thích và những cảm nhận):
- Phòng khách rộng, sáng và phòng riêng
124. Mỗi không gian trong nhà đều có những mặt tốt và
mặt xấu đối lập nhau nên quan trọng là người dùng cần phải biết điều chỉnh cho
phù hợp.
125. Ấn tượng tổng thể về không gian bên trong ngôi
nhà là sự rộng rãi. Bắt mắt. Tạo cảm giác mở và thú vị. Cảm giác thư thái. Mới
mẻ. Hay.
127. Tính độc lập và cảm nhận sự yên bình.
128. “Cảm giác như đang ở trong ngôi nhà riêng vậy.”
137. Địa vị của từng thành viên trong gia đình
140. Sự kết hợp của nhiều kiểu không khí: gắn với các
sự kiện quan trọng trong đời người.
142. Các phòng tương ứng với chức năng của nó nên các
thành viên trong gia đình hàng ngày cứ lặp đi lặp lại những hành động giống
nhau trong những không gian được định sẵn, như thể những sinh vật không có trái
tim và suy nghĩ.
- Diễn biến tâm lý con người thường không ổn định. Nếu
mọi hành động giống nhau theo từng vị trí thì bạn sẽ ngạt thở. Hôm nay tâm trạng
tốt nên tôi sẽ đọc báo trong căn phòng đầy nắng. Hôm nay tâm trạng tôi không được
tốt nên muốn được ở một mình trong căn phòng trên gác mái tối và hẹp.
- Nghĩ đến những không gian phù hợp với nhiều loại tâm
trạng cũng là một yếu tố quan trọng cần thiết trong việc thiết kế và xây dựng
ngôi nhà.
170 (Ký ức về những ngôi nhà cổ):
- Nhà bếp: bởi nó ở giữa trung tâm ngôi nhà, giữa khu
vườn, là nơi để đám trẻ con nô đùa.
- Okunoma – không gian trang trọng được sử dụng cho
các dịp lễ tết nên có những kỷ niệm vui và cả những ký ức buồn. .
- Nơi cả gia đình quây quần bên bữa cơm gợi lại nhiều
kỷ niệm vui.
171. (Tầng 2, cầu thang, phòng gác mái): không gian ấn
tượng nhất trong ngôi nhà là những không gian riêng tư hoặc phòng ngủ - nơi
mang lại cảm giác bình yên.
186. Hành lang ngoài thể hiện mối quan hệ mật thiết với
khu vườn.
186. Việc mất đi tính tôn nghiêm của hiên nhà và phòng
khách.
191. (Những vấn đề của nhà ở hiện đại)
- Cấu trúc không gian không rõ ràng: từ cửa đi
trực tiếp vào các phòng – mất đi ý nghĩa của hành lang giữa – cuộc sống sinh hoạt
vẫn thường diễn ra ở đây – các kiểu nhà truyền thống có riêng cho mình một
không gian ấn tượng nhưng nhà hiện đại thì không.
- Đánh mất không gian quây quần tình cảm: (thư
phòng, nơi tiếp khách, sảnh sau lối vào). Nhà ở theo phong cách hiện đại không
có một không gian biểu tượng và mất đi những không gian quan trọng để thể hiện
những cảm xúc nghiêm trang hay buồn bã như vốn có.
- Sự tương tác giữa các thành viên trong gia đình dần
mờ nhạt: khung cảnh mâm cơm truyền thống bên bàn nhỏ - không khí đầm ấm và
sự kết nối cả gia đình. Phòng sinh hoạt chung hiện đại quá rộng làm khoảng cách
các thành viên ngày một lớn.
- Nỗi cô đơn được tạo ra bởi những căn phòng riêng:
219. (30-40 tuổi, sự xa xỉ bảo thủ):
- Ngôi nhà mong ước của những người trong độ tuổi
30-40 tuổi thường một là kiểu hiện đại, hai là thuần túy kiểu Nhật. Ngôi nhà mơ
ước của những bà mẹ tuổi trung niên thường xa hoa hơn cả các bạn sinh viên. Đồng
thời khẳng định sự bảo thủ của họ bởi họ luôn khẳng định chỉ là những ngôi nhà
đã từng được nói đến hoặc từng có trong quá khứ.
Tiêu chuẩn về không gian giữa người vợ và người chồng ở
độ tuổi này có nhiều sự khác biệt:
- Người chồng thường chú tâm đến sự sang trọng của
ngôi nhà và những gì nên giới thiệu khi có khách đến nhà: “Hiên nhà rộng, có
thư phòng, có cá tính, đồ sộ, sàn nhà có thể linh hoạt thay đổi”
- Trong khi đó người vợ lại luôn quan tâm đến chức
năng của từng không gian trong các công việc nhà: “Thiết kế mang tính hiệu
năng; nhiều tủ để đồ; sàn nhà bằng gỗ; hệ thống bếp của Đức”. Đồng thời ở họ có
những niềm ao ước về ngôi nhà y như một không gian để họ trưng bày và triển
lãm.
229. (Ảnh hưởng của truyền thông thị giác): ngôi nhà
có những giấc mơ là những ngôi nhà mà họ muốn sống. “Câu chuyện” ảnh hưởng đến
việc “muốn sống” trong những ngôi nhà có ảnh hưởng như vậy (những câu chuyện họ
từng đọc, bộ phim từng xem)
242. (Ngôi nhà muốn sống bên ngoài). Kiểu hiện đại:
“thường gặp, hiện đại, không gian mở bên trong”
245. (Ngôi nhà muốn sống bên trong). Vẻ đẹp tự nhiên
và có công năng:
- Có ước mơ, hiện đại, phóng khoáng
259. Đó là ngôi nhà nơi chất chứa toàn bộ những ký ức
và ước mơ của ông F, vợ ông và cả nhà thiết kế. Ngôi nhà là nơi sinh sống của
nhiều người mà trong đó mỗi người lại có những ý niệm khác nhau về một ngôi
nhà. Không có giá trị tuyệt đối cho một không gian và thước đo giá trị đó không
ai khác là những người ngắm nhìn không gian đó.